Bé mấy tháng ăn được sữa chua? Hướng dẫn cho bé ăn sữa chua đúng cách

Bé mấy tháng ăn được sữa chua? Hướng dẫn cho bé ăn sữa chua đúng cách. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Sữa chua là một thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khỏe nếu chúng ta bổ sung đúng cách. Lợi khuẩn có trong sữa chua hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, sữa chua còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác. 

Contents

1. Bé mấy tháng ăn được sữa chua? 

1.1. Lợi ích của sữa chua cho bé 

Việc cho trẻ ăn sữa chua đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích như: 

  • Trong sữa chua chứa nhiều dưỡng chất như chất béo, chất đạm, đường, vitamin ( đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất ( đặc biệt là canxi). Một số loại sữa chua còn có thành phần là DHA– rất quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ. 
  • Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhờ hàm lượng lớn các lợi khuẩn.  Việc cho trẻ ăn sữa chua giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn, kích thích vị giác của trẻ do đó cải thiện được tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa ở trẻ. 
  • Sữa chua tăng sức đề kháng cho trẻ. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho trẻ ăn sữa chua giúp nâng cao hệ miễn dịch, vì vậy trẻ khỏe mạnh và ít bị ốm vặt hơn nhiều. 
  • Thành phần canxi trong sữa chua giúp cho xương và răng của trẻ chắc khỏe hơn, làm giảm nguy cơ sâu răng hơn so những trẻ không ăn hoặc ăn ít sữa chua.  
Ăn sữa chua đúng cách giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ
Ăn sữa chua đúng cách giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ

Ăn sữa chua đúng cách giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ

1.2. Bé mấy tháng ăn được sữa chua

Trong 6 tháng đầu đời của trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi lẽ lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chỉ thích hợp để ăn sữa mẹ hay sữa công thức. 

Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi. Hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện tương đối. Đây là thời điểm thích hợp để cho trẻ tập ăn dặm. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung sữa chua vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại sữa chua cho dành cho trẻ em. Tức là sữa chua được làm từ sữa công thức, đảm bảo độ an toàn và hạn chế tối đa nguy cơ gây dị ứng trên trẻ. 

Việc cho trẻ ăn sữa chua quá sớm có thể gây hại cho niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, đường ruột của trẻ cũng chưa có khả năng để hấp thu các vi khuẩn có lợi trong sữa chua. 

Bé từ 7 tháng tuổi trở đi có thể ăn sữa chua mỗi ngày
Bé từ 7 tháng tuổi trở đi có thể ăn sữa chua mỗi ngày

Bé từ 7 tháng tuổi trở đi có thể ăn sữa chua mỗi ngày 

2. Bé mấy tháng ăn được sữa chua? Hướng dẫn cho bé ăn sữa chua đúng cách

2.1. Nên cho trẻ ăn bao nhiêu sữa chua một ngày 

Bé từ 7 tháng tuổi trở đi có thể sử dụng sữa chua. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi lượng sữa chua khuyến cáo cho trẻ dùng là khác nhau. Vì vậy mẹ cần điều chỉnh sao  cho phù hợp. 

Đối với trẻ từ 6 đến 10 tháng tuổi nên ăn 50g sữa chua/ngày. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi nên ăn 80g sữa chua/ngày. Với trẻ trên 2 tuổi có thể sử dụng 100g sữa chua /ngày. Các bé lớn hơn có thể ăn nhiều hơn. Tuy nhiên cũng chỉ nên dùng với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. 

Trẻ ăn quá nhiều sữa chua trong ngày có thể dẫn tới dư thừa lượng acid trong dạ dày. Gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ. Lâu ngày làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, trẻ cũng dễ bị lạnh bụng dẫn tới đi ngoài phân lỏng.

2.2. Bé mấy tháng ăn được sữa chua? Hướng dẫn cho bé ăn sữa chua đúng cách

Tuyệt đối không cho trẻ ăn sữa chua lúc đói

Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn sữa chua là 30 phút sau bữa ăn chính. Bởi lẽ lợi khuẩn có trong sữa chua hoạt động tốt ở điều kiện pH 4-5, sau khi ăn xong dạ dày dễ đạt được pH này. Lúc đói dạ dày có pH xấp xỉ 2, nên vi khuẩn không hoạt động được, Do đó, không phát huy được tác dụng hỗ trợ tiêu hóa của nó. 

Ăn lượng phù hợp 

Bé từ 7 tháng tuổi trở đi có thể ăn sữa chua mỗi ngày. Tuy nhiên tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn lượng sữa chua phù hợp. Ăn quá nhiều sữa chua có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ngược lại ăn quá ít thì không phát huy được tác dụng của sữa chua. 

Không đun nóng hoặc hâm nóng sữa chua 

Vì nhiệt độ cao có thể gây chết các vi sinh vật có lợi dẫn tới làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh và nên để ra ngoài nhiệt độ phòng khoảng 15 đến 30 phút trước khi cho trẻ ăn để tránh gây viêm họng cho trẻ.

Thời gian đầu nên cho bé ăn lượng nhỏ và từ từ 

Thời gian đầu nên cho bé ăn lượng nhỏ và từ từ để hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần, cũng như để dò xem bé có bị dị ứng với các thành phần trong sữa chua không. Nếu sau khi ăn xong trẻ có các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, phát ban hay tiêu chảy thì ngừng sữa chua ngay lập tức và cho trẻ đến bác sĩ. 

Một số lưu ý khác khi cho bé ăn sữa chua 

Sau khi ăn sữa chua, mẹ nhớ cho trẻ súc miệng hoặc uống nước. Bởi vì sữa chua có tính acid và lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động rất mạnh, do đó có thể phá hủy men răng của trẻ.

Tránh dùng sữa chua đồng thời với các loại thuốc khác. Đặc biệt là kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi trong sữa chua. 

Sữa chua chỉ là bữa phụ để kích thích quá trình tiêu hóa của trẻ và tăng sức đề kháng. Không sử dụng sữa chua để thay thế cho bữa chính. 

Với những trẻ có dấu hiệu thừa cân, mẹ nên chọn loại sữa chua ít/không đường, ít chất béo và cho trẻ ăn với lượng vừa phải. 

Tốt nhất mẹ nên mua các loại sữa chua dành riêng cho trẻ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Hướng dẫn cho bé ăn sữa chua đúng cách
Hướng dẫn cho bé ăn sữa chua đúng cách

Hướng dẫn cho bé ăn sữa chua đúng cách 

3. Bé mấy tháng ăn được sữa chua? Tự làm sữa chua từ sữa công thức cho bé 

Để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ thì mẹ có thể tự làm sữa chua cho bé tại nhà. Sữa chua làm từ sữa công thức có nhiều ưu điểm như vừa cung cấp các chất dinh dưỡng có trong sữa công thức lại vừa bổ sung các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. 

Mẹ có thể tham khảo công thức dưới đây: 

 

Nguyên liệu  Cách làm 
  1. sữa công thức 
  2. 1 hộp sữa chua vinamilk  không đường làm men cái. Để nguội trước khi làm. 
  3. nhiệt kế (nếu có) 
  4. hũ đựng sữa chua (đã được tiệt trùng và làm khô) 
B1: Pha khoảng 250-300 ml sữa công thức của bé theo hướng dẫn trên nhãn hộp. Để nguội đến khoảng 40-45 độ C.

B2: Cho 2 thìa súp sữa chua cái vào khuấy nhẹ, đều, theo 1 chiều cho đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

B3: Đong sữa chua vào các hũ, đậy nắp và đem đi ủ. Có thể ủ trong thùng xốp hoặc nồi cơm điện hoặc xoong nếu không có sẵn máy làm sữa chua. Lưu ý đổ hỗn hợp nước vào dụng cụ ủ theo tỉ lệ 2 nóng: 1 lạnh ngập ⅔  hũ sữa chua là được. Đậy kín nắp dụng cụ ủ rồi để 1 chỗ, không được xê dịch. Ủ trong khoảng 6-8 giờ. 

B4: Sữa chua sau khi ủ 6-8 tiếng đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. 

 

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Xem thêm:

Trẻ 14 tháng biếng ăn, làm thế nào để trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt? 

Bé ăn khó tiêu phải làm sao lời khuyên từ chuyên gia tiêu hóa 

Cách chăm sóc trẻ rối loạn tiêu hóa từ chuyên gia như thế nào? 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.