Bé nhẹ cân là trăn trở của nhiều bậc cha mẹ. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân, có thể từ chế độ ăn chưa hợp lý hay do cơ địa của bé. Nếu nguyên nhân là do dinh dưỡng, việc bổ sung dưỡng chất đúng, đủ là vô cùng cần thiết để giải quyết vấn đề. Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bé nhẹ cân nên bổ sung gì và đưa ra gợi ý về những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng.
Contents
Dấu hiệu bé nhẹ cân
Trước khi bắt tay vào giải quyết vấn đề, mẹ cần hiểu rõ được bé nhẹ cân là như thế nào. Có những trường hợp bé hoàn toàn phát triển bình thường nhưng do cân nặng không như mong muốn nên mẹ vội vàng nhận định con nhẹ cân và nhồi cho con ăn bằng được. Nếu mẹ đã nghiêm túc tìm hiểu về vấn đề này, hãy dựa vào đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng.
Làm thế nào để biết bé nhẹ cân?
Bé nhẹ cân hay chính xác là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân được định nghĩa là trẻ có cân nặng thấp hơn so với đa số trẻ cùng lứa tuổi. Thống kê tại Việt Nam cho thấy, gần 14% trẻ dưới 5 tuổi đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Để đánh giá con bạn có nằm trong số này hay không có thể dựa vào Bảng cân nặng tiêu chuẩn cho trẻ của Bộ Y tế hoặc ước tính dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI.
Xem thêm BÉ NHẸ CÂN DO ĐÂU? CHẾ ĐỘ ĂN NÀO GIÚP BÉ TĂNG CÂN NHANH CHÓNG
Cách số 2 tính theo BMI chỉ áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Mẹ cần thực hiện những bước sau đây:
Bước 1. Đo cân nặng (kilogram) và chiều cao (mét) của con.
Bước 2. Tính giá trị BMI theo công thức
BMI = cân nặng / (chiều cao x chiều cao)
Bé nhẹ cân nên bổ sung gì? Những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng
Bước 3. Áp vào biểu đồ theo tuổi và đọc kết quả
Nhìn biểu đồ, mẹ có thể thấy 4 vùng theo các màu như sau:
Vùng trắng: Thiếu cân
Vùng xanh: Sức khỏe dinh dưỡng tốt
Vùng vàng: Nguy cơ béo phì
Vùng đỏ: Béo phì
Để đọc kết quả mẹ làm như sau:
Từ giá trị BMI của trẻ, mẹ đánh dấu 1 điểm trên trục BMI và qua đó kẻ 1 đường thẳng vuông góc với trục này. Từ giá trị tuổi của trẻ, mẹ cũng làm tương tự, kẻ 1 đường thẳng vuông góc với trục tuổi. Hai đường này cắt nhau tại vùng nào thì đó chính là tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Những công cụ này sẽ giúp mẹ sơ bộ xác định được vấn đề của bé. Tuy nhiên, để chắc chắn mẹ hãy đưa trẻ đi khám dinh dưỡng hoặc có thể liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777 các Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.
Xem thêm Bé 10 tháng tuổi không chịu ăn cháo những lưu ý khi cho bé ăn mẹ cần biết
Bé nhẹ cân do đâu?
Đây là một câu hỏi quan trọng. Để tìm ra giải pháp triệt để cần xác định được bé nhẹ cân do đâu. Nhìn chung có thể chia nguyên nhân thành 2 nhóm. Thứ nhất do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Thứ hai là do cơ địa của trẻ. Dưới đây là những yếu tố chính mẹ cần chú ý.
– Chế độ ăn thiếu chất, thiếu năng lượng
Trẻ sẽ không tăng cân được nếu nguyên liệu đầu vào không đủ. Điều này chắc chắn mẹ nào cũng rõ. Có 4 nhóm chất quan trọng cho sức khỏe. Đó là bột đường, chất đạm, chất béo, và vitamin-khoáng. Các thành phần này có những chức năng riêng và đồng thời chúng cũng kết hợp với nhau để duy trì sức khỏe cho cơ thể.
Bé nhẹ cân do chế độ ăn thiếu chất
Ví dụ vai trò nổi bật của chất bột đường là cung cấp năng lượng, chất đạm là tạo khối cơ, chất béo là giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu, vitamin-khoáng là tham gia vào các quá trình chuyển hóa. Nếu chế độ ăn hàng ngày của trẻ thiếu bất cứ thành phần nào, trẻ sẽ không tăng trưởng tốt.
Thiếu năng lượng là hậu quả của chế độ ăn thiếu chất. Hoặc một số trẻ có nhu cầu năng lượng cao hơn do hoạt động quá nhiều cũng dẫn tới năng lượng không đủ. Năng lượng cần cho mọi hoạt động của cơ thể. Khi đó, năng lượng nạp vào ít hơn năng lượng tiêu hao, trẻ cũng sẽ không tăng cân được.
– Trẻ kém hấp thu
Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bé nhẹ cân. Có những trẻ ăn tốt vẫn không tăng cân được. Điều này tưởng chừng vô lý nhưng hoàn toàn có thể xảy ra khi trẻ kém hấp thu.
Hệ tiêu hóa là con đường chính đưa chất dinh dưỡng từ thực phẩm vào nuôi sống cơ thể. Những gì trẻ ăn vào sẽ trở nên vô nghĩa khi chúng không được hấp thu. Có nhiều yếu tố làm giảm khả năng hấp thu của ruột. Chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh, thiếu men tiêu hóa hay đường ruột bị tổn thương. Những tình trạng này gần như trẻ nào cũng từng gặp phải. Nguyên nhân là do trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện. Cùng với đó là trẻ có sức đề kháng kém nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
Xem thêm CÁCH NẤU CHÁO ĂN DẶM CHO BÉ 9 THÁNG VỪA NGON VỪA ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG CHO MẸ
Chung quy lại sức khỏe hệ tiêu hóa là yếu tố quan trọng quyết định tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Một chế độ ăn đầy đủ nhưng đường ruột kém hấp thu thì cũng cho kết quả là bé nhẹ cân.
– Trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn có thể coi là một nguyên nhân độc lập hoặc là hệ quả của hai vấn đề kể trên.
Trẻ biếng ăn dẫn đến thiếu chất và ngược lại không đủ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân của biếng ăn. Tương tự như vậy, trẻ biếng ăn ảnh hưởng đến tiêu hóa và tình trạng tiêu hóa cũng quyết định cảm giác ngon miệng của trẻ.
Bé nhẹ cân do biếng ăn
Chiều thuận tương đối dễ nhận thấy, nhưng còn chiều nghịch thì sao? Mẹ có thể hiểu đơn giản thế này. Các chất dinh dưỡng giúp cơ thể trong trạng thái ổn định. Do đó, khi thiếu chất, một số chức năng bình thường sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ, kẽm, lysine, vitamin nhóm B là ba thành phần quan trọng giúp tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ. Nên khi trẻ bị thiếu các chất này thường ăn không ngon và trở nên biếng ăn.
Thật khó để xác định bé nhẹ cân do một yếu tố nào mà thường là sự kết hợp nhiều yếu tố, tạo thành vòng xoắn. Việc nhận ra được các vấn đề trẻ đang gặp phải sẽ giúp mẹ tìm ra được giải pháp một cách triệt để.
Bé nhẹ cân nên bổ sung gì?
Cuối cùng sau khi tìm ra được các nguyên nhân thì đây là lúc mẹ bắt tay vào giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số gợi ý dành cho mẹ.
– Dinh dưỡng cân đối
Dinh dưỡng cân đối sẽ khắc phục được vấn đề thiếu chất. Có 4 nhóm chất chính mẹ cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày của con là bột đường, chất đạm, chất béo, và vitamin-khoáng.
Chất bột đường bao gồm gạo (cơm, cháo, bún, mì), ngô, khoai, các loại ngũ cốc khác. Chất đạm có thể lấy từ các nguồn thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, cá, hải sản, đậu phụ, trứng hay vừng, lạc. Chất béo bao gồm dầu thực vật hoặc mỡ động vật. Và cuối cùng là vitamin-khoáng từ rau củ quả.
Để biết được chính xác lượng thực phẩm trẻ cần nạp vào, mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng quốc gia dành cho trẻ.
– Sữa cao năng lượng
Đối với bé suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mẹ có thể cân nhắc sử dụng sữa cao năng lượng. Đây thực chất là sữa công thức có năng lượng cao khoảng 100Kcal/100ml, so với sữa thông thường là 60-70Kcal/100ml.
Sữa cao năng lượng cho bé nhẹ cân
Sữa cao năng lượng có tác dụng cung cấp năng lượng cho trẻ do chế độ ăn không hết suất hoặc trẻ thiếu năng lượng so với nhu cầu. Việc cho trẻ uống loại sữa này sẽ giúp trẻ nhận được nhiều năng lượng hơn trong khi chỉ cần uống một lượng sữa vừa phải. Điều này thực sự có ý nghĩa với những bé biếng ăn.
Tuy nhiên, mẹ không nên quá phụ thuộc vào sữa cao năng lượng. Đây thực chất chỉ là giải pháp tạm thời, áp dụng trong trường hợp bé suy dinh dưỡng nặng. Về lâu dài, nguồn năng lượng lấy từ các thực phẩm chính vẫn tốt hơn và đủ dinh dưỡng hơn là sữa.
– Thực phẩm tốt cho tiêu hóa: probiotics, chất xơ, enzyme tiêu hóa tự nhiên
Hệ tiêu hóa là yếu tố quan trọng giúp bé hấp thu tốt dưỡng chất. Do đó, việc bổ sung cho bé nhẹ cân những thực phẩm tốt cho tiêu hóa là cần thiết. Một số cái tên trong nhóm này là men vi sinh hay lợi khuẩn probiotics, chất xơ, enzyme tiêu hóa.
Probiotics là những vi khuẩn có lợi. Chúng sống ký sinh trong đường ruột và đem đến cho hệ tiêu hóa những lợi ích nhất định. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh, bảo vệ đường ruột trước sự tấn công của độc tố, sản xuất enzyme hỗ trợ tiêu hóa và tạo ra các acid béo chuỗi ngắn SCFA có vai trò chống lại tác nhân gây viêm và ung thư ruột. Như vậy, men vi sinh probiotics sẽ giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Chất xơ cũng là một nhóm rất tốt cho tiêu hóa. Mặc dù giá trị dinh dưỡng gần như bằng không, nhưng chất xơ lại là trợ thủ đắc lực giúp bé đại tiện dễ dàng, loại bỏ độc tố ra khỏi đường ruột và phòng tránh được các vấn đề khó tiêu, táo bón. Một số loại chất xơ như pectin, FOS, GOS, Fibregum còn là thức ăn cho lợi khuẩn. Chúng được gọi là prebiotics. Việc bổ sung các prebiotics thường xuyên sẽ giúp cộng đồng vi sinh vật đường ruột phát triển tốt. Do đó, thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa.
Cuối cùng, mẹ có thể cần dùng đến enzyme tiêu hóa hay men tiêu hóa cho bé. Bé nhẹ cân do kém hấp thu thì men tiêu hóa càng có vai trò quan trọng. Chúng sẽ giúp phân cắt thức ăn thành dạng dễ hấp thu để vào được bên trong cơ thể. Mỗi loại thực phẩm sẽ được các loại enzyme khác nhau xử lý. Ví dụ chất bột đường bị thủy phân bởi amylase hay maltase để tạo thành đường đơn giản. Chất đạm chịu tác động của protease cho ra những amino acid, hay chất béo được phân cắt bởi lipase tạo nên acid béo và glyceride.
Tất cả các sản phẩm này đều ở dạng kích thước nhỏ nên được hấp thu dễ dàng qua đường ruột. Sau khi vào máu, mỗi chất lại đi thực hiện những vai trò khác nhau như tạo năng lượng, tạo khối cơ, tham gia vào cấu trúc tế bào,… Như vậy men tiêu hóa giải quyết được điểm mấu chốt, đó là bước hấp thu, giúp trẻ có đủ năng lượng và dưỡng chất để tăng cân tốt.
Bé nhẹ cân nên bổ sung men tiêu hóa
Để sử dụng men tiêu hóa cho bé hiệu quả, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế. Việc dùng sai cách có thể không cho tác dụng mà đồng thời còn ức chế sự bài tiết enzyme tự nhiên của bé. Điều này sẽ làm tình trạng nhẹ cân càng thêm nghiêm trọng.
Những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng
Sau khi biết được bé nhẹ cân do đâu, bé nhẹ cân nên bổ sung gì thì đây là bước lên thực đơn cho trẻ. Nguyên tắc là mẹ cần cân đối dinh dưỡng từ 4 nhóm chất chính, chế biến phù hợp với đổ tuổi của trẻ. Dưới đây là gợi ý về những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng mẹ có thể tham khảo.
Cháo tim lợn hạt cau
– Nguyên liệu: Tim lợn 300g, hạt cau 1/2 hạt, gạo nếp 100g, hành khô, gia vị.
– Cách làm: Tim lợn băm nhỏ, rồi phi hành nấu chín, cho gia vị vừa ăn (nhạt hơn so với người lớn). Hạt cau giã nát, cho nước vào lọc lấy khoảng 300ml nước. Nước hạt cau và gạo nếp dùng để nấu cháo. Khi cháo chín thì cho tim lợn đã xào chín vào, để lửa nhỏ đến khi sôi là được.
– Lưu ý: Chọn tim lợn của con lợn khỏe mạnh, không bị bệnh. Chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
Cháo trứng gà
– Nguyên liệu: Trứng gà 2 quả, bột gạo, dầu ăn, gia vị.
– Cách làm: Trứng gà đem luộc chín tới, lấy lòng đỏ. Trộn lòng đỏ với bột gạo rang. Sau đó cho nước vào nấu chín thành cháo sánh mịn. Cho thêm dầu ăn (1 thìa cà phê) và gia vị vừa ăn.
– Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi thì không cần cho thêm gia vị.
Những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng
Cháo ếch
– Nguyên liệu: Thịt ếch 150g, gạo 50g, cà rốt 50g, gia vị.
– Cách làm: Thịt ếch làm sạch, cà rốt rửa sạch, cắt khúc. Dùng gạo nấu cháo, cho thịt ếch và cà rốt vào ninh nhừ, nêm gia vị vừa ăn. Sau đó xay cháo thành hỗn hợp mịn cho trẻ ăn.
– Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi thì không cần cho thêm gia vị.
Cháo cóc
– Nguyên liệu: Đùi cóc 5g, bột gạo nếp 20g, bột gạo tẻ 50g, bột củ mài 20g, gia vị.
– Cách làm: Đùi cóc nướng vàng, sau đó băm nhỏ nấu cùng với bột gạo và bột củ mài thành cháo cho trẻ ăn.
– Lưu ý: Áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi.
Cháo chim cút
– Nguyên liệu: Chim cút 1 con, gạo tẻ 50g, gạo nếp 30g, vỏ quýt khô 30g.
– Cách làm: Chim cút làm sạch để nguyên con. Sau đó nhồi gạo nếp, gạo tẻ và vỏ quýt khô đã chuẩn bị ở trên vào bụng chim cút. Cho nước vào xâm xấp nấu lên. Khi sôi, cho nhỏ lửa và ninh đến khi chín thành cháo cho trẻ ăn.
– Lưu ý: Áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi.
Cháo tôm
– Nguyên liệu: Thịt tôm 150g, bột gạo 50g, cà rốt 50g, gia vị.
– Cách làm: Thịt tôm giã nhỏ, cà rốt nghiền sau đó cho vào cùng bột gạo nấu thành cháo, nêm gia vị vừa đủ cho trẻ ăn.
– Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi thì không cần cho thêm gia vị.
Những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng
Cháo thịt gà
– Nguyên liệu: Thịt gà 50g, bí đỏ 50g, gạo tẻ 80g, gia vị.
– Cách làm: Thịt gà bỏ xương, băm nhỏ; bí đỏ cho vào nồi hấp rồi tán nhỏ. Cho gạo tẻ vào nồi nấu thành cháo nhừ, sau đó cho thêm thịt gà và bí đỏ vào đun tiếp tới khi chín (khoảng 10 phút). Nêm gia vị vừa đủ cho trẻ ăn.
– Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi thì không cần cho thêm gia vị.
Cháo ý dĩ
– Nguyên liệu: Ý dĩ 50g, hạt sen 100g, gạo nếp 50g, gia vị.
– Cách làm: Hạt sen ngâm với nước chanh qua đêm. Gạo nếp ngâm vào nước ấm khoảng 3 tiếng. Ý dĩ và hạt sen xay thành bột. Cho hỗn hợp hạt sen, gạo nếp, ý dĩ ở trên vào nấu chín thành cháo, nêm gia vị cho trẻ vừa ăn.
– Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi thì không cần cho thêm gia vị.
Cháo cá quả
– Nguyên liệu: Cá quả nguyên con 300g, bột gạo 100g, rau củ (mồng tơi, bí đỏ, cà rốt,…), gia vị.
– Cách làm: Cá quả làm sạch, hấp chín rồi gỡ lấy thịt. Phần xương cá giã nhỏ, cho thêm nước vào lọc lấy khoảng 200ml. Rau củ rửa sạch, băm nhỏ. Cho bột gạo, nước lọc xương cá vào nấu cháo. Khi cháo sôi cho thêm rau củ và thịt cá vào nấu chín, nêm gia vị vừa cho trẻ ăn.
– Lưu ý: Áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
Cháo cá quả giúp bé tăng cân nhanh chóng
Cháo táo tàu
– Nguyên liệu: Táo tàu 5 quả, hà thủ ô đỏ 10g, đường trắng 20g, bột gạo 80g.
– Cách làm: Táo tàu bỏ hạt, hà thủ ô rửa sạch. Cho hỗn hợp đã chuẩn bị vào khoảng 250ml nước, nấu chín thành cháo cho trẻ ăn.
– Lưu ý: Áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
Trên đây là gợi ý về những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã hiểu rõ hơn về vấn đề bé nhẹ cân, nguyên nhân và giải pháp bổ sung dinh dưỡng cho bé hiệu quả. Con hay ăn chóng lớn là điều cha mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, mẹ đừng nóng vội mà tìm đến những sản phẩm tăng cân thần tốc không rõ nguồn gốc, thành phần. Hơn ai hết, hãy trở thành chuyên gia thông thái cho chính bé yêu của mình mẹ nhé.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa