Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người cho sự phát triển khỏe mạnh là khác nhau, tùy theo độ tuổi, giới tính cũng như khả năng hấp thụ của cơ thể. Việc cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng có thể gây ra một loạt các bệnh lý ở trẻ em cũng như người trưởng thành, người cao tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào khi cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Contents
Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng có biểu hiện gì?
Hấp thụ là quá trình trung gian, nằm giữa tiêu hóa và chuyển hóa trao đổi chất. Các thức ăn khi được đưa vào cơ thể sẽ được phân cắt thành các tiểu phân có kích thước nhỏ hơn, dễ hấp thu hơn bởi các enzym tiêu hóa. Các dưỡng chất sau đó sẽ được hấp thu qua thành ruột đến máu, chuyển hóa thành các chất cần cho hoạt động sống của tế bào cơ thể.
Không hấp thụ dinh dưỡng được định nghĩa là một hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý khác nhau, trong đó khả năng hấp thu các dưỡng chất của cơ thể bị gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân, khiến cho quá trình tiêu hóa không hoàn thiện, có thể dẫn đến hậu quả là thiếu hụt nước, điện giải, các chất dinh dưỡng hay các nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình phát triển và điều hòa của cơ thể. Kém hấp thụ dưỡng chất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng có biểu hiện gì?
Các triệu chứng thường gặp ở những người không hấp thụ dinh dưỡng bao gồm:
- Tiêu chảy: là triệu chứng phổ biến nhất. Các chất dinh dưỡng không thể tiêu hóa và hấp thu được sẽ bị cơ thể kích thích đào thải ra bên ngoài qua phân, làm tăng số lần đi ngoài trong ngày, kèm theo tình trạng phân lỏng nhiều nước, mùi tanh và lổn nhổn.
- Táo bón, phân khô cứng, đầy hơi chướng bụng.
- Thay đổi tính chất phân: phân nhạt màu, phân mỡ có mùi tanh, đi ngoài sống phân.
- Đau bụng mơ hồ, sôi bụng, đôi khi cảm thấy đau quặn bụng.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược, sụt giảm cân nặng dù ăn rất nhiều do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Cơ thể phù nề, đôi khi có xuất huyết dưới da, da xanh xao, mất vị giác ở lưỡi.
- Giảm cảm giác thèm ăn, chán ăn dù là món ưa thích.
- Trẻ em thường có các biểu hiện không dung nạp sữa do thiếu men lactase hoặc dị ứng các sữa công thức chứa thành phần lactose, chậm phát triển cân nặng và chiều cao, có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng có biểu hiện gì?
Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hấp thụ dưỡng chất kém hoặc khó hấp thụ ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bao gồm:
1. Nguyên nhân từ chế độ ăn hàng ngày khiến cơ thể kém hấp thụ
- Đối với trẻ nhỏ, khi cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm khiến hệ tiêu hóa chưa có thời gian thích nghi, không đủ khả năng phân cắt thức ăn, việc hấp thu dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng.
- Chế độ ăn không đảm bảo cân bằng các nhóm dinh dưỡng, hoặc ăn quá nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu.
- Khẩu phần ăn không có đủ một số khoáng chất như selen, magie, calci, kẽm: khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, mất cảm giác ngon miệng, cũng tác động xấu đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Nguyên nhân từ chế độ ăn hàng ngày khiến cơ thể kém hấp thụ
2. Nguyên nhân từ đặc điểm hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: đặc biệt hay gặp ở người lạm dụng kháng sinh điều trị, dùng kháng sinh trong thời gian kéo dài vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, làm gia tăng tác động xấu của hệ vi khuẩn có hại, tăng các rối loạn tiêu hóa và làm giảm khả năng hấp thụ của đường ruột.
- Cơ thể thiếu hụt men tiêu hóa: là các enzym có trách nhiệm phân cắt thức ăn thành các phần cơ thể hấp thu được. Thiếu hụt men khiến thức ăn không được phân giải, dưỡng chất từ thức ăn không được hấp thụ, có thể lấy ví dụ như tình trạng thiếu hụt Lactase ở trẻ nhỏ khiến trẻ bị dị ứng, kém dung nạp với một số loại sữa chứa đường lactose.
- Do một số bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm ruột, tổn thương niêm mạc ruột hoặc nhiễm ký sinh trùng, nhiễm giun sán, hội chứng ruột kích thích gây cản trở việc hấp thu của hệ thống tiêu hóa.
- Do phẫu thuật, hóa xạ trị, hoặc cắt đoạn ruột,… làm giảm bề mặt hấp thu trong đường ruột, ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn ở bệnh nhân.
Nguyên nhân từ đặc điểm hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
3. Nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa cản trở việc hấp thụ dưỡng chất
Một số bệnh lý ngoài đường tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến sức đề kháng, khả năng phân cắt thức ăn của đường tiêu hóa, khiến cho việc hấp thụ dưỡng chất gặp khó khăn, gây ra nhiều bệnh lý mắc kèm nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Bệnh cường tuyến giáp hoặc suy tuyến giáp, cường hoặc suy tuyến cận giáp
- Đái tháo đường
- Một số bệnh ngoài da: thay da làm thay đổi tế bào nhanh cũng có thể gây tác động đến niêm mạc ruột.
- Suy dinh dưỡng
- Bệnh Addison.
Giải pháp cải thiện tình trạng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả
1. Chế độ dinh dưỡng giúp tăng hấp thu
- Đảm bảo dinh dưỡng đủ chất: gồm 4 nhóm chất đạm, chất xơ, chất béo và đường bột. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ hoặc quá nhiều rau xanh, cần cân bằng khẩu phần ăn hợp lý.
- Hạn chế các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ chiên xào.
- Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau thay vì tập trung vào các món ăn quen thuộc.
- Lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa đặc biệt đối với trẻ nhỏ, chú ý hàm lượng enzym và vitamin có trong mỗi loại thực phẩm.
- Đối với trẻ nhỏ: hạn chế cho bé ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn dễ gây dị ứng hoặc sữa chứa lactose khi cơ thể bé kém dung nạp.
Chế độ dinh dưỡng giúp tăng hấp thụ
2. Chế độ vận động và sinh hoạt kích thích tiêu hóa
- Nên kết hợp vận động thể thao thường xuyên, vừa giúp tăng cường thể chất, cũng giúp điều hòa tốt nhu động ruột, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Vệ sinh sạch sẽ để hạn chế tối đa các nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Chế độ vận động và sinh hoạt kích thích tiêu hóa
3. Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ khả năng hấp thụ của cơ thể
Ngoài việc chú ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, người bị hội chứng không hấp thụ dinh dưỡng có thể tham khảo các sản phẩm chứa Probiotics để bổ sung các bào tử lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Các chế phẩm men vi sinh đem lại rất nhiều tác dụng, có thể kể tới như:
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hạn chế các rối loạn tiêu hóa.
- Kích thích cơ thể tăng bài tiết, tổng hợp các nhóm vitamin, enzym tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn.
- Ngoài ra, các chế phẩm men vi sinh cũng thường kết hợp bổ sung nhiều thành phần vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường đề kháng, tăng đáp ứng miễn dịch cho cơ thể.
Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ khả năng hấp thụ của cơ thể
Men vi sinh Amano Enzym Gold được thiết kế theo công thức đặc biệt, bao gồm các enzym tiêu hóa, bào tử, các vitamin và khoáng chất, DHA, taurin, lysine,… có tác dụng hiệu quả trong các trường hợp:
- Trẻ em biếng ăn, chậm lớn, chậm tăng cân
- Trẻ hấp thu dinh đưỡng kém, suy dinh dưỡng, thấp còi
- Trẻ có sức đề kháng yếu, hay ốm vặt
- Trẻ hay bị mắc các vấn đề tiêu hóa: tiêu chảy, đầy bụng, táo bón, khó tiêu,…
- Người lớn chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mới ốm dậy,…
Men vi sinh Amano Enzym Gold cải thiện khả năng hấp thu của cơ thể
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa