Trẻ ho nhiều ngày không khỏi: Nguyên nhân, giải pháp hiệu quả nhất

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi thì nguy cơ cao là do các tổn thương tại đường hô hấp. Tình trạng viêm, kích ứng khiến cơ thể có phản xạ ho. Tùy vào từng nguyên nhân mà bé có thể ho khan hoặc ho ra đờm.

Contents

6 Nguyên nhân chính làm trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Do đó mẹ cần nhận biết được các nguyên nhân gây ho dai dẳng ở trẻ. Mỗi nguyên nhân, mỗi bệnh lý lại có những đặc trưng khác nhau.

Trẻ ho dai dẳng nhiều ngày sau cảm cúm

Cảm cúm là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là với những trẻ có sức đề kháng yếu. Các triệu chứng của cảm cúm đa phần giống với cảm lạnh. Tuy nhiên, cảm cúm ở trẻ em thì thường biểu hiện rầm rộ và tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe hơn.

Trẻ bị cảm cúm thường có biểu hiện như: sốt cao có thể lên hơn 39 độ C, rét run, đau đầu, đau khắp mình mẩy, ho, đau họng, sổ mũi,… Vài ngày đầu trẻ thường chỉ ho khan, nhưng sau đó có thể chuyển thành ho ra đờm. Nếu để ý mẹ sẽ thấy con ho ra đờm màu xanh, vàng.

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi sau cảm cúm

Tình trạng trẻ ho nhiều ngày không khỏi sẽ còn tiếp diễn sau khi đã hết cảm cúm. Đó là do xác vi khuẩn, virus vẫn còn ở niêm mạc đường hô hấp gây ra kích ứng. Đợt ho khan sau cảm cúm này thậm chí có thể kéo dài hàng tuần. Điều này làm trẻ khó chịu, hay quấy khóc và bỏ ăn.

Thay đổi thời tiết dẫn đến ho kéo dài

Khi thấy trẻ ho nhiều ngày không khỏi, mẹ hãy để ý đến thời tiết những ngày hôm đó. Khí hậu thất thường, trời lạnh hoặc độ ẩm thấp đều có thể là nguyên nhân gây ho ở trẻ. Chênh lệch nhiệt độ, đặc biệt là vào ban đêm có thể khiến trẻ ho nhiều hơn. Nếu không chăm sóc cẩn thận, bé rất dễ bị viêm phế quản, viêm phổi,…

Ho gà khiến trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm qua đường giọt bắn với tỷ lệ lây nhiễm sang trẻ em là gần 80% khi tiếp xúc gần. Ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng thường không đặc hiệu gây khó nhận biết. Thường chỉ là trẻ ho nhiều ngày không khỏi, ho có thể kèm theo thở dốc, nhịp thở nhanh.

https://youtu.be/nqk2k9ltMnk

Trẻ ho nhiều ngày: Nguyên nhân, giải pháp hiệu quả nhất

Lâu dần các cơn ho kéo dài hơn kèm theo những tiếng rít. Đặc trưng của bệnh ho gà là ho kiểu co thắt và kết thúc bằng tiếng thở rít như tiếng gà. Bệnh ho gà tiến triển khá âm thầm tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều mối nguy với sức khỏe. Các biến chứng thường gặp là ngạt thở, viêm tai giữa, viêm phổi, động kinh,…

Bé bị ho kéo dài do bệnh viêm phế quản

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi là một triệu chứng thường thấy trong bệnh viêm phế quản. Ở các bé nhỏ, khi bị nhiễm lạnh, nhiễm virus thì thường bị viêm phế quản cấp. Những ngày đầu trẻ có biểu hiện ho khan, đôi khi ho ra đờm trắng, sổ mũi, đau tức ngực,…

Viêm phế quản làm trẻ bị ho dai dẳng

Trẻ bị viêm phế quản cấp thường bắt nguồn từ những sơ xuất của cha mẹ. Chẳng hạn như, để con bị nhiễm lạnh đặc biệt là vào buổi đêm, trẻ sống ở nơi có nhiều khói bụi, không đeo khẩu trang,… Vì cơ thể các bé rất nhạy cảm nên mẹ cần chú ý hơn trong cách chăm con.

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi do hen phế quản

Hen phế quản có biểu hiện ban đầu là những cơn ho kéo dài, dai dẳng. Do nhiều tác nhân mà đường thở của trẻ bị hẹp lại làm cản trở quá trình thông khí. Ban đầu, đường thở hẹp ít thì bé chỉ bị ho khan. Lâu dần cơn ho thường kèm theo khó thở, đau tức ngực, tím tái rất nguy hiểm.

Mắc dị vật đường thở khiến trẻ ho dai dẳng

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý thì việc trẻ ho nhiều ngày không khỏi có thể do bị mắc dị vật. Các dị vật như xương cá, hạt đậu hoặc hạt vòng nhỏ có thể mắc lại tại cổ họng hoặc đường thở làm trẻ có phản xạ ho. Dị vật làm kích thích niêm mạc đường thở khiến trẻ ho nhiều, gắng sức để đẩy ra. 

Tuy nhiên nếu không phát hiện và xử trí ngay có thể gây ra nhiều biến chứng. Dị vật có thể tạo ra ổ nhiễm trùng và gây viêm lại đó. Hoặc nặng hơn, chúng có thể cản trở hoạt động hô hấp gây nguy hiểm cho bé.

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi có phải là điều đáng lo ngại?

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi thực sự là một vấn đề mà mẹ cần lưu tâm. Triệu chứng ho dai dẳng sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của con. Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây ho tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. 

Ho nhiều, thậm chí ho ra đờm khiến bé khó chịu, đau rát họng, quấy khóc và bị sặc khi ăn. Kết quả trẻ dần trở nên lười ăn, tinh thần mệt mỏi và nhanh chóng sụt cân. Khi đó, thể trạng và sức đề kháng của bé không khỏe sẽ dễ bị ốm vặt hơn.

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Xem thêm Trẻ bị đi ngoài ăn gì? Gợi ý các món mẹ chuẩn bị ngay để con nhanh khỏi

Nếu trẻ ho nhiều ngày không khỏi sau cảm cúm, cụ thể là ho khan thì mẹ có thể yên tâm phần nào. Bởi đó chỉ là những triệu chứng còn sót lại. Tuy nhiên nếu nghi ngờ trẻ bị viêm phế quản, ho gà hay bị mắc dị vật thì đây lại là điều thực sự đáng lo ngại. 

Viêm phế quản có thể nặng lên thành viêm phổi, gây khó khăn cho việc điều trị. Đặc biệt, bệnh ho gà có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Điều này xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp hơn ở những bé dưới 6 tháng tuổi. Tử vong do ho gà, chủ yếu là ở giai đoạn biến chứng não và viêm phổi.

Xem thêm Thực đơn cho bé bị tiêu chảy, các dấu hiệu khi bé bị tiêu chảy

Giải pháp khắc phục khi trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Sau khi đã hiểu về nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều ngày không khỏi thì bạn cần nắm vững các giải pháp giảm ho và hạn chế biến chứng cho con. Cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây khi trẻ bị ho dai dẳng:

Để bé nghỉ ngơi và quan tâm nhiều hơn

Khi trẻ ho nhiều ngày không khỏi thì mẹ hãy để bé nằm nghỉ và hỏi han nhiều hơn. Mẹ cần hỏi kỹ về các triệu chứng và trẻ đang cảm thấy thế nào. Ví dụ như có ho ra đờm không, có thấy đau rát họng không, có cảm giác bị vướng trong họng không, có thấy khó thở không,… Điều này giúp ích nhiều cho việc xác định nguyên nhân và cung cấp thông tin cho bác sĩ.

Giữ ấm khi trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Giữ ấm là cách đơn giản mà hiệu quả để tránh việc các triệu chứng trở nặng. Bởi nhiễm lạnh là cơ hội để vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển. Do đó mẹ hãy mặc thêm áo ấm, tắm nước ấm và đảm bảo trẻ không bị lạnh vào ban đêm.

Cho trẻ bị ho nhiều uống nước mật ong

Mật ong có tính ấm, có công dụng làm dịu cổ họng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn rất tốt. Do đó mà người ta hay dùng mật ong như một bài thuốc trị ho hiệu quả.

Dùng mật ong để trị ho cho bé

Xem thêm CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SỐT MỌC RĂNG MẸ CẦN BIẾT

Mẹ hãy hòa một thìa mật ong vào ly nước ấm, cắt thêm một lát chanh và cho trẻ uống mỗi ngày. Cách này rất hiệu quả khi trẻ bị ho khan đặc biệt là ho sau cảm cúm và viêm phế quản. Kiên trì sử dụng mật ong, mẹ sẽ thấy trẻ giảm ho hẳn.

Xem thêm Cách trị ho có đờm ở trẻ nhỏ tại nhà cho các mẹ tham khảo

Chuẩn bị bữa ăn đủ dinh dưỡng cho bé

Khi trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi thì một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất là rất cần thiết. Một thực đơn tốt giúp tăng cường sức khỏe để trẻ nhanh phục hồi và hạn chế biến chứng. Hãy cho bé ăn những món dễ tiêu và có tính ấm. Không nên cho con ăn những thực phẩm dễ gây ho như lạc, thịt gà, các loài giáp xác,…

Chú ý vệ sinh mũi họng cho bé hằng ngày

Vệ sinh mũi họng là thói quen tốt đặc biệt là khi trẻ ho nhiều ngày không khỏi. Hãy cho bé súc họng rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2-3 lần. Nước muối giúp rửa trôi xác vi khuẩn, virus, làm long đờm từ đó giảm tốt. Bên cạnh đó nước muối giữ cho đường hô hấp luôn sạch, tránh bị viêm nhiễm.

Tóm lại, trẻ ho nhiều ngày không khỏi là triệu chứng của những tổn thương tại đường hô hấp. Mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện và chăm sóc trẻ tốt hơn. Hãy trang bị cho bé một sức đề kháng khỏe để chống lại mọi bệnh tật mẹ nhé.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.