Bé tiêu chảy, sốt, ớn lạnh nguyên nhân do đâu? cách trị tiêu chảy đi ngoài nhiều lần ở trẻ sơ sinh là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Để giúp các cha mẹ có thêm kiến thức, cách xử trí hiệu quả và an toàn nhất trong trường hợp này. Bài viết dưới đây xin đưa ra một số thông tin vô cùng hữu ích dưới đây.
Contents
Bé tiêu chảy, sốt, ớn lạnh có biểu hiện gì?
Bé tiêu chảy, sốt, ớn lạnh đa số là triệu chứng của các bất thường tại đường tiêu hóa, với các dấu hiệu sau:
Bé bị tiêu chảy, sốt, ớn lạnh nguyên nhân do đâu? Cách trị đi ngoài cho trẻ sơ sinh
- Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày; đi ngoài phân lỏng, sủi bọt, có nhầy, thậm chí có thể có máu.
- Trẻ đau quặn bụng từng cơn kèm theo tiêu chảy (trên 3 lần/ngày)
- Trẻ sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi
- Trẻ có thể bị buồn nôn, nôn trớ
Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các biểu hiện trẻ bị mất nước: mệt mỏi, biếng ăn, cơ thể suy kiệt, da khô, khô mắt, khô miệng. Mất nước nặng có thể khiến trẻ li bì, hôn mê.
Bé tiêu chảy, sốt, ớn lạnh có biểu hiện gì?
Xem thêm Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Nguyên nhân, cách chăm sóc trẻ bị cảm.
Bé bị tiêu chảy, sốt, ớn lạnh nguyên nhân do đâu?
Tiêu chảy, sốt, ớn lạnh ở trẻ em là triệu chứng nguy hiểm, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra hướng xử trí càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, sốt, ớn lạnh:
1. Trẻ bị tiêu chảy, sốt, ớn lạnh do virus
Tác nhân thường gặp là virus Rota, đây là chủng virus gồm có 7 nhóm; trong đó nhóm A chủ yếu gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, nhóm B và nhóm C gây tiêu chảy ở trẻ lớn và người trưởng thành. Virus Rota có khả năng lây nhiễm cao do chúng có thể sống lâu trong nước, lây nhiễm qua đường phân, miệng và các đồ vật trẻ tiếp xúc. Virus này tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ gây ra các triệu chứng tiêu chảy, sốt, ớn lạnh; nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ bị tiêu chảy, sốt, ớn lạnh do virus
Xem thêm Trẻ bị sốt lúc nóng lúc lạnh phải làm sao?
2. Trẻ bị tiêu chảy, sốt, ớn lạnh do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
Khi trẻ ăn phải các thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh, chứa các vi khuẩn gây tiêu chảy như: Salmonella, clostridium, tụ cầu,… Hoặc khi trẻ ăn phải các thực phẩm bị mốc có chứa nấm, các thực phẩm còn sống chứa vi khuẩn E.coli, nhiều giun sán,…Khi các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể, kích thích các mô tại đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt cao kèm theo ớn lạnh.
Xem thêm Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em có đáng lo? Giải pháp từ bác s
Trẻ bị tiêu chảy, sốt, ớn lạnh do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
3. Trẻ bị tiêu chảy, sốt, ớn lạnh là biểu hiện của một số bệnh lý đường tiêu hóa
Một số bệnh lý đường tiêu hóa khiến trẻ có triệu chứng tiêu chảy, sốt, ớn lạnh như:
- Lồng ruột: là tình trạng đoạn ruột trượt ra khỏi vị trí ban đầu và lồng vào một đoạn ruột khác gây ra các triệu chứng như: tiêu chảy, sốt, ớn lạnh kèm theo buồn nôn và nôn, cơ thể nhợt nhạt, tim đập nhanh, hơi thở gấp.
- Tắc ruột: tình trạng tắc ruột có thể gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi đến 2 tuổi gây cản trở lưu thông máu tới ruột, trẻ có biểu hiện tiêu chảy, sốt. Tình trạng này kéo dài có thể gây hoại tử ruột, vỡ ruột, thậm chí là tử vong.
- Viêm đại tràng ở trẻ em: là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm, do nhiều nguyên nhân: chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ ăn quá no gây quá tải cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của trẻ bị yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh hoặc do lạm dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh,…
Trẻ bị tiêu chảy, sốt, ớn lạnh là biểu hiện của một số bệnh lý đường tiêu hóa
Tình trạng bé tiêu chảy, sốt, ớn lạnh có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng tiêu chảy, sốt, ớn lạnh kéo dài, không được điều trị kịp thời và chăm sóc trẻ đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng:
- Trẻ bị co giật
- Trẻ bị sốc phản vệ
- Trẻ hôn mê, li bì
- Trẻ có thể bị suy thận
- Trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong
Tình trạng bé tiêu chảy, sốt, ớn lạnh có nguy hiểm không?
Cách trị đi ngoài cho trẻ sơ sinh?
Nếu trẻ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn có thể bú mẹ hoặc ăn uống bình thường, cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà:
- Với trẻ còn đang bú mẹ: mẹ cần tăng cường việc cho trẻ bú để bù lại lượng nước và điện giả đã mất, bù năng lượng và dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Với trẻ đã ăn dặm: mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, kể cả nước lọc, nước ép trái cây hay nước ép rau củ để bù lượng chất lỏng đã mất, bổ sung nhiều vitamin cho trẻ. Cho trẻ uống oresol để bù chất điện giải nhưng cần đảm bảo đúng liều lượng và cách pha theo hướng dẫn trên bao bì.
- Nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa
- Cho con nghỉ ngơi, mặc đồ mỏng, dễ chịu, chườm khăn để giúp trẻ hạ nhiệt
- Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, các vật dụng, ti giả, đồ chơi của trẻ.
- Vệ sinh cơ thể trẻ, thay bỉm tã thường xuyên tránh để trẻ bị hăm tã.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng men tiêu hóa, thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ.
Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức khi trẻ có các dấu hiệu nặng như:
- Trẻ rất khát nước, khóc không ra nước mắt
- Trong vòng 6 giờ, trẻ đi ngoài trên 8 lần
- Trẻ đau bụng quằn quại, nôn mửa nhiều
- Trẻ sốt liên tục trên 38,5 độ C, cơ thể trẻ yếu ớt, li bì, hôn mê
- Bệnh kéo dài, sau 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm
Cách trị đi ngoài cho trẻ sơ sinh?
Men vi sinh Amano Enzym Gold – hỗ trợ bé tiêu chảy, sốt, ớn lạnh
Men vi sinh Amano Enzym Gold là sản phẩm được thiết kế cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bổ sung các lợi khuẩn dạng bào tử cùng nhiều enzym tiêu hóa giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột, giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Đồng thời bổ sung thêm DHA, lysin, các vitamin nhóm B, D và nhiều khoáng chất thiết yếu giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật, trẻ ăn ngon miệng hơn.
Men vi sinh Amano Enzym Gold – hỗ trợ bé tiêu chảy, sốt, ớn lạnh
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa