Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nguyên nhân do đâu? mẹ nên ăn gì?

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng cơ bản và quan trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Dinh dưỡng mẹ ăn trong các bữa ăn hàng ngày chính là yếu tố quyết định đến những dưỡng chất mà trẻ hấp thu được qua sữa và sử dụng cho hoạt động của cơ thể. Vậy khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Contents

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nguyên nhân do đâu?

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là tình trạng hệ thống tiêu hóa của trẻ bị các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus tấn công và gây tổn thương sau thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Giống như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh khi sức đề kháng còn yếu, chức năng miễn dịch chưa đủ đáp ứng lại các tác nhân.

Theo thống kê, các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa phổ biến ở trẻ gồm có:

– Virus:

  • Rotavirus là tác nhân hàng đầu gây tiêu chảy và dẫn đến trên 50% ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ.
  • Astrovirus
  • Calicivirus

– Vi khuẩn

  • Trực khuẩn Gram âm Salmonella gây tiêu chảy, co thắt dạ dày ở cả trẻ em và người lớn.
  • E.coli gây tiêu chảy phân lỏng, kiết lị, đi ngoài phân dính máu.
  • Vi khuẩn Shigella gây các bệnh dạ dày, bệnh lỵ
  • Clostridium Difficile gây tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc
  • Ngoài ra còn có Vibrio Parahaemolyticus hay Campylobacter Jejuni

– Ký sinh trùng

  • Giardia Lamblia: tác nhân nổi bật gây nhiễm trùng ruột non
  • Cryptosporidium

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nguyên nhân do đâu? mẹ nên ăn gì?

Cơ chế gây nhiễm trùng đường ruột được tóm tắt như sau: khi các tác nhân xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa thông qua các con đường như thức ăn, nước uống, nước sinh hoạt thường ngày hoặc qua các vật dụng dùng chung, chúng sinh sôi và phát triển nhanh trong đường ruột của trẻ, sản sinh các độc tố tấn công và làm tổn thương, gây ra tình trạng viêm loét ở niêm mạc ruột.

Tùy theo từng loại tác nhân cũng như sức đề kháng của cơ thể trẻ, trẻ có thể có các biểu hiện bao gồm:

  • Quấy khóc, trẻ đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn bụng dữ dội
  • Sốt cao trên 37 độ C
  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều nước, phân lợn cợn hoặc có dính nhầy, dính máu trong phân.
  • Da xanh xao, hốc hác, có dấu hiệu khát nước, mất nước.
  • Trẻ nôn ói sau khi ăn, chán ăn, buồn nôn mỗi khi có đồ ăn.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ bao gồm:

  • Thức ăn mẹ ăn: có thể là thức ăn nguội lạnh, chưa được nấu chín, đồ sống hoặc đồ ăn dễ gây dị ứng, kích thích ruột của trẻ, các loại thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh.
  • Dụng cụ pha sữa, bình sữa của trẻ không được vệ sinh sạch sau mỗi lần trẻ bú, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Sức đề kháng của trẻ kém: trẻ không được bổ sung đủ chất để duy trì chức năng hệ miễn dịch dẫn đến đáp ứng chống lại các tác nhân gây bệnh của trẻ kém hơn.
  • Môi trường chăm sóc trẻ không đảm bảo vệ sinh, làm tỉ lệ trẻ tiếp xúc với nguồn vi khuẩn, virus tăng cao.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột mẹ nên ăn gì?

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn của mẹ chính là biện pháp tối ưu nhất để hạn chế các nhiễm khuẩn đường ruột cho bé. Dưới đây là gợi ý về các nhóm thực phẩm mẹ nên bổ sung khi cho trẻ nhiễm khuẩn bú mẹ:

1. Chế độ ăn “BRAT” tiêu chuẩn giúp ngăn ngừa các vấn đề đường ruột ở trẻ

Nhiều mẹ còn khá xa lạ với khái niệm “BRAT”, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Chế độ ăn BRAT cho mẹ được nhiều chuyên gia và các bác sĩ khuyến cáo trong giai đoạn trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, trong đó:

  • B: là Banana (Chuối)
  • R: là Rice (Gạo, tinh bột)
  • A: là Apple (Táo)
  • T: là Toast (Bánh mì)

Chế độ BRAT chứa hàm lượng đạm và chất béo rất thấp, tương đối dễ tiêu hóa đối với mẹ, đồng thời cũng dễ cho trẻ trong việc hấp thu các dưỡng chất từ sữa. Bên cạnh đó, trong chuối và táo có chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp trẻ ngăn ngừa được tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa, điều chỉnh thể chất phân đặc, giúp bé đi ngoài bình thường hơn. Ngoài ra, đối với trẻ nhiễm khuẩn có dấu hiệu tiêu chảy, chuối chứa kali, natri cũng góp phần bù điện giải rất tốt cho bé.

Bên cạnh 4 nhóm thực phẩm của chế độ BRAT, mẹ có thể thay thế thành một số loại thực phẩm khác cũng có hàm lượng dinh dưỡng tương tự như:

  • Thịt gà (bỏ phần da), trứng gà đã được nấu chín.
  • Đậu nành, đậu trắng.
  • Khoai tây.
  • Bánh quy

Chế độ ăn “BRAT” tiêu chuẩn giúp ngăn ngừa các vấn đề đường ruột ở trẻ

Chế độ ăn “BRAT” tiêu chuẩn giúp ngăn ngừa các vấn đề đường ruột ở trẻ

2. Sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Sữa chua từ lâu đã được biết đến là nhóm thực phẩm đem lại lợi ích rất tốt cho hệ thống tiêu hóa. Sữa chua bổ sung các lợi khuẩn Probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho cả mẹ và bé, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa tiêu chảy và các rối loạn khác khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ cho mẹ là mẹ nên chọn các loại sữa chua ít đường hoặc sữa chua không đường, do hàm lượng đường trong sữa chua nếu quá cao có thể làm tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn ở trẻ bú mẹ trầm trọng hơn.

Sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

3. Bổ sung nhiều nước, các loại rau củ, trái cây ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột

Khi bé bị đau bụng do nhiễm trùng đường ruột, mẹ nên bổ sung nhiều loại rau, củ quả để nâng cao chất lượng sữa, giúp bé bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất có lợi, giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. Tuy vậy, mẹ cũng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm quá nhiều chất xơ mà ít chất dinh dưỡng, không có lợi cho bé như cần tây hay măng.

Ngoài ra, nếu bé bị tiêu chảy, nguy cơ mất nước tăng cao, khi đó, bổ sung nước cho mẹ giúp cấp nước cho trẻ thông qua sữa, giúp bù nước hiệu quả.

Bổ sung nhiều nước, các loại rau củ, trái cây ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột

Bổ sung nhiều nước, các loại rau củ, trái cây ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột

4. Trà hoa cúc kiểm soát các nhiễm khuẩn đường ruột

Trà hoa cúc được nhiều chuyên gia khuyến cáo dùng cho mẹ để kiểm soát các nhiễm khuẩn đường ruột, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy ở bé trong giai đoạn bú mẹ. Trà hoa cúc có tác dụng trung hòa sữa mẹ khá hiệu quả, ngoài ra còn giúp kích thích tạo sữa cho mẹ, giảm đau nhức cơ thể cho mẹ sau sinh hoặc khi bị tắc sữa.

Trà hoa cúc kiểm soát các nhiễm khuẩn đường ruột

Trà hoa cúc kiểm soát các nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột mẹ không nên ăn gì?

Một số nhóm thực phẩm mẹ nên hạn chế sử dụng khi đang trong thời gian cho con bú để tránh làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa cho bé gồm có:

  • Thức ăn chưa được nấu chín, đồ ăn sẵn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn cũ nguội lạnh: là nhóm thực phẩm có nguy cơ tiềm ẩn số lượng lớn vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm một số loại hải sản, đậu phộng khi mẹ ăn có thể dễ gây dị ứng cho con do các chất dinh dưỡng mẹ hấp thu có thể truyền qua sữa.

Xem thêm Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em mẹ không thể bỏ qua

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị làm giảm chất lượng sữa mẹ, hoặc cũng có thể khiến sữa mẹ có mùi nồng khó chịu, bé không bú hoặc gây tiêu chảy, rối loạn hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.
  • Các chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn như cà phê, nước ngọt hay rượu bia là những nhóm thực phẩm mẹ không nên ăn trong thời gian cho con bú, đặc biệt là khi trẻ có vấn đề đường tiêu hóa.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột mẹ không nên ăn gì?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột mẹ không nên ăn gì?

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.