CÓ NÊN ĂN KHOAI LANG KHI BỊ TIÊU CHẢY KHÔNG? CÁC THỨC ĂN GÂY RA TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY LÀ GÌ?

Tiêu chảy là một bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ tiêu chảy ở mỗi người cũng thay đổi khác nhau. Trong đó, một trong những nguyên nhân dễ gây tiêu chảy nhất bắt nguồn từ chế độ ăn hàng ngày. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu các loại thức ăn gây ra tình trạng tiêu chảy là gì? tiêu chảy ăn khoai lang được không trong bài viết dưới đây.  

Contents

Tiêu chảy là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy?

Thông thường, khi thức ăn được đưa vào cơ thể, tùy theo đặc điểm hệ tiêu hóa cũng như khả năng phân giải, hấp thu và đào thải thức ăn của mỗi người, lượng chất cặn bã sẽ được đào thải ra ngoài qua phân theo các thời điểm khác nhau. Ở người khỏe mạnh không có bất thường đường tiêu hóa, số lần đi ngoài có thể là 1 – 2 lần/ngày, có thể đi ngoài cách ngày, phân đóng thành khuôn, không lỏng cũng không nát.

Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy, hay nói cách khác là tình trạng số lần đi ngoài tăng cao so với bình thường, kèm theo đó là dấu hiệu điển hình khi khó chịu ở dạ dày, gồm:

  • Đau bụng âm ỉ, có khi đau quặn bụng.
  • Đi ngoài phân lỏng hoặc rất lỏng, có khi phân chỉ toàn nước, lượng phân nhiều, kèm theo đó là giảm số lần đi tiểu, tiểu són, mót rặn.
  • Phân có mùi chua tanh khó chịu, có thể kèm nhầy nhớt hoặc dính máu trong phân.
  • Buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng.
  • Khát nước hoặc có các biểu hiện của mất nước như cảm giác khô miệng họng, có thể kèm sốt, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt.

Tiêu chảy có thể phân thành 3 loại chính tùy vào thời gian gồm:

  • Tiêu chảy cấp: thường kéo dài vài ngày đến dưới 1 tuần, thường do dị ứng thực phẩm hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm virus, rất thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Tiêu chảy bán cấp: thời gian kéo dài khoảng 3 tuần.
  • Tiêu chảy mạn: là tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần. Khi đó, người bệnh dễ bị suy nhược, gầy yếu, việc điều trị kéo dài cũng trở nên khó khăn hơn.

Mọi đối tượng, mọi độ tuổi hay giới tính đều có thể bị tiêu chảy, mỗi năm người lớn trung bình bị tiêu chảy khoảng 4 lần, con số này thường cao hơn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn đến trường.

CÓ NÊN ĂN KHOAI LANG KHI BỊ TIÊU CHẢY KHÔNG? CÁC THỨC ĂN GÂY RA TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY LÀ GÌ?

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ tiêu chảy hiện nay bao gồm:

  • Điều kiện vệ sinh kém: môi trường ô nhiễm, nước sinh hoạt bẩn, không vệ sinh môi trường xung quanh.
  • Không rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các dụng cụ dễ lây nhiễm vi khuẩn.
  • Nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi.
  • Sử dụng các loại thức ăn đóng hộp nhiều chất bảo quản, thức ăn sống, tái, thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa.
  • Các bệnh lý đường tiêu hóa liên quan như viêm dạ dày, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ung thư hoặc đang sử dụng hóa xạ trị, dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn gây hại đường ruột.

Tiêu chảy là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy?

Tiêu chảy là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy?

Các thức ăn gây ra tình trạng tiêu chảy là gì?

1. Đồ ăn cay nóng dễ gây ra tình trạng tiêu chảy

Các gia vị có tính cay nóng như tương ớt, tiêu,… là nguyên nhân khá thường gặp, có thể gây ra tình trạng tiêu chảy do có thể gây kích ứng, tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ ruột trong quá trình tiêu hóa.

Khi ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng sẽ dễ gặp tình trạng đầy chướng bụng, nóng rát vùng bụng, kích thích thức ăn nhanh đẩy ra bên ngoài, dẫn đến đi ngoài nhiều lần phân lỏng. Đặc biệt, sự kết hợp giữa ớt đỏ với bột cà ri ở nhiều quốc gia nhiệt đới được đánh giá là tác nhân phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy ở người dân các nước này.

Đồ ăn cay nóng dễ gây ra tình trạng tiêu chảy

Đồ ăn cay nóng dễ gây ra tình trạng tiêu chảy

2. Đường, chất làm ngọt nhân tạo khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn

Các chất tạo ngọt nhân tạo phổ biến như Saccharin, Aspartame hay các phân tử đường năng lượng thấp là thành phần thường gặp trong các sản phẩm đóng gói sẵn, chúng có vị ngọt phù hợp với khẩu vị của nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhưng lại là nguyên nhân khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Những chất làm ngọt này gây ra các rối loạn sinh học tại hệ thống ruột già, làm tăng lượng nước đổ vào bên trong lòng ruột, khiến cho người dùng xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc rất lỏng.

Đường, chất làm ngọt nhân tạo khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn

Đường, chất làm ngọt nhân tạo khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn

3. Sữa gây tiêu chảy ở người bất dung nạp lactose

Sau khi sử dụng sữa hoặc một số sản phẩm từ sữa, nhiều người đặc biệt là trẻ em thường có dấu hiệu tiêu chảy. Nguyên nhân lý giải cho vấn đề này phổ biến nhất là hội chứng kém dung nạp đường hoặc không dung nạp lactose, do cơ thể không đủ men phân giải đường trong sữa, gây ra tình trạng khó tiêu và cơ thể sẽ tăng cường, kích thích nhu động để loại bỏ các thành phần đó nhanh chóng qua phân, làm tăng số lần đi ngoài.

4. Caffein kích thích ruột co bóp gây tiêu chảy

Các loại thức uống chứa caffein như cà phê, nước ngọt hoặc trà có khả năng kích thích làm tăng tốc độ thức ăn di chuyển trong lòng ruột, kích thích ruột co bóp nhiều hơn và đẩy thức ăn ra bên ngoài khi cơ thể còn chưa kịp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.

Caffein kích thích ruột co bóp gây tiêu chảy

Caffein kích thích ruột co bóp gây tiêu chảy

5. Thực phẩm chứa Gluten gây ra tình trạng đầy chướng khí, tiêu chảy

Một số loại thực phẩm giàu Gluten như lúa mì, lúa mạch đen có thể gây ra tình trạng đầy chướng khí, tiêu chảy ở nhiều người nhạy cảm. Đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, gluten có thể tấn công và làm tổn thương niêm mạc ruột non, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa nếu không được can thiệp kịp thời.

6. Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn

Các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn có thể khiến tình trạng tiêu hóa của bạn thường xuyên gặp vấn đề hơn, do các chất béo đó tương đối khó tiêu hóa, tạo áp lực lên đường ruột, làm tăng các cơn co thắt ruột, tăng số lần đi ngoài và làm cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn

Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn

7. Quá nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày tăng nguy cơ tiêu chảy

Chất xơ là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết, giúp kích thích tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất xơ so với nhu cầu của cơ thể cũng làm tăng nguy cơ gặp tiêu chảy.

Một số gia vị như hành, tỏi chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan tương đối cao, gây giải phóng khí kích thích đường tiêu hóa, đồng thời chứa phức hợp carbohydrat khó phân giải, sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

8. Kết hợp thức ăn gây tiêu chảy

Một số nhóm thức ăn được các chuyên gia khuyến cáo không nên kết hợp cùng nhau để hạn chế nguy cơ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa bao gồm:

  • Các loại thịt đỏ với trứng gà: do đều có tính hàn, dùng đồng thời có thể gây kích ứng tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Trứng và nước chè: do nước chè có tính acid, phản ứng với sắt trong trứng làm kích thích dạ dày.
  • Sữa tươi với các loại hoa quả như bưởi, cam, mơ: gây ngưng đọng protein trong sữa do acid trong hoa quả, gây tiêu chảy.
  • Dưa chuột và đậu phộng.
  • Đậu hũ với mật ong

Tiêu chảy ăn khoai lang được không?

Khoai lang được biết đến là loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần dưỡng chất hiệu quả đối với cơ thể nói chung: chứa các enzym tiêu hóa giúp phân cắt và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, chứa các loại vitamin A, B6, C cùng hàm lượng kali cao, có tác dụng làm phân săn lại, giúp cải thiện các triệu chứng ở người bị tiêu chảy.

Do đó, người bị tiêu chảy vẫn có thể sử dụng khoai lang như một biện pháp giảm nhẹ triệu chứng, cũng giúp cung cấp và bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục.

Tuy nhiên, ăn khoai lang như thế nào cho đúng cũng là câu hỏi nhiều người bị tiêu chảy đặt ra. Khi ăn quá nhiều khoai lang cũng khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa, gây tích tụ làm đầy bụng, ợ hơi, có thể khiến tiêu chảy nặng hơn.

Một số lưu ý khi dùng khoai lang cho người bị tiêu chảy bao gồm:

  • Hạn chế dùng khoai lang ở những người có bệnh lý liên quan đến dạ dày.
  • Chế biến khoai lang đúng cách: với người bị tiêu chảy, không nên ăn khoai chiên xào, thay vào đó chỉ nên ăn khoai hấp hoặc luộc để hạn chế gánh nặng cho đường tiêu hóa. Đặc biệt, không ăn khoai sống.
  • Nên sử dụng khoai vào bữa trưa. Không nên ăn khoai vào bữa tối có thể gây khó tiêu, đầy bụng

Tiêu chảy ăn khoai lang được không?

Tiêu chảy ăn khoai lang được không?

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.