Trẻ đau bụng đi ngoài nên uống gì hay ăn gì là điều bố mẹ cần chú ý. Bởi hệ tiêu hóa và sức đề kháng của các em còn yếu.Thay vì lạm dụng thuốc tây thì những biện pháp lành mạnh khác sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn nhiều.
Contents
Nguyên nhân trẻ đau bụng đi ngoài
Trẻ đau bụng đi ngoài nên uống gì?
Trước khi có biện pháp xử lý tốt nhất bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến con mình bị đau bụng đi ngoài. Tiêu chảy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và kèm theo nhiều triệu chứng đặc hiệu để nhận biết.
– Nguyên nhân thông thường gây đau bụng đi ngoài
+ Chẳng hạn như: lạnh bụng do thời tiết, bé ăn phải đồ ăn chưa được nấu chín, ăn các đồ ăn lạ, ăn quá nhiều sữa chua,… Khi ấy, trẻ hầu như chỉ bị đi ngoài vài lần trong ngày. Các triệu chứng không kéo dài và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
+ Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn bao gồm: ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa,… Trẻ có thể có các dấu hiệu đặc trưng như: đau quặn bụng, sốt, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy phân có dính máu,… Và lúc này các triệu chứng thường rầm rộ.
Trẻ đau bụng đi ngoài do nhiễm khuẩn đường ruột
– Bệnh lý gây đau bụng đi ngoài
+ Bên cạnh các nguyên nhân trên, trẻ có thể mắc phải một số bệnh lý hiếm gặp hơn. Một số bệnh cũng gây đau bụng tiêu chảy như chứng không dung nạp Lactose, hội chứng ruột kích thích, chứng không dung nạp acid mật, đau ruột thừa… Khi đó mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách xử trí tốt nhất.
+ Đối với trẻ dưới 3 tuổi, có một hiện tượng được gọi là tiêu chảy trẻ con. Tức là trẻ hay bị đau bụng đi ngoài nhưng không rõ nguyên nhân hoặc các nguyên nhân không rõ ràng. Điều này được các chuyên gia giải thích là do ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn thiếu hụt nhiều enzyme tiêu hóa và lợi khuẩn.
Trẻ đau bụng đi ngoài nên uống gì, ăn gì?
Đối với trẻ nhỏ thì việc uống thuốc nên hạn chế bởi tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Điều bố mẹ cần làm khi trẻ bị đau bụng, đi ngoài là bù lại lượng nước, chất dinh dưỡng đã mất và thiết lập chế độ ăn hợp lý.
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ
Đối với trẻ ở lứa tuổi này thì không còn là câu hỏi trẻ đau bụng đi ngoài nên uống gì nữa mà phải tập trung vào chế độ ăn của mẹ. Bên cạnh việc cho trẻ bú thêm để bù lại lượng nước, điện giải đã mất thì mẹ cần ăn uống đầy đủ hơn để con được hấp thu nhiều dưỡng chất.
Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin và các nguyên tố vi lượng là điều vô cùng cần thiết. Mẹ không nên nghe theo các quan niệm lạc hậu. Chỉ ăn cơm với muối là sai lầm. Bởi khi đó con sẽ bị thiếu dưỡng chất cộng thêm việc giảm hấp thu do đi ngoài. Trẻ sẽ trở nên gầy yếu, suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý theo dõi con hơn. Tiêu chảy rất dễ biến chứng thành mất nước nặng. Và trẻ sẽ nhanh chóng đối mặt với các triệu chứng nguy hiểm như: hôn mê, mất khả năng vận động, co giật,… Lúc này, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có biện pháp xử trí tốt nhất.
– Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
+ Bù nước, điện giải.
Việc này là vô cùng quan trọng, giúp hồi sức nhanh chóng cho trẻ, bù lại lượng nước đã mất. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước trái cây hoặc cháo loãng. Không cho trẻ uống lượng quá lớn trong thời gian ngắn vì có thể là trẻ đi ngoài trầm trọng hơn.
Bù nước điện giải cho trẻ tiêu chảy
Mẹ cần cho con uống ngay sau mỗi lần đi ngoài. Đối với những trẻ từ 2 tuổi trở lên mẹ có thể dùng gói bột pha Oresol để có được hiệu quả tối đa.
+Bữa ăn lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất
Điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ là yếu tố tiên quyết trong quá trình điều trị chứng đau bụng đi ngoài ở trẻ. Mẹ nên sử dụng các thực phẩm sạch, dễ tiêu hóa. Hãy lựa chọn cho con những thực phẩm tự nhiên, tươi sạch, không chứa các chất phụ gia. Ví dụ như: rau mồng tơi, rau ngót, các loại cải, bột gạo. Hoặc có thể là cà rốt, thịt gà, thịt nạc, khoai tây, khoai lang…
Đồng thời mẹ hãy bổ sung đa dạng các loại trái cây như: chuối tiêu, hồng xiêm, cam, táo,… Hãy thay việc dùng mỡ động vật bằng các loại chất béo thực vật. Ví dụ như dầu lạc, dầu hạt cải, dầu hướng dương,…
Chú ý: Rửa sạch các loại thực phẩm trước khi nấu, đảm bảo đồ ăn được nấu chín, dụng cụ ăn uống được tiệt trùng sạch sẽ. Tránh sử dụng các thực phẩm mà con bị dị ứng hay chưa từng ăn. Hãy nấu các món đơn giản, dạng mềm để trẻ dễ tiêu như cháo, bột. súp, các món hầm,…Hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn.
– Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ
Sau khi hồi phục, bạn cần có biện pháp phòng tránh để giảm đau bụng đi ngoài cho trẻ. Và đó là men tiêu hóa. Một đường tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ tự tin đối đầu với tác nhân gây hại từ môi trường. Bằng việc cung cấp nhiều loại enzyme cùng với hàng tỷ lợi khuẩn, các loại men tiêu hóa không chỉ lấy lại cân bằng cho đường ruột mà còn củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.
Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ
Rất nhiều trẻ nhỏ đã sử dụng men tiêu hóa và đạt được hiệu quả đáng mong đợi. Bé ăn uống ngon miệng hơn, tăng cân rõ rệt. Và đặc biệt giảm hẳn tình trạng ốm vặt, tiêu chảy, nôn ói. Thị trường men tiêu hóa hiện nay rất phát triển với nhiều sự lựa chọn. Có thể kể đến như: Amano Enzym Gold, Big BB, Bio Acimin Gold,… Hãy tìm hiểu và lựa chọn cho bé nhà bạn một loại men tiêu hóa phù hợp.
+ Bên cạnh những thực phẩm, đồ uống tốt cho trẻ tiêu chảy thì cũng có những đồ ăn cần tránh. Chẳng hạn như: đồ ngọt, đồ ăn đường phố, đồ khô, các loại thức ăn tái, rau sống… Đặc biệt là sữa nếu trẻ mắc chứng không dung nạp Lactose.
Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa kém rất hay bị đau bụng tiêu chảy khi có những tác động xấu. Do đó bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về tình trạng này, trang bị cho mình đủ kiến thức về các biện pháp xử trí để cùng con khỏe mạnh.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy thường xuyên
Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1-6 tuổi
Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa