TRẺ 1 TUỔI BỊ TIÊU CHẢY DO ĐÂU? TẠI SAO TIÊU CHẢY LẠI ĐAU BỤNG? LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA MẸ CẦN THAM KHẢO

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là một vấn đề rất phổ biến, tuy nhiên lại khiến cho nhiều cha mẹ luôn lo lắng đau đầu tìm cách giải quyết. Dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết trẻ đau bụng tiêu chảy? Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy do đâu? Tại sao tiêu chảy lại đau bụng? Có giải pháp nào cho mẹ giúp bé khắc phục tình trạng tiêu chảy không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Contents

Tại sao tiêu chảy lại đau bụng?

Tùy theo từng giai đoạn phát triển, hệ tiêu hóa của trẻ cũng ngày càng được hoàn thiện đầy đủ, đảm nhận các chức năng chính bao gồm: đưa thức ăn vào cơ thể, là nơi chứa đựng, tiêu hóa, phân giải thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết và đào thải các thành phần không hấp thu ra khỏi cơ thể. Bất cứ nguyên nhân nào làm gián đoạn 1 trong các hoạt động nêu trên, toàn bộ chức năng hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị ảnh hưởng.

Khi chức năng tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn làm lượng thức ăn tích tụ trong đường ruột, dịch vị cũng như nhu động ruột tăng cường hoạt động, trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, có dấu hiệu tiêu chảy phân lỏng, kèm theo đó là dấu hiệu đau quặn bụng do cơ thể bị kích thích để tống thức ăn ra bên ngoài.

Cha mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu đi kèm với đau bụng khi trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy dưới đây:

– Trẻ đi ngoài với số lần nhiều hơn bình thường. Thông thường, trẻ dưới 1 tháng tuổi trung bình 1 ngày đi ngoài khoảng 4 – 10 lần, từ 1 – 2 lần/ngày đối với trẻ lớn hơn hoặc có thể là cách ngày.

– Đi ngoài phân lỏng hoặc rất lỏng, có thể chỉ có nước. Phân có màu bất thường, kèm nhầy hoặc có máu, có bọt và có mùi chua tanh khó chịu.

– Bé biếng ăn, lười ăn, quấy khóc hoặc nôn trớ khi ăn, kêu đau bụng.

– Hậu môn bé có dấu hiệu đỏ rát, có thể loét.

TRẺ 1 TUỔI BỊ TIÊU CHẢY DO ĐÂU? TẠI SAO TIÊU CHẢY LẠI ĐAU BỤNG? LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA MẸ CẦN THAM KHẢO

Quan trọng nhất, cha mẹ nên chú ý các biểu hiện mất nước của trẻ như:

  • Mức độ nhẹ: trẻ khóc không ra nước mắt, khô mắt, khô miệng và giảm số lần đi tiểu.
  • Mức độ trung bình: trẻ mệt mỏi, lờ đờ, có thể có sốt. Cùng với đó là tình trạng da khô, khát nước, mắt trũng xuống.
  • Mức độ nặng: da trẻ kém đàn hồi, bé có thể li bì hoặc hôn mê, không còn tỉnh táo, không đi tiểu trong vòng 6 giờ.

Tại sao tiêu chảy lại đau bụng?

Tại sao tiêu chảy lại đau bụng?

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đi ngoài bất thường ở trẻ 1 tuổi, cụ thể:

1. Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột dẫn đến  tiêu chảy

Đây là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất, các tác nhân gồm có E.coli, Shigella, giun sán, ký sinh trùng Giardia, hay điển hình là Rotavirus – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho các ca trẻ em nhập viện vì tiêu chảy. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua nước sinh hoạt, đồ chơi, đồ dùng cá nhân hoặc từ môi trường ô nhiễm, gây tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ ruột, kích thích nhu động khiến trẻ đau bụng đi ngoài.

Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột dẫn đến  tiêu chảy

Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy

2. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Nguyên nhân phổ biến làm hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn là việc lạm dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn cho trẻ vô tình khiến cho lượng vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa bị tiêu diệt, làm gia tăng các biểu hiện bệnh lý gây ra bởi các vi khuẩn có hại. Hậu quả là trẻ đi ngoài nhiều hơn, phân lỏng không đóng thành khuôn, hoặc đi ngoài sống phân, rối loạn tiêu hóa.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

3. Trẻ thiếu men hấp thu đường gây tiêu chảy

Trong một số trường hợp, cơ thể trẻ không có các enzym phân giải đường lactose, fructose,… trong sữa, thức ăn hay một số loại trái cây, khiến cho ruột kích thích đào thải gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ.

4. Điều kiện vệ sinh không đảm bảo, trẻ bị ngộ độc thực phẩm gia tăng nguy cơ tiêu chảy

Giữ vệ sinh kém, vật dụng, đồ chơi của trẻ không được vệ sinh cẩn thận và thường xuyên làm lây lan vi khuẩn, nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ tăng cao gây đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, một số loại thủy hải sản có vỏ như tôm, cua, mực hoặc thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh có thể khiến trẻ bị dị ứng, ngộ độc thức ăn, cơ thể kích thích đào thải gây đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, trẻ bị ngộ độc thường kèm theo nhiều biểu hiện như nôn mửa, đau bụng dữ dội, có thể sốt cao, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Điều kiện vệ sinh không đảm bảo, trẻ bị ngộ độc thực phẩm gia tăng nguy cơ tiêu chảy

Điều kiện vệ sinh không đảm bảo, trẻ bị ngộ độc thực phẩm gia tăng nguy cơ tiêu chảy

5. Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường liên quan đến một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng,… Trẻ bị hội chứng ruột kích thích làm tăng co thắt nhu động ruột, khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn, trẻ đi ngoài nhiều hơn và có dấu hiệu đau bụng thường xuyên, đi ngoài sống phân hoặc phân có kèm theo chất nhầy.

Nguyên tắc chăm sóc trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy mẹ cần nắm vững

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ để cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả cho bé:

1. Lưu ý về cách sinh hoạt cho bé để ngăn ngừa tiêu chảy

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc những vật dụng của người bệnh.
  • Vệ sinh dụng cụ, đồ chơi của bé thường xuyên để hạn chế nhiễm khuẩn.
  • Nên khuyến khích bé vận động, vừa tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, vừa hỗ trợ điều hòa nhu động tiêu hóa hiệu quả.

2. Lựa chọn dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

  • Theo dõi các biểu hiện mất nước của bé: đảm bảo bù nước, bù khoáng đầy đủ cho bé sau mỗi lần bé đi ngoài: mẹ có thể cho bé uống nước, uống Oresol pha theo đúng tỉ lệ.
  • Chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất: chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Mẹ nên cho bé ăn các thức ăn đã được chế biến sạch sẽ và nấu chín, hạn chế đồ sống, đồ tanh hoặc thức ăn dễ gây dị ứng.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. Các dạng thức ăn cho bé tiêu chảy cũng nên chế biến phù hợp ở dạng lỏng mềm để bé dễ ăn, dễ hấp thu.
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, đồng thời nên hạn chế cho bé sử dụng các loại nước có ga khi bị tiêu chảy.
  • Một số món ăn có thể giúp cầm tiêu chảy ở bé như súp hoặc cháo cà rốt, nước sắc từ lá ổi, nước gạo rang,….

Lựa chọn dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

Lựa chọn dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

3. Sử dụng men vi sinh hỗ trợ bé tiêu chảy

Men vi sinh hiện là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng tiêu chảy được nhiều mẹ áp dụng. Men vi sinh giúp bổ sung các lợi khuẩn, giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tốt cho trẻ rối loạn tiêu hóa, đồng thời cũng giúp cơ thể trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Men vi sinh Amano Enzym Gold với thành phần nhập khẩu 100% từ Nhật Bản, được nghiên cứu và sản xuất bằng dây chuyền Enzym số 1 hiện nay, mang lại nhiều tác dụng nổi bật:

  • Kích thích tiêu hóa, giảm tiêu chảy, táo bón ở trẻ nhỏ.
  • Hỗ trợ phát triển thể chất cho trẻ biếng ăn, chậm lớn.
  • Tăng cường sức đề kháng ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Men vi sinh Amano Enzym Gold hạn chế tình trạng trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Men vi sinh Amano Enzym Gold hạn chế tình trạng trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Sản phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cho bé trên 6 tháng tuổi, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các bậc phụ huynh.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.