Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi

Bước sang tháng thứ 8, cơ thể của bé có sự phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn trí tuệ. Bé vận động nhiều hơn, nhu cầu dinh dưỡng cũng cao hơn. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, các món ăn cần đa dạng, phong phú. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các mẹ cách chuẩn bị thực đơn cho bé 8 tháng tuổi.

Contents

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi

Khi bé được 8 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên rõ rệt. Số lượng bữa ăn dặm tăng lên 2-3 bữa/ngày và là các bữa chính trong ngày của bé. Đồng thời, bé còn được bổ sung thêm các bữa ăn phụ nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Cũng như các giai đoạn khác, thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:

  • Tinh bột (20-30 gram): cháo, yến mạch, khoai, bánh mì,…
  • Đạm (20-30 gram): thịt gà, thịt lợn, trứng, các loại hải sản (tôm, cua, ghẹ,…), đậu hũ
  • Chất béo (6-10 ml): dầu oliu, dầu óc chó, dầu mè,…
  • Vitamin và khoáng chất: các loại rau củ (bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, đậu Hà Lan,..), trái cây chín (táo, bơ, chuối, đu đủ, dưa hấu,…)

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi

Mẹ cần lưu ý một số dưỡng chất vô cùng quan trọng trong giai đoạn phát triển này của bé, nhất định phải có mặt trong thực đơn ăn dặm:

  • Kẽm: giúp bé ăn ngon miệng hơn, kích thích cơ thể tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, duy trì hệ thống miễn dịch. Kẽm làm hạn chế tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân ở trẻ. Trẻ 8 tháng tuổi cần bổ sung khoảng 5 mg kẽm mỗi ngày, thông qua các loại thực phẩm như trứng, hạt họ đậu, thịt đỏ, cải xoăn,…
  • Sắt: giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt, cá, đậu nành, trứng, trái cây khô, bông cải xanh, rau bina,…
  • Omega-3: rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ, giúp trẻ thông minh, nhanh nhạy, mắt sáng, dáng cao. Có thể bổ sung Omega-3 từ các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, tôm, hạt óc chó, hạt chia,…

Xem thêm CÁC MÓN ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CHO TRẺ 6 THÁNG TUỔI

nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi cần lưu ý gì?

1. Số bữa ăn dặm truyền thống mỗi ngày cho bé 8 tháng tuổi

Mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn gồm 5-6 bữa/ngày, xen kẽ các bữa chính với bữa phụ. Mỗi ngày, bé được bổ sung khoảng 500 ml sữa; ba bữa ăn dặm chính, mỗi bữa có hàm lượng khoảng 200 ml; 2-3 bữa phụ, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, váng sữa, đậu hũ non,…, thay đổi luân phiên tùy vào nhu cầu và khẩu vị của bé

2. Độ đặc của thức ăn trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng

Ở giai đoạn này, bé đã mọc răng và có khả năng nhai. Đồ ăn cần được chế biến thô hơn so với giai đoạn trước để kích thích phản xạ nhai của bé, tránh tình trạng không nhai mà nuốt chửng luôn. Cháo được nấu theo tỷ lệ 1:7 (1 phần gạo, 7 phần nước), sau khi nấu không cần rây mịn, chỉ cần nghiền bằng muỗng (nếu cần). Thịt và rau củ chỉ cần băm nhuyễn rồi cho vào nấu cùng cháo

độ đặc của cháo ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Độ đặc của cháo ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

3. Thay đổi thực đơn thường xuyên

Mẹ cần chuẩn bị một thực đơn ăn dặm truyền thống đa dạng, phong phú các món ăn để bé không cảm thấy khi lười ăn, chán ăn, kích thích vị giác của bé phát triển

Xem thêm Món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng mẹ nên áp dụng cho bé

4. Lên thời gian biểu chi tiết cho các bữa ăn

Mẹ cần lên thời gian biểu chi tiết cho từng bữa ăn, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng. Mục đích của việc này và xây dựng cho bé một chế độ sinh hoạt điều độ, giúp bé làm quen với nhịp sinh lý. Đồng thời, hệ tiêu hóa của bé cũng cũng khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

lên thời gian biểu chi tiết cho các bữa ăn dặm

Lên thời gian biểu chi tiết cho các bữa ăn dặm

5. Bé dễ biếng ăn 

Đây là giai đoạn bé bắt đầu mọc răng, lợi đau, ngứa, có thể sốt nhẹ hay tiêu chảy khiến cơ thể khó chịu. Những sự thay đổi này có thể là nguyên nhân khiến bé biếng ăn (biếng ăn sinh lý)

Ngoài ra, theo phương pháp ăn dặm truyền thống, bố mẹ thường ép bé ăn hết khẩu phần khiến cho bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh của bé, bé thường sợ hãi khi đến bữa và không muốn ăn (biếng ăn tâm lý)

Xem thêm CÁCH NẤU CHÁO ĂN DẶM CHO BÉ 9 THÁNG

Gợi ý một số món ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi

1. Cháo thịt heo rau cải

Nguyên liệu: cháo trắng ninh sẵn, thịt heo băm nhỏ, rau cải băm nhỏ, dầu ăn của bé

Cách nấu:

  • Thịt heo và rau cải rửa sạch, đem băm nhỏ
  • Cháo ninh mềm, cho thịt heo vào khuấy khoảng 5 phút
  • Tiếp tục cho rau cải vào và nấu thêm khoảng 3 phút hoặc chờ cho thịt và rau chín mềm là được
  • Đổ ra bát/đĩa cho bé, thêm ít dầu ăn vào khuấy đều, để nguội rồi cho bé ăn

Mẹ có thể thay đổi rau cải bằng các loại rau khác để thay đổi hương vị như: rau ngót, nấm rơm, bí xanh,…

cháo thịt heo rau cải

Cháo thịt heo rau cải

2. Súp gà ngô

Nguyên liệu: thịt ức gà, xương gà, ngô ngọt, cà rốt, nấm hương, rau mùi, hành lá, bột năng

Cách làm:

  • Xương gà và ức gà đem hầm lấy nước. Khi nước sôi, lấy thìa vớt lớp bọt nổi lên trên bỏ đi. Khi xương và thịt nhừ thì vớt ra, thịt đem xé sợi hoặc băm nhỏ
  • Cà rốt, ngô ngọt, nấm hương rửa sạch, băm nhỏ, cho vào nồi nước
  • Hòa tan bột năng và cho vào nồi nước, khuấy đều tạo độ sánh
  • Cho thịt gà vào đảo đều, múc ra bát, cho rau mùi lên rồi cho bé ăn

súp gà ngô

Súp gà ngô

3. Cháo chim bồ câu đậu xanh

Nguyên liệu: chim bồ câu, gạo tẻ, đậu xanh

Cách làm:

  • Chim bồ câu làm sạch, lọc lấy phần thịt đùi và ức, băm nhỏ
  • Cho xương vào hầm cùng gạo, đậu xanh, ninh nhừ
  • Cháo chín thì lọc bỏ xương, cho phần thịt băm vào đun thêm 5 phút
  • Múc ra bát, để nguội rồi cho bé ăn

Có thể thay đậu xanh bằng hạt sen để thay đổi hương vị

cháo chim bồ câu đậu xanh

Cháo chim bồ câu đậu xanh

4. Cháo cua

Nguyên liệu: thịt cua, gạo tẻ, rau mồng tơi

Cách làm:

  • Gạo tẻ vo sạch, ninh nhừ
  • Thịt cua hấp, bóc bỏ vỏ, lấy thịt đem giã nhỏ
  • Cháo chín, cho thịt cua vào khuấy đều, sau đó cho rau mồng tơi vào (thái sợi hoặc băm nhỏ)
  • Đun cháo thêm khoảng 2 phút nữa là được
  • Múc ra bát, để nguội cho bé ăn

cháo cua

Cháo cua

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.