Chăm sóc sức khỏe cho bé để đảm bảo bé được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần luôn khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Bé không hấp thụ chất dinh dưỡng khiến bé chậm phát triển cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với cha mẹ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cha mẹ cần làm gì để việc hấp thụ dinh dưỡng của bé được tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Bé không hấp thụ chất dinh dưỡng nguyên nhân do đâu?
Thông thường, khi thức ăn đi vào cơ thể sẽ được phân cắt thành những thành phần có kích thước nhỏ hơn, dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non, qua các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa phù hợp để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể.
Bé không hấp thụ chất dinh dưỡng mẹ phải làm sao?
Tình trạng bé không hấp thụ chất dinh dưỡng là hội chứng dạ dày, ruột hay các cơ quan tiêu hóa không có khả năng hấp thụ hết các dưỡng chất như protein, vitamin, lipid,…. từ thức ăn. Kém hấp thụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đường tiêu hóa cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, cân nặng của bé, kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hấp thụ dinh dưỡng kém ở trẻ gồm:
1. Chế độ ăn không đảm bảo dinh dưỡng hợp lý khiến bé hấp thụ kém
- Việc cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ khả năng phân giải các thành phần dinh dưỡng phức tạp, kích thước lớn nên các dưỡng chất từ thức ăn không được hấp thụ vào cơ thể.
- Chế độ ăn mất cân bằng hoặc quá nhiều dầu mỡ khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dinh dưỡng.
- Cung cấp thiếu các vi chất cần thiết như kẽm, magie, selen hay calci trong các bữa ăn hàng ngày cũng làm cho bé cảm thấy mệt mỏi, có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng,… ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Chế độ ăn không hợp lý khiến bé kém hấp thụ dinh dưỡng
2. Loạn khuẩn đường ruột làm giảm khả năng hấp thụ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là đối với trẻ sử dụng các thuốc kháng sinh trong thời gian dài, làm cho khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đường tiêu hóa giảm đi đáng kể.
Loạn khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng
3. Cơ thể trẻ thiếu men tiêu hóa khiến quá trình hấp thu khó khăn
Các enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải thức ăn thành các chất dễ hấp thu. Khi cơ thể trẻ thiếu enzym tiêu hóa, thức ăn không được phân cắt, quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng ở đường ruột bị gián đoạn.
4. Do bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể bé
Trẻ đang mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm ruột, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày, bị hội chứng ruột kích thích, hoặc nhiễm giun sán, ký sinh đường ruột,… làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm hàng ngày.
Bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể bé
5. Hội chứng kém dung nạp Lactose làm trẻ khó hấp thụ dinh dưỡng
Việc một số trẻ kém dung nạp đường Lactose cũng là nguyên nhân trẻ hấp thụ dinh dưỡng khó khăn hơn bình thường.
Bé không hấp thụ dinh dưỡng có những biểu hiện gì?
Quá trình hấp thu dinh dưỡng bị gián đoạn trong thời gian dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ cần để ý một số dấu hiệu dễ nhận biết tình trạng kém hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ dưới đây để có thể phát hiện và xử lý kịp thời:
- Trẻ có dấu hiệu buồn nôn, nôn trớ, ói mửa và đau bụng khi ăn.
- Trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng có mùi tanh, nhiều nước hoặc táo bón trong thời gian dài.
- Trẻ hay bị ốm vặt, rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ có dấu hiệu sụt cân, chiều cao, cân nặng không tăng trong thời gian dài dù đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
- Tính khí trẻ thay đổi thất thường, hay quấy khóc, cáu gắt.
- Khẩu vị giảm, lười ăn, không chịu phối hợp với cha mẹ khi ăn.
- Cơ thể trẻ luôn mệt mỏi, xanh xao, nhợt nhạt, da dẻ khô, trẻ có thể dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ.
Bé không hấp thụ dinh dưỡng có những biểu hiện gì?
Xem thêm Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng có biểu hiện gì?
Bé không hấp thụ chất dinh dưỡng phải làm sao?
Cha mẹ cần nắm vững một số nguyên tắc khi xây dựng khẩu phần ăn cho bé trong tình trạng kém hoặc không hấp thụ dinh dưỡng dưới đây:
- Cho bé ăn đủ lượng: cha mẹ chỉ nên cho con ăn theo đúng nhu cầu của bé, không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa ăn, cần căn cứ vào khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn của bé. Với bé thường xuyên hoạt động nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều thì lượng thức ăn nên được điều chỉnh nhiều hơn so với các bé ít vận động.
- Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất: cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhưng không đảm bảo đủ chất cần thiết thì cũng không đem lại hiệu quả. Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 thành phần: đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
- Đa dạng hóa bữa ăn: việc cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, nhiều nhóm thực phẩm khác nhau sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi và làm việc hiệu quả hơn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng được nâng cao hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn: đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới bắt đầu giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hợp lý để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé, tuy nhiên cũng cần đảm bảo 1 ngày trẻ được ăn đủ 3 bữa chính.
Các nhóm thực phẩm nên bổ sung để nâng cao hiệu quả hấp thụ dưỡng chất cho bé gồm:
– Thực phẩm chứa chất đạm
- Sữa: tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu. Trường hợp mẹ không đủ sữa, có thể sử dụng sữa công thức có thành phần phù hợp.
- Thịt: các loại thịt nạc giúp bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao cho trẻ kém hấp thu, cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.
- Trứng: cung cấp đạm, acid amin, chất béo và khoáng chất cho hấp thu của trẻ.
- Thủy hải sản: cá, tôm, cua: dễ tiêu hóa, làm giảm áp lực lên chức năng tiêu hóa của bé, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng.
– Thực phẩm giàu chất béo: cung cấp chất béo trong các bữa ăn làm tăng khả năng hấp thụ các vitamin và các dưỡng chất thân dầu từ thức ăn cho bé. Cha mẹ có thể cho bé dùng mỡ động vật hoặc các loại dầu thực vật ở các mức độ khác nhau, tùy theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng.
– Thức ăn chứa Glucid: gồm gạo, mì, các loại ngũ cốc, các loại hạt góp phần cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ. Mẹ nên chế biến thực phẩm ở dạng lỏng, có thể xay nhuyễn để giúp bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng dễ hơn.
– Thực phẩm giàu chất xơ: chất xơ là thành phần cần thiết trong mỗi bữa ăn, góp phần hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa thức ăn, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
Xem thêm Cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng có biểu hiện và nguyên nhân nào?
Bé không hấp thụ dinh dưỡng phải làm sao?
Xem thêm Ăn không hấp thụ phải làm sao bác sĩ khuyên bạn điều gì?
Các giải pháp khác hỗ trợ cải thiện tình trạng bé không hấp thụ dinh dưỡng
Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng có thể phối hợp các giải pháp sau đây để giúp bé cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất hiệu quả nhất:
- Tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh: hạn chế bánh kẹo nhiều đường, thực phẩm đóng hộp hoặc các đồ ăn vặt chứa nhiều hóa chất độc hại.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho bé.
- Khuyến khích bé vận động thường xuyên để tăng hiệu quả của nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
- Sử dụng các chế phẩm cung cấp lợi khuẩn cho cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa: sữa chua, men vi sinh – Probiotics,….
Men vi sinh Amano Enzym Gold được sản xuất theo Công nghệ Enzym số 1 Nhật Bản, với thành phần gồm các chủng bào tử lợi khuẩn, enzym tiêu hóa như lipase, protease, cùng các vitamin, khoáng chất thiết yếu, có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn của đường ruột, cải thiện mức độ hấp thụ dinh dưỡng, khắc phục nhanh các vấn đề kém hấp thu, biếng ăn, đầy bụng khó tiêu ở trẻ.
Sản phẩm Amano Enzym Gold được sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi gặp các tình trạng:
- Kém hấp thụ dưỡng chất
- Biếng ăn, chậm lớn, nhẹ cân
- Sức đề kháng kém, hay ốm vặt.
Men vi sinh Amano Enzym Gold cho bé không hấp thụ dinh dưỡng
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa