Bé bị đau bụng từng cơn cảnh báo những vấn đề gì tại đường tiêu hóa

Bé bị đau bụng từng cơn là dấu hiệu cho thấy đường tiêu hóa đang bị tổn thương. Thường xuyên bị đau bụng khiến trẻ trở nên biếng ăn, gầy sút cân. Do đó, ba mẹ hãy trở thành những người bác sĩ gia đình giúp con giải quyết cơn đau bụng.

Contents

Các vấn đề tại đường tiêu hóa làm bé bị đau bụng từng cơn

Trong những năm đầu đời, sức đề kháng và hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu. Đường ruột bé luôn phải chịu sự tấn công bởi các tác nhân độc hại bên ngoài. Bởi vậy, có rất nhiều nguyên nhân làm bé bị đau bụng từng cơn.

Rối loạn tiêu hóa làm trẻ bị đau bụng

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân thường được nghĩ đến khi bé bị đau bụng từng cơn. Đó là do sự thiếu hụt các loại enzyme và lợi khuẩn đường ruột. Không có những người công nhân này, thức ăn sẽ không được xử lý gây ùn ứ tại ruột. Sự tồn đọng lâu ngày khiến thức ăn bị thối, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển. Khi đó sẽ gây ra sự mất cân bằng vi sinh tại ruột.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm đau bụng buồn nôn

Bé bị đau bụng từng cơn do rối loạn tiêu hóa

Cứ như vậy tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn làm rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa. Bé bị đau bụng từng cơn nhất là sau bữa ăn no và khi ăn những thực phẩm khó tiêu.  Ngoài ra, trẻ còn thấy chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng nhiều đến bữa ăn của bé. Trẻ thường thấy chán ăn thậm trí sợ ăn khiến thể trạng giảm sút nhiều.

Bé bị đau bụng từng cơn do nhiễm trùng

Từ môi trường sống và thói quen ăn uống, vi khuẩn, virus, giun, sán,… có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa của bé. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên các loại vi sinh vật dễ đi sâu vào đường ruột và gây tổn thương tại đó. Vì vậy mà chỉ một vài sơ suất nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.

Bé bị đau bụng từng cơn cảnh báo những vấn đề gì tại đường tiêu hóa

Triệu chứng của nhiễm trùng tiêu hóa bao gồm: Bé bị đau bụng từng cơn, khó tiêu, nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt nhẹ,… Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường khá mờ nhạt. Hơn nữa trẻ nhỏ chưa biết để ý đến sức khỏe bản thân nên rất dễ bị bỏ qua.

Xem thêm Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ bị đau bụng do táo bón lâu ngày

Táo bón là tình trạng khối phân cứng, nhỏ và nhu động ruột không thể đào thải ra ngoài. Lâu dần, các khối phân tích tụ nhiều tại đại tràng gây kích ứng mỗi khi ruột hoạt động. Do đó khiến bé bị đau bụng từng cơn, dai dẳng nhiều ngày.

Xem thêm Trẻ bị đau bụng từng cơn Nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả 

Cơn đau bụng do táo bón thường xuất hiện sau bữa ăn khoảng 30 phút. Khi đó trẻ có thể thấy đau bụng vùng quanh rốn, hoặc hơi lệch về phía bên phải. Tuy nhiên, điều này cũng tùy vào cơ địa và sự cảm nhận của mỗi trẻ. Hơn nữa, đau bụng do táo bón thường không đi kèm nhiều triệu chứng nên khá khó để nhận biết.

Trẻ 4 tuổi đau bụng buồn nôn do bị tắc ruột non

Táo bón lâu ngày làm bé bị đau bụng thường xuyên

Khi đó, mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của con. Không nên chiều theo sở thích của trẻ mà hãy thay đổi thực đơn cho phù hợp.

Xem thêm Trẻ đau bụng từng cơn mẹ phải làm sao? – Hướng dẫn từ thầy thuốc

Dị tật đường ruột làm con bị đau bụng

Bên cạnh những bệnh lý thì hiện tượng bất thường về cấu trúc đường ruột cũng cần được quan tâm. Dị tật đường ruột có thể kể đến như: lồng ruột, hẹp tắc ruột, dính ruột, xoắn ruột,… Chúng làm bé bị đau bụng từng cơn với cường độ và đặc điểm bất thường, rất khó nhận biết.

Xem thêm Trẻ đau bụng đi ngoài nên uống gì, ăn gì. Lời khuyên cho mẹ

Dị tật đường ruột làm cản trở con đường lưu thông của thức ăn. Thức ăn bị ứ đọng gây viêm thậm chí hoạt tử tại đoạn ruột đó. Các triệu chứng thường đến khá sớm, nhất là trong giai đoạn sơ sinh. Ban đầu chỉ là các cơn đau âm ỉ nhưng càng ngày càng dữ dội hơn khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.

Bé bị đau bụng từng cơn có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và diễn biến của trẻ để đánh giá được tình trạng đau bụng có nguy hiểm hay không. Nhưng, nhìn chung nếu để trẻ đau bụng nhiều ngày mà không có biện pháp giảm nhẹ thì là một vấn đề nguy hiểm với sức khỏe. Bởi nhiều bệnh lý tiềm ẩn những biến chứng rất nguy hiểm.

Khi trẻ đau bụng có kèm theo nôn ói hoặc tiêu chảy thì rất dễ bị kiệt sức. Trẻ em là đối tượng khá nhạy cảm với tình trạng mất nước, mất điện giải. Hiện tượng mất nước bắt đầu khi trẻ có biểu hiện mệt mỏi, mắt trũng xuống, môi khô,… Nếu không có biện pháp kịp thời thì kéo theo đó là sự giảm thể tích tuần hoàn. Khi đó các cơ quan sống còn như não, tim, phổi sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng.

đau bụng tiêu chảy nên làm gì

Trẻ bị kiệt sức do nôn ói nhiều

Nếu bé bị đau bụng từng cơn do giun thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ giun di chuyển và làm tổn thương các cơ quan xung quanh. Điển hình nhất là khi giun chui vào ống mật và làm tắc mật. Trẻ có thể nôn ra mật xanh vàng, đi ngoài phân lỏng hoặc có lẫn mỡ, đôi khi có sốt,… Đây được coi là một biến chứng khá nguy hiểm.

Khi bé bị đau bụng từng cơn mẹ cần phải làm gì?

Nhận thấy con bị đau bụng dai dẳng nhiều ngày thì ba mẹ cần có biện pháp xử trí ngay lập tức. Tránh để tình trạng tái diễn lâu ngày làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Phục hồi chức năng tiêu hóa cho trẻ

Đối với những bé bị đau bụng từng cơn do rối loạn tiêu hóa thì mẹ có thể giúp con phục hồi lại bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên việc này đòi hỏi bạn phải có biện pháp đúng và luôn kiên trì.

Đầu tiên hãy giảm nhẹ lượng thực phẩm cần tiêu thụ trong mỗi bữa ăn. Để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất, mẹ hãy chia nhỏ và đảm bảo sự đa dạng trong các bữa ăn. Làm như vậy để tránh quá tải cho đường tiêu hóa. Đồng thời hãy hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kỹ để dễ tiêu hơn.

Sau đó, hãy giảm các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đường phố hoặc những món quá nhiều chất so với lứa tuổi của trẻ. Mẹ nên thêm vào thực đơn rau xanh, hoa quả, những món dễ tiêu như súp gà, cháo, món hầm,…

Bổ sung đủ nước, điện giải khi cần

Để tránh bị kiệt sức khi bé bị đau bụng từng cơn kèm nôn ói hoặc đi ngoài nhiều, mẹ nên chủ động bù phụ nước và điện giải. Dùng nước ép hoa quả, cháo loãng hoặc gói oresol là những phương pháp phổ biến. Mẹ hãy cho trẻ uống từng ngụm nhỏ đến khi hết nôn hoặc hết tiêu chảy.

Trẻ bị đau bụng rối loạn tiêu hóa do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Cho bé uống nước ép hoa quả để tránh mất nước

Tốt nhất bạn nên cho trẻ uống những dung dịch trên bằng thìa. Bởi việc đưa một lượng lớn dịch vào khi đường tiêu hóa đang bị kích ứng có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Nếu trẻ nôn ra ngay sau khi uống, hãy dùng lại đến khi bé ổn định hơn.

Kiểm soát thân nhiệt nếu bé bị sốt

Bé bị đau bụng từng cơn do viêm hoặc nhiễm khuẩn thì thường kèm theo sốt. Mẹ nên chú ý theo dõi thân nhiệt của con. Nếu thấy trẻ sốt, mẹ có thể chườm ấm hoặc cho uống thuốc hạ sốt để con thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi bé sốt quá cao (trên 39 độ C) bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế. Cố giữ trẻ ở nhà có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con.

Tóm lại, bé bị đau bụng từng cơn có thể là điều bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Bố mẹ không nên chủ quan mà hãy quan tâm, chăm sóc trẻ nhiều hơn. Thực đơn dễ tiêu, bù nước điện giải và kiểm soát thân nhiệt là những biện pháp mẹ có thể thực hiện tại nhà để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.