Rối loạn điện giải ở trẻ em có đáng lo? Triệu chứng rối loạn điện giải là gì?

Rối loạn điện giải, hay mất cân bằng điện giải, là một vấn đề sức khỏe có thể gặp phải ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành hay người cao tuổi, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều cha mẹ đã đặt ra câu hỏi, liệu rối loạn điện giải có nguy hiểm và đáng lo ngại ở trẻ nhỏ hay không? Làm thế nào để phát hiện trẻ đang bị rối loạn điện giải nhanh nhất? Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc kể trên. 

Contents

Rối loạn điện giải ở trẻ em có đáng lo?

Trước hết, điện giải trong cơ thể bao gồm các khoáng chất nổi bật như natri, kali, magie, phosphate, clorua cùng một số vi khoáng khác. Điện giải có mặt ở hầu hết mọi vị trí trong cơ thể, trong dịch thể, trong máu hoặc trong nước tiểu.

Đồng thời có trong nhiều loại thực phẩm, nước uống hay các sản phẩm bổ sung hàng ngày cho cơ thể. Chất điện giải phân cực được hòa tan trong dịch thể, mang điện và dễ dàng di chuyển qua lại màng tế bào, có tác dụng ổn định cân bằng dịch nội môi.

Rối loạn điện giải ở trẻ em có đáng lo? Triệu chứng rối loạn điện giải là gì?

Rối loạn điện giải ở trẻ em mức độ nhẹ thường ít gây ra các ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy vậy, nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện tình trạng mất cân bằng điện giải mà để kéo dài ở bé, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé, đặc biệt trên các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng, có thể tử vong.

Xem thêm Rối loạn điện giải là bệnh gì? Các triệu chứng của rối loạn điện giải

Rối loạn điện giải ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Mỗi loại chất điện giải có thể mất cân bằng, tăng hoặc giảm nồng độ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn điện giải ở trẻ em:

1. Rối loạn nồng độ Natri ở trẻ em

– Nguyên nhân gây tăng Natri: Do mẹ cho bé ăn quá nhiều muối, nhiều gia vị trong bữa ăn, gây ảnh hưởng đến thể tích huyết tương. Ngoài ra, ăn quá nhiều muối cũng có thể ảnh hưởng đến vị giác của trẻ, tăng giữ nước và có thể gây ra một số biến chứng mắc kèm.

– Nguyên nhân gây giảm Natri:

  • Do bẩm sinh bé bị thiểu năng tuyến vỏ thượng thận
  • Bé bị say nắng, sốt cao gây mất nước, mất muối hoặc bé vận động nhiều, làm natri tăng thải qua nước tiểu, qua mồ hôi.
  • Một số trường hợp trẻ bị tổn thương chức năng ống thận, hoặc sử dụng các thuốc lợi tiểu làm tăng mất điện giải.

2. Trẻ em rối loạn nồng độ Kali

  • Nguyên nhân gây tăng Kali: gây ra khi bé bị bỏng nặng hoặc suy giảm chức năng vỏ thượng thận, một số bé bị tiêu cơ vân hoặc suy thận.

Rối loạn điện giải ở trẻ em có đáng lo?

Rối loạn điện giải ở trẻ em có đáng lo?

  • Nguyên nhân gây giảm Kali: có liên quan đến việc sử dụng thuốc lợi tiểu ở một số trẻ, đặc biệt là các thuốc lợi tiểu thải kali hoặc một số bé đang được điều trị với Corticoid.

3. Trẻ rối loạn nồng độ Magie

Nồng độ Magie trong cơ thể thường bị mất cân bằng trong một số trường hợp liên quan đến trẻ có các bệnh lý thận, hoặc liên quan đến các trường hợp dưới đây:

  • Bé bị suy tim bẩm sinh hoặc suy tim mắc phải
  • Trẻ tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • Trẻ nhỏ mắc hội chứng kém hấp thu, cơ thể gầy yếu, suy dinh dưỡng
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian kéo dài.

Xem thêm Trẻ 4 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ phải làm thế nào?

4. Rối loạn Calci ở trẻ em

Nồng độ Calci bị mất cân bằng gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Bởi Calci đóng vai trò quan trọng để giúp hệ xương, răng phát triển toàn diện, giảm co cơ xương, giúp duy trì ổn định huyết áp. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn nồng độ Calci ở trẻ có thể kể đến như:

  • Trẻ dùng thuốc kháng acid, mắc các bệnh đường phổi.
  • Bé kém hấp thu.

Xem thêm Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất cho trẻ lời khuyên từ bác sĩ

5. Trẻ rối loạn nồng độ Phosphat và Clorua

  • Một số nguyên nhân như suy thận, trẻ chán ăn hoặc mất nước do sốt cao, do bỏng hoặc do tiêu chảy có thể dẫn đến tăng hoặc giảm nồng độ Clo trong cơ thể.
  • Trẻ bị bỏng hoặc cường cận giáp có thể dễ bị giảm nồng độ Phosphat. Ngược lại, một số trẻ mắc bệnh lý thận hoặc giảm chức năng cận giáp làm tăng cao nồng độ Phosphat trong cơ thể.

Rối loạn điện giải ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Rối loạn điện giải ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Triệu chứng rối loạn điện giải ở trẻ em

Các dấu hiệu khi mất cân bằng điện giải ở mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm thể trạng của từng bé cũng như mức độ ảnh hưởng của các tác nhân. Dưới đây là các dấu hiệu giúp hỗ trợ cha mẹ phát hiện rằng trẻ có đang bị rối loạn điện giải hay không:

  • Cơ thể bé mất sức, cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc: khá dễ nhận thấy, mà nguyên nhân chính là do thiếu hụt nồng độ magie, trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua các loại thức ăn như ngũ cốc nguyên cám, hải sản, thịt gia cầm,…
  • Nhịp tim, nhịp thở bị rối loạn: do rối loạn nồng độ kali và natri, gây ra tình trạng co thắt cơ tim bị rối loạn, nhịp tim không ổn định, có thể gây yếu cơ, nguy hiểm hơn có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
  • Trẻ thấy ngứa lòng bàn tay, ngón chân: tình trạng này có liên quan đến rối loạn nồng độ calci trong cơ thể, trẻ dễ bị ngứa râm ran phía bàn tay, bàn chân, ngứa môi lưỡi, cũng có thể gây co giật nếu bị rối loạn nghiêm trọng.
  • Biểu hiện của tình trạng mất nước: trẻ mất cân bằng điện giải, đặc biệt đối với trẻ hay bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, trẻ sốt cao hoặc nôn ói nhiều, thường đi kèm với các dấu hiệu mất nước. Mất nước ở trẻ có thể phát hiện qua tình trạng da khô, mắt miệng khô, da kém đàn hồi, trẻ khát nước, có thể lờ đờ, nặng hơn là hôn mê, co giật. Với tình trạng này, cha mẹ nên chú ý bù nước bù khoáng cho bé bằng Oresol, hoặc sử dụng các loại men vi sinh để bù khoáng, tăng sức đề kháng cho bé để làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Triệu chứng rối loạn điện giải ở trẻ em

Triệu chứng rối loạn điện giải ở trẻ em

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.