Trẻ em bị đau bụng – những nguy hiểm tiềm ẩn với đường tiêu hóa

Trẻ em bị đau bụng là dấu hiệu báo động đường tiêu hóa đang gặp những tổn thương. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ cũng cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Hiểu biết về nguyên nhân các biện pháp xử trí thì mẹ có thể trở thành bác sĩ gia đình giúp trẻ giải quyết cơn đau bụng.

Contents

Bạn đã hiểu rõ về nguyên nhân khiến trẻ em bị đau bụng chưa?

Trẻ em bị đau bụng tưởng chừng là điều bình thường nhưng đôi khi lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trẻ có thể bị đau bụng quằn quại hoặc đau bụng âm ỉ nhiều ngày tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Mẹ cần hiểu biết để có thể phát hiện và lựa chọn biện pháp giảm đau hiệu quả cho bé.

Trẻ em bị đau bụng do rối loạn đường ruột

Những năm tháng đầu đời là thời gian để đường tiêu hóa của trẻ phát triển toàn diện. Do vậy, khi chịu ảnh hưởng bởi các tác động xấu, hệ tiêu hóa của trẻ rất dễ bị rối loạn. Các chuyên gia cho biết, phần lớn trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do thói quen ăn uống chưa hợp lý.

Tâm lý của nhiều cha mẹ, nhất là khi sinh con đầu lòng là luôn muốn trẻ mau ăn chóng lớn. Tuy nhiên việc cho con ăn một lượng lớn thức ăn, ăn những thực phẩm khó tiêu hoặc chế độ ăn chưa phù hợp với lứa tuổi lại là điều không nên. Điều này vô hình chung sẽ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ và khiến chúng bị rối loạn.

Trẻ em bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa thường kèm theo nhiều triệu chứng khác. Ví dụ như: ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Khi đó ba mẹ cần xem xét lại quá trình ăn uống của con. Ăn quá nhiều trong một bữa, đồ ăn giàu đạm, đồ chiên rán, đồ ăn đường phố, trẻ ăn cơm khi đang ở giai đoạn ăn bột,… đều là những yếu tố có thể khiến trẻ em bị đau bụng thường xuyên.

Con ăn xong bị đau bụng trên

Trẻ em bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa

Việc trẻ hay bị nôn, tiêu chảy kéo theo hậu quả là làm mất một lượng lớn lợi khuẩn và enzyme tiêu hóa. Đây là hai thành phần quan trọng đóng vai trò như những vệ binh giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và bảo vệ đường ruột. Thiếu hụt chúng khiến đường tiêu hóa ngày càng yếu đi. Khi đó tạo ra một vòng luẩn quẩn làm trẻ em bị đau bụng dai dẳng trong thời gian dài.

Nhiễm trùng đường ruột làm bé bị đau bụng

Nhiễm trùng đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em bị đau bụng. Có thể kể đến như: nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm giun, nhiễm sán,… Thống kê cho thấy, trong những năm tháng đầu đời hầu hết trẻ nhỏ đều đã từng bị nhiễm trùng đường ruột. Nguyên nhân có thể đến từ môi trường sống và thực phẩm, nước uống hằng ngày.

https://youtu.be/a-0BguwM3TY

Trẻ em bị đau bụng – những nguy hiểm tiềm ẩn với đường tiêu hóa

Môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn, nguồn nước không đảm bảo, ăn ở không vệ sinh,… là những yếu tố thúc đẩy sự xâm nhập của vi khuẩn, giun sán vào đường ruột của bé. Khi vào đến ruột, chúng bám tại niêm mạc và gây ra những tổn thương như: viêm, loét, chảy máu,…

Bên cạnh làm trẻ em bị đau bụng, sự nhiễm trùng tại đường ruột còn gây ra: biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy, đi ngoài ra máu hoặc giun,… Đối với trẻ nhỏ thì đây là những triệu chứng khá nghiêm trọng và nguy hiểm. Do đó, khi trẻ em bị đau bụng, mẹ không nên chủ quan mà hãy chăm sóc con nhiều hơn.

Táo bón lâu ngày khiến bé bị đau bụng

Táo bón là khi khối phân khô cứng khiến đường ruột không thể đào thải ra ngoài được. Nếu tình trạng này xảy ra trong nhiều ngày, khối phân tích tụ làm kích ứng đường ruột và khiến trẻ em bị đau bụng. Điều này thường xảy ra do những sơ suất trong cách chăm con của ba mẹ.

Tổn thương gan làm con ăn xong bị đau bụng trên

Táo bón lâu ngày làm trẻ bị đau bụng

Trẻ nhỏ thường ghét ăn rau xanh và chỉ thích ăn nhiều thịt. Nếu mẹ chiều theo sở thích của con thì dễ gây ra việc thiếu chất xơ làm ảnh hưởng xấu đến những hoạt động bình thường của đường ruột. Bởi chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kéo nước vào làm mềm và tăng kích thước khối phân. Do đó nếu nhận thấy lâu ngày trẻ không đi ngoài được thì mẹ cần có biện pháp giải quyết.

Trẻ em bị đau bụng do táo bón thường không kèm theo các triệu chứng khác. Do đó việc nhận biết khá khó khăn. Cơn đau có thể đến trong hoặc sau bữa ăn, đặc biệt khi trẻ ăn quá no. Trẻ thường đau vùng bụng dưới bên trái, ấn vào có thể thấy cứng và gây đau nhói.

Trẻ nhỏ bị đau bụng vì viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là nguyên nhân thường được nghĩ đến khi trẻ em bị đau bụng dữ dội và bất thường. Đó là hậu quả của sự tắc nghẽn tại ruột thừa do sỏi, giun hoặc thức ăn,… Các chuyên gia cho biết, thói quen nuốt cả hạt khi ăn hoa quả có thể dẫn đến nguy cơ viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ.

Cơn đau do viêm ruột thừa ban đầu có thể xuất hiện ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Vài giờ sau, trẻ thường đau cục bộ tại phần bụng dưới bên phải. Mẹ có thể xác định vị trí đau bằng cách ấn nhẹ vào bụng trẻ. Đau tăng lên nhiều khi ho hoặc di chuyển, khiến trẻ vã mồ hôi, quấy khóc.

Khi trẻ em bị đau bụng ở bên phải mẹ có thể xác định thêm bằng phản ứng điểm McBurney. Tại đường nối rốn với gai chậu trước trên bên phải, bạn hãy chia thành 3 phần. Sau đó xác định điểm một phần ba về phía gai chậu. Đây chính là điểm McBurney. Nếu ấn vào điểm này, bé kêu đau dữ dội, thậm chí gạt tay bạn ra thì khả năng cao là viêm ruột thừa. 

Cách xoa bóp làm giảm triệu chứng táo bón đau bụng cho trẻ

Ấn điểm McBurney giúp xác định bệnh đau ruột thừa

Tuy nhiên, những cách nhận biết trên thường được áp dụng với trẻ trên 2 tuổi. Còn với những bé dưới 2 tuổi thì các triệu chứng thường rối loạn hơn, khó nhận biết hơn. Ngoài đau bụng, bé thường kèm theo sốt nhẹ, nôn ói, da niêm mạc nhợt,…

Các nguyên nhân khác làm trẻ em bị đau bụng

Bên cạnh những bệnh lý về đường tiêu hóa thì cũng có nhiều yếu tố khác làm trẻ em bị đau bụng. Tuy nhiên trẻ nhỏ thường vô tư, chưa biết diễn tả nên bố mẹ thường phát hiện khá muộn.

Ngộ độc thực phẩm: Rất nhiều ca nhập viện khi trẻ em bị đau bụng dữ dội là do ngộ độc thực phẩm. Mà nguyên nhân thường đến từ những sơ suất của cha mẹ khi chăm con. Đó là khi trẻ ăn phải: Thực phẩm đường phố không đảm bảo vệ sinh, những món kỵ nhau hoặc thực phẩm mà bé bị dị ứng,… Các triệu chứng thường đến ngay sau khi ăn như: đau bụng dữ dội, nôn ói, tiêu chảy,…

Dị tật đường ruột: Một số ít trẻ có thể gặp phải những dị tật tại ruột như: lồng ruột, xoắn ruột, tắc ruột,… Các bất thường về cấu trúc của ruột gây cản trở quá trình lưu thông và tiêu hóa thức ăn. Thức ăn ứ đọng gây viêm và kích ứng niêm mạc ruột. Kết quả làm trẻ em bị đau bụng, nôn nhiều, thậm chí nôn ra máu, đi ngoài ra máu,… Các triệu chứng thường xảy ra ở giai đoạn sơ sinh.

Tổn thương hệ tiết niệu: Trẻ em bị đau bụng không hẳn đến từ đường tiêu hóa bởi phần bụng dưới còn bao gồm cả hệ tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc có sỏi là một trong những nguyên nhân gây đau bụng. Khi đó, có thể kèm theo một số triệu chứng như: tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra máu,…

trẻ bị đau bụng từng cơn

Nhiễm khuẩn tiết niệu làm trẻ em bị đau bụng dưới

Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến trẻ em bị đau bụng. Khi trẻ kêu đau bụng, đừng bỏ qua mà hãy tìm hiểu kỹ hơn về các triệu chứng. Bố mẹ cần nắm vững điều này để có biện pháp xử lý đúng và kịp thời.

Cách xử lý tại nhà hiệu quả khi trẻ em bị đau bụng dai dẳng

Hiểu biết về nguyên nhân làm trẻ em bị đau bụng giúp mẹ định hướng được cách xử lý. Có nhiều cách giảm đau bụng cho con tại nhà mà có thể mẹ chưa biết.

Để trẻ em bị đau bụng được nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghỉ ngơi là cách giúp con bình tĩnh lại bởi sự căng thẳng càng làm cơn đau nghiêm trọng hơn. Hãy để bé nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất. Khi đó, mẹ hãy hỏi kỹ hơn về triệu chứng đau bụng và quan sát các dấu hiệu khác. Điều này giúp mẹ xác định được nguyên nhân và đưa ra biện pháp phù hợp.

Về triệu chứng đau bụng, mẹ có thể xác định vị trí đau bằng cách ấn nhẹ vào bụng. Bên cạnh đó, hãy hỏi con những cảm nhận về cơn đau như đau âm ỉ, đau nhói hay đau quặn,… Sau đó cần xác định xem con đã ăn những gì trước đó. Những thông tin này rất có ích, đặc biệt là để cung cấp cho bác sĩ.

Sau đó mẹ hãy quan sát các biểu hiện khác của trẻ. Trẻ em bị đau bụng có thể kèm theo khó tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt nhẹ,… Khi đó mẹ cần có những biện pháp để giảm nhẹ triệu chứng, giúp trẻ dễ chịu hơn. Đồng thời mẹ cần nhận biết được các triệu chứng nguy hiểm để nhanh chóng xử lý.

Bổ sung đủ nước, điện giải cho bé khi cần

Trẻ em bị đau bụng do rối loạn hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa thường kéo theo nôn hoặc tiêu chảy. Nôn ói và tiêu chảy liên tục hoặc nhiều lần sẽ dẫn đến sự mất nước mất điện giải. Trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với vấn đề này. Do đó mẹ cần có biện pháp bù phụ đầy đủ cho con.

Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống dung dịch bù nước và điện giải

Chú ý bù nước, điện giải cho trẻ

Khi mất nước trẻ sẽ: mệt lả, mắt trũng xuống, da dẻ tái nhợt, khóc không ra nước mắt,… Đây là những dấu hiệu cảnh báo con cần được bù nước, điện giải ngay lập tức. Nếu chậm trễ, sự mất nước nghiêm trọng sẽ làm giảm thể tích tuần hoàn. Lúc đó sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi,… Tình trạng của trẻ sẽ xấu đi rất nhanh và khó kiểm soát.

Nước ép hoa quả, cháo loãng hoặc gói oresol là những cách làm được các chuyên gia khuyến khích. Mẹ hãy bổ sung cho trẻ đến khi dừng nôn hoặc dừng tiêu chảy. Tuy nhiên quá trình bổ sung nước, điện giải cũng cần có một số lưu ý nhất định:

+ Không tự ý pha dung dịch điện giải tại nhà khi không nắm vững công thức.

+ Hãy cho trẻ uống từ từ từng ngụm nhỏ, tốt nhất là nên dùng thìa.

+ Nếu trẻ nôn ngay sau khi uống thì bạn nên dừng lại đến khi trẻ ổn định hơn.

Kiểm soát thân nhiệt của trẻ khi bị sốt

Nếu trẻ em bị đau bụng do có các ổ viêm, ổ nhiễm khuẩn thì rất dễ bị sốt. Lúc này, mẹ cần theo dõi và kiểm soát thân nhiệt của con thường xuyên. Tránh việc để trẻ sốt quá cao gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy dùng cặp nhiệt độ để xác định thân nhiệt của trẻ.

Đối với trẻ sốt dưới 38 độ, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các cách hạ sốt tại nhà. Hãy để trẻ nằm nghỉ ở nơi kín gió, chườm ấm và cho bé uống C sủi hoặc nước ấm. Mẹ cũng có thể sử dụng các thuốc hạ sốt cho con như Paracetamol, Efferalgan, Hapacol,… 

Tuy nhiên bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ và không được lạm dụng. Bởi những thuốc này có thể che lấp các triệu chứng khác và tiềm ẩn các tác dụng phụ.

Khi nào nên đưa trẻ em bị đau bụng đi bệnh viện

Mặc dù có nhiều cách giúp giảm nhẹ triệu chứng khi trẻ em bị đau bụng nhưng một số trường hợp vẫn cần có sự can thiệp của bác sĩ. Khi có những dấu hiệu bất thường, ba mẹ không nên cố giữ trẻ tại nhà. Bởi sự chậm trễ có thể gây ra nhiều nguy hiểm với sức khỏe bé. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế khi nhận thấy các dấu hiệu sau:

Trẻ em bị đau bụng dữ dội: Cơn đau bụng quặn, dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm ruột thừa hoặc những tổn thương nghiêm trọng tại đường tiêu hóa. Khi đó trẻ thường quấy khóc, la hét thậm chí tím tái, ngất lịm.

Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng: Khi nôn, đi ngoài quá nhiều hoặc không bù phụ kịp thời bé dễ bị kiệt sức. Trẻ bị mệt lả, phản ứng chậm, ngủ li bì thậm chí hôn mê. Lúc này, nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.

Trẻ nôn ra máu hoặc mật xanh vàng: Nếu trẻ em bị đau bụng do viêm tụy, tắc mật,… có thể nôn ra máu, mật xanh vàng. Lúc này, nguy cơ tình trạng viêm lan tỏa ra các cơ quan khác là rất cao. Trẻ cần được can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trẻ sốt cao trên 39 độ C: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với tình trạng sốt cao. Nếu thấy trẻ sốt trên 39 độ và không đáp ứng với các biện pháp hạ sốt tại nhà thì việc đưa đến cơ sở y tế là điều thực sự cần thiết.

táo bón đau bụng dưới.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện khi sốt cao

Xem thêm Cách chữa đau bụng ở trẻ em hiệu quả nhất từ chuyên gia tiêu hóa

Những biểu hiện trên là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy cấp đang xảy ra. Ba mẹ không nên chần chừ mà hãy đưa con đến cơ sở y tế nhanh nhất.

Cách phòng tránh đau bụng ở trẻ em

Để tránh phải lo lắng khi trẻ em bị đau bụng, ba mẹ nên chủ động phòng tránh cho con. Bằng cách trang bị cho bé một nền tảng thể lực tốt và đường tiêu hóa khỏe mạnh.

Bổ sung thêm men tiêu hóa cho trẻ

Bổ sung men tiêu hóa đang được các mẹ ưa chuộng sử dụng, nhất là với những trẻ có đường ruột yếu. Men tiêu hóa là những chất có cấu trúc giống với các enzyme có trong đường tiêu hóa của trẻ. Khi không có đủ những người công nhân tiêu hóa để xử lý lượng lớn thức ăn thì việc bổ sung men tiêu hóa là điều cần thiết.

Xem thêm Đau bụng tiêu chảy nên làm gì để khắc phục tình trạng này

Sử dụng men tiêu hóa giúp khắc phục được tình trạng trẻ em bị đau bụng. Bên cạnh đó còn giúp bé ăn uống ngon miệng hơn, tăng cân, tăng chiều cao trông thấy. Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm bổ sung men tiêu hóa trên thị trường. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu kỹ cách dùng và không nên quá lạm dụng chúng.

Xem thêm Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì? – Tư vấn từ bác sĩ tiêu hóa

Cho con ăn những thực phẩm dễ tiêu

Đối với những trẻ thường bị đau bụng do rối loạn hoặc nhiễm trùng tiêu hóa thì thực đơn phù hợp là điều quan trọng. Hãy bắt đầu từ những món đơn giản và dễ dàng với hệ tiêu hóa. Từ đó giúp đường ruột có thể hấp thu hết được lượng thức ăn và nhanh chóng phục hồi.

Xem thêm Trẻ đau bụng đi ngoài nên uống gì, ăn gì. Lời khuyên cho mẹ

Do vậy, mẹ cần xem xét lại chế độ ăn uống của con. Nên bổ sung các món dễ tiêu như cháo, súp gà, các món hầm, rau củ,… Đồng thời cần tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, quá nhiều chất đạm hoặc phụ gia thực phẩm. 

Trẻ 9 tháng có thể ăn cháo, bột, cơm nhão

Cho trẻ ăn cháo để dễ tiêu

Bên cạnh đó, cần đảm bảo trẻ không ăn quá no hoặc ăn những thực phẩm không phù hợp với lứa tuổi. Hãy cân bằng các dưỡng chất trong thực đơn, chia nhỏ các bữa ăn và hướng dẫn trẻ nhai kỹ.

Định kỳ hàng tháng cho bé đi tẩy giun

Trẻ em bị đau bụng do nhiễm giun sán là một thực trạng phổ biến. Do đó, mẹ cần phải tẩy giun cho trẻ. Các chuyên gia khuyên rằng, với những bé dưới 10 tuổi thì tẩy giun 2 lần mỗi năm là điều cần thiết. 

Tóm lại, trẻ em bị đau bụng là triệu chứng của nhiều vấn đề tiêu hóa khác nhau. Có những bệnh lý ba mẹ có thể tự điều trị cho trẻ tại nhà, nhưng cũng có những trường hợp cần đưa đến bệnh viện. Do đó hãy trở thành cha mẹ thông thái để nắm bắt rõ tình trạng của con.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.