Bé bị viêm dạ dày hp nên ăn gì? là lo lắng của nhiều bà mẹ. Viêm dạ dày xảy ra khi mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Đối với trẻ em mắc viêm dạ dày thì việc thay đổi chế độ ăn là điều rất quan trọng. Các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Contents
Nguyên nhân trẻ bị viêm loét dạ dày
Trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày là bệnh rất phổ biến ở người trưởng thành do áp lực công việc và cuộc sống. Nhưng không phải vì thế mà bệnh này không xuất hiện ở lứa tuổi trẻ em. Hiện nay có rất nhiều trẻ nhập viện với các triệu chứng như đau quặn bụng, nôn, bỏ ăn,… Và 60% trong số đó được chẩn đoán là mắc viêm dạ dày kéo dài trên 3 tháng. Nhưng chính bố mẹ của trẻ lại không biết.
Đó là do nguyên nhân gây viêm dạ dày có thể đến từ thói quen sống sinh hoạt hằng ngày. Để giải đáp thắc mắc “Bé bị viêm dạ dày hp nên ăn gì?” thì trước hết phải tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh này.
– Vi khuẩn Hp gây viêm dạ dày
Tên đầy đủ của loại vi khuẩn này là Helicobacter pylori. Chúng sống trên niêm mạc dạ dày kích thích dạ dày tăng tiết acid và gây ra loét. Trung bình cứ 10 người mắc viêm dạ dày thì khoảng 8 người được tìm thấy là có khuẩn Hp sinh sống trong đó. Điều đặc biệt là loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người. Cụ thể là qua đồ ăn, đồ đựng thực phẩm hay chỉ đơn giản là bàn chải đánh răng.
Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày
Đến đây chắc bạn cũng đã hiểu tại sao con mình bị viêm dạ dày. Đúng vậy, nếu trong gia đình có người bị loét dạ dày do khuẩn Hp thì khả năng cao những người còn lại cũng sẽ bị. Đặc biệt trẻ em là đối tượng rất dễ bị tấn công do hệ miễn dịch còn yếu.
Nếu để trẻ ăn uống chung đồ ăn, dùng chung bát đũa hoặc chỉ đơn giản là một cái thơm với người loét dạ dày thì khuẩn Hp sẽ di chuyển sang dạ dày của bé. Đặc biệt với những gia đình còn duy trì thói quen mớm cơm cho trẻ.
– Một số thuốc gây viêm dạ dày
Việc dùng thuốc ở trẻ có thể vô tình mang đến các tác dụng phụ mà bố mẹ thường không để ý. Một số thuốc chống viêm giảm đau (như: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen, Piroxicam,…), Corticoid rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là khi kết hợp các thuốc này với nhau hoặc dùng trong thời gian dài. Chúng kích thích tăng tiết acid dịch vị dần dần gây ra loét.
Một số thuốc gây viêm dạ dày
– Các nguyên nhân khác gây viêm dạ dày
Ngoài 2 nguyên nhân chính trên thì viêm dạ dày ở trẻ còn phụ thuộc vào một số yếu tố nguy cơ khác. Như: cảm xúc căng thẳng, đồ ăn cay nóng, các bữa ăn thất thường khiến bé bị quá đói hoặc ăn quá no. Hoặc ăn muộn, tư thế ăn uống không đúng, thức ăn khó tiêu hoặc không đảm bảo vệ sinh,…
Đó hầu như là những điều thường nhật trong cuộc sống ở gia đình bạn nhưng lại gây hại đến sức khỏe của trẻ. Hãy chú ý để thay đổi nhé.
Bé bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?
Đối với các nguyên nhân mà chúng tôi đã đề cập ở trên, có thể thấy rằng một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị viêm dạ dày do nhiễm Hp cho bé. Để thiết lập lại cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ, mẹ cần xây dựng cho con một thực đơn hợp lý.
– Thực phẩm làm tăng yếu tố bảo vệ
Một số thực phẩm có thể giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid. Ví dụ như: gạo nếp, bánh mì, rau củ tươi, các loại ngũ cốc, bột yến mạch,… Chúng sẽ tạo nên màng chắn che chở cho niêm mạc dạ dày. Từ đó tránh việc acid tiếp tục bào mòn và tạo khoảng không gian cho lớp niêm mạc phục hồi.
Cho trẻ ăn bánh mì để bảo vệ vết loét
Ngoài ra, cá cũng là thực phẩm được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Vì chất béo và vitamin A từ cá giúp đẩy mạnh quá tình tái tạo mô niêm mạc dạ dày. Vết thương sẽ chóng lành hơn khi trẻ được ăn bổ sung cá.
– Thực phẩm làm giảm yếu tố tấn công
Có rất nhiều thực phẩm có tính năng làm giảm hoặc trung hòa bớt acid dịch vị dạ dày. Có thể kể đến như: cơm, sữa, trứng, đường, bánh mì, bánh quy, mật ong, dầu thực vật,… Mẹ có thể chế biến thành các bữa ăn nhẹ hoặc thêm vào món chính cho trẻ. Khi đó vừa tránh việc trẻ bị đói gây đau, vừa tránh dư thừa acid dịch vị gây loét nặng hơn.
Cho trẻ viêm dạ dày ăn mật ong
Mẹ cần lưu ý rằng: dạ dày của con đang bị tổn thương. Nên đồ ăn cần phải mềm, dễ tiêu hóa và không kích ứng niêm mạc.
– Tránh dùng thực phẩm làm tăng yếu tố tấn công
Bên cạnh những thực phẩm trả lời cho câu hỏi “Bé bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?” thì cũng có các loại đồ ăn mà mẹ nên loại bỏ khỏi bữa ăn của trẻ. Đó là đồ ăn cay nóng, vị quá chua, có quá nhiều phụ gia thực phẩm, các đồ ăn vặt, đồ uống có ga,… Những thực phẩm này được khuyến cáo là cần tránh không cho trẻ dùng.
Ngoài ra cần hạn chế các loại đồ chế biến sẵn, nước thịt luộc, nước sốt. Tránh các loại rau củ hoa quả có vị chua, đồ ăn quá cứng hoặc dai, rau sống. Mẹ cần phải đặc biệt chú ý để việc điều trị được hiệu quả.
– Men tiêu hóa cho trẻ viêm dạ dày
Bên cạnh việc kiểm soát mức độ loét thì mẹ cần chuẩn bị cho con một sức khỏe tốt. Để con có thể chống lại sự tấn công của khuẩn Hp. Các bác sĩ khuyên rằng, hãy bổ sung men tiêu hóa cho con để trẻ có một nền tảng sức đề kháng tốt. Men tiêu hóa là sản phẩm giải đáp nỗi lo “Bé bị viêm dạ dày hp nên ăn gì?” của các bà mẹ.
Bổ sung cốm tiêu hóa cho trẻ
Bằng chứng từ những trẻ đã được sử dụng các loại men tiêu hóa cho thấy kết quả ró ràng. Trẻ ăn uống ngon miệng hơn, sức đề kháng cao, khỏe mạnh cao lớn, đặc biệt là ít ốm vặt và giảm tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày. Hiện nay có rất nhiều loại men tiêu hóa tốt và có những ưu điểm nổi trội như: Big BB, Amano Enzym Gold, Bio Acimin,… Mẹ có thể tìm hiểu để lựa chọn bổ sung cho con.
Tóm lại, nếu trẻ có những dấu hiệu của viêm dạ dày, mẹ cần hành động ngay. Hãy tìm hiểu xem “Bé bị viêm dạ dày hp nên ăn gì?” và thay đổi chế độ ăn cho trẻ. Một bữa ăn đầy đủ, phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tối đa về thể chất và tinh thần.
Xem thêm: Thực đơn tăng chiều cao cho trẻ
Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ
Xem thêm: Trẻ đi ngoài ra máu
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa