Khi nào cho bé ăn cơm: Thực đơn chuẩn và thời điểm đúng

Khi nào cho bé ăn cơm thì phù hợp? Thế giới của bé bắt đầu thú vị hơn khi có nhận thức về đồ ăn. Khi bé lớn hơn, cha mẹ bắt đầu tập cho bé những món ăn mới. Và cơm là một món không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của bé. Vậy khi nào cho bé tập ăn cơm và thực đơn kèm theo có những gì? Bài viết sẽ cùng cha mẹ giải đáp những thắc mắc trên.

Contents

Khi nào cho bé ăn cơm?

Trong bữa cơm của người việt luôn có sự xuất hiện của cơm. Vì thế, đứa bé nào cũng sẽ được học cách ăn cơm. Tuy nhiên, cha mẹ lại chưa lựa chọn được thời điểm đúng để cho bé tập ăn cơm. Sai lầm đó có thể dẫn đến hậu quả xấu đối với sức khỏe của trẻ.

Bé ăn cơm sớm có tốt không?

Rất nhiều phụ huynh cho bé tập ăn cơm từ sớm dù rằng con đang trong thời gian ăn dặm, răng mọc chưa đủ. Và nạn nhân bị tổn thương chính là hệ tiêu hoá của bé. Khi này, hệ tiêu hoá của bé còn chưa phát triển hoàn thiện. Nó dẫn đến cái hậu quả như: rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, viêm dạ dày,… Vì cơm quá cứng khi bé chưa mọc đủ răng. Vì vậy bé ngậm cơm, không chịu nhai nuốt. Bé dần dần hình thành thói quen xấu và biếng ăn.

Khi nào cho bé ăn cơm
Khi nào cho bé ăn cơm

Khi nào cho bé ăn cơm

Hơn nữa, đối với trẻ dưới 1 tuổi thì thức ăn chính vẫn là sữa mẹ. Nhưng nếu bé ăn cơm, bụng bé sẽ nhanh no và bú ít hơn. Lượng sữa cũng do vậy mà giảm đi, lâu dần trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Vậy khi nào cho trẻ ăn cơm: không nên cho bé ăn cơm sớm mẹ nhé!

Khi nào cho bé ăn cơm – trẻ từ 19 tháng tuổi

Thời điểm thích hợp để trẻ ăn cơm đó là 19 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, bé có thể đã mọc được 16 chiếc răng. Khi đó mẹ bắt đầu cho con tập ăn cơm tán nhuyễn và cơm nhão. Khi bé cứng hơn (24 tháng tuổi) và đã có được 20 chiếc răng, mẹ có thể cho bé tập ăn cơm mềm. Vì lúc này, bé đã tập được thói quen nhai nát thức ăn trước đó. Tuy nhiên mẹ nên chuẩn bị thức ăn dễ nhai hoặc thái nhỏ ra cho bé.

https://youtu.be/PXpbiTpvSoA

Khi nào cho bé ăn cơm: Thực đơn chuẩn và thời điểm đúng

Chọn đúng thời điểm tập ăn cho bé sẽ giúp bé hứng thú với ăn uống. Bởi, mỗi bữa ăn sẽ là một điều bất ngờ, điều hay ho để bé khám phá. Và trong khi tập ăn mẹ cũng tập cho bé thói quen ăn đúng bữa, không nên kéo dài quá lâu.

Cách cho bé ăn cơm đúng cách

Bên cạnh vấn đề khi nào cho bé ăn cơm thì mẹ cần lưu ý đến cách tập ăn cơm cho trẻ. Bởi, nó ảnh hưởng đến thói quen ăn uống sau này và sự hứng thú với đồ ăn của bé. Ở giai đoạn đầu, mẹ nên cho bé tập ăn cơm nát, sau đó mới cho bé ăn cơm bình thường. Mẹ cần đảm bảo cơm phải được nấu chín hoàn toàn, đủ mềm để bé dễ ăn.

Khi nào cho bé ăn cơm - cơm cho bé mới tập ăn
Khi nào cho bé ăn cơm – cơm cho bé mới tập ăn

Khi nào cho bé ăn cơm – cơm cho bé mới tập ăn

Thêm nữa, bữa ăn nên kéo dài 30 phút để tạo nếp ăn uống tự giác cho trẻ. Và khi con không hứng thú với món ăn nào trong bữa ăn mẹ không nên ép. Khi ép ăn, bé sẽ cảm thấy ức chế và chán ăn. Khi tập ăn cho bé mẹ cũng cần phải kiên nhẫn, không vội bắt bé ăn cơm ngay. Quá nóng vội có thể khiến bé sợ hãi bà không muốn ăn cơm.

Khi nào cho bé ăn cơm: thực đơn chuẩn

Trong khi tập cho bé ăn cơm cần có thêm những món ăn khác làm tăng sự hấp dẫn của bữa ăn. Và cũng để bé có đủ chất dinh dưỡng.

Loại gạo tốt cho bé bắt đầu tập ăn cơm

Bên cạnh thắc mắc khi nào cho bé ăn cơm mẹ cũng cần lựa chọn loại gạo phù hợp cho bé. Hiện nay, có nhiều loại gạo tốt cho sức khoẻ hơn so với gạo truyền thống. Các phụ huynh nên cân nhắc lợi ích của các loại gạo này đối với sức khỏe của trẻ để đưa ra sự chọn lựa.

Ví dụ: gạo lứt ngoài việc cung cấp tinh bột nó còn cung cấp chất xơ và protein. Một số loại gạo hoang dã -ngũ cốc nguyên hạt- có protein gấp 3 lần gạo thường và giàu chất xơ. Gạo trắng, loại gạo này chủ yếu cung cấp tinh bột. Do xay xát lớp cám và mầm đã bị loại bỏ, vitamin và chất xơ cũng bị tách theo. Mẹ có thể tham khảo một số loại gạo trên để cho bé tập ăn.

Bữa ăn phong phú đủ chất cho trẻ

Cho bé tập ăn cơm nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất. Trong mỗi bữa ăn, nên có đầy đủ món như cơm (tinh bột), rau xanh (chất xơ), thịt cá (chất đạm),… Bởi nếu bữa ăn chỉ có mỗi cơm bé sẽ cảm thấy vô cùng nhàm chán. Và điều đó còn khiến bé bị thiếu chất.

Khi nào cho bé ăn cơm: thực đơn chuẩn
Khi nào cho bé ăn cơm: thực đơn chuẩn

Khi nào cho bé ăn cơm: thực đơn chuẩn

Bữa ăn không nhất thiết là loại bỏ hoàn toàn gia vị. Mẹ lo lắng bé chưa ăn được gia vị. Tuy nhiên ở độ tuổi bắt đầu tập ăn cơm thì bé có thể ăn thêm gia vị. Vì vậy, mẹ hãy nêm thêm một ít gia vị để tăng sự thơm ngon nhưng phải sử dụng muối một cách tiết chế.

Một số thực đơn cho bé ăn cơm

Dưới đây là một số thực đơn theo bữa mẹ có thể tham khảo:

+ Bữa sáng: 2 lát bánh mì mềm, 1 quả trứng ốp la, một cốc sữa. Hoặc ngũ cốc và sữa tươi. Cháo thịt bằm hoặc cháo sườn có thêm ít củ cắt nhỏ,…

+ Bữa phụ: Nước ép trái cây, hoặc hoa quả, sữa chua, bánh flan,…

+ Bữa trưa: Cơm nát (bé mới tập ăn), rau củ hầm sườn, thịt kho tàu. Hoặc cơm nát, canh, thịt gà hầm,…

+ Bữa xế: cho bé ăn vặt nhẹ nhàng bằng hoa quả, hoặc một cốc hoa nước ép, hoặc cốc sữa,..

+ Bữa tối: Cơm nát, thịt kho trứng, rau xào. Hoặc cơm nát, canh rau, súp gà, cá rán,…

Khi nào cho bé ăn cơm: một số lưu ý

Khi nào cho bé ăn cơm cũng đi kèm theo một số lưu ý. Trong giai đoạn bắt đầu tập ăn thường có một số khó khăn và điều không mong muốn xảy ra. Vì thế, mẹ cần nắm một số những lưu ý dưới đây để cho bé tập ăn cơm dễ dàng hơn.

Tránh để bé bị nghẹn khi ăn cơm

Khi nào cho bé tập ăn cơm mẹ cũng cần để ý tránh việc bé bị nghẹn. Gạo được liệt vào danh sách nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ 24 tháng tuổi. Cách để giảm thiểu rủi ro trên là nấu chín và nghiền nát đúng cách.

Tư thế ngồi đúng cách khi bé tập ăn
Tư thế ngồi đúng cách khi bé tập ăn

Tư thế ngồi đúng cách khi bé tập ăn

Đồng thời, tư thế ngồi ăn cũng là cách rất tốt giúp bé tránh bị nghẹn. Bé nên được ngồi trong ghế chuyên dùng cho ăn của trẻ. Trong bữa ăn, mẹ không để bé nằm ra hay bế đi ăn rong. Không gian cho bé ăn thoáng mát, không để bé ăn trong xe đầy hoặc xe hơi.

Không ép trẻ ăn quá nhiều

Khi tập làm quen với một vấn đề mới chúng ta luôn cần thời gian. Và với trẻ cũng vậy, để quen dần thói quen ăn uống cũng khá nhiều thời gian. Trong buổi đầu tập ăn cơm, mẹ nên để bé tự lựa chọn lượng cơm bé ăn cùng với các món ăn khác.

Khoảng thời gian đầu, bé có thể sẽ không thích ăn cơm và ăn ít hơn bình thường. Dẫn đến tình trạng cân nặng sụt giảm. Lúc này, mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề đó. Vì sau khi quen với việc ăn cơm bé lấy lại được sức ăn và cân nặng sẽ tăng trở lại.

Cho bé sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiêu hoá

Những ngày đầu tập ăn bé có thể cảm thấy hơi khó tiêu, do dạ dày chưa quen co bóp và tiêu hoá cơm. Vấn đề này sẽ được giải quyết khi có cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold. Trong cốm tiêu hoá có chứa các enzym tiêu hoá. Nó có chức năng tham gia vào việc phân cắt thức ăn trong đó có tinh bột. 

Amano Enzym Gold giúp bé ngon miệng
Amano Enzym Gold giúp bé ngon miệng

Ngoài ra, các thành phần có trong cốm tiêu hoá như: lời khuẩn, khoáng chất, vitamin B, DHA,… Chúng giúp cải thiện tình trạng ăn kém, rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Sau khi sử dụng cốm tiêu hoá, bé ăn ngon miệng, ngủ ngon hơn, trí tuệ phát triển và chiều cao cân nặng đạt chuẩn. Vì thế khi nào cho bé ăn cơm thì mẹ nên cân nhắc cho bé sử dụng cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold mẹ nhé.

Như vậy, mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi khi nào cho bé ăn cơm. Và khi tập ăn cơm thì bữa ăn cũng cần phải được đảm bảo dinh dưỡng. Tập ăn cơm đúng cách sẽ giúp bé có thói quen ăn uống lành mạnh và phát triển tốt.

Meta: Khi nào cho bé ăn cơm thì phù hợp? Nếu cho bé ăn cơm quá sớm sẽ không tốt cho sức khỏe. Trẻ nên tập ăn cơm khi đã mọc đủ răng và trong độ tuổi được các chuyên gia khuyến cáo.

>> Xem thêm: Bé nhẹ cân nên bổ sung gì?

>> Xem thêm: 7 cách tăng chiều cao cho bé

>> Xem thêm: Bé nhẹ cân nguyên nhân do đâu?

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.