Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: Các biện pháp chữa và phòng tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trẻ tiêu chảy gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của trẻ. Vì vậy việc tìm hiểu về tiêu chảy để biết cách giải quyết tình trạng này cho trẻ là cần thiết. Đây chính là kỹ năng cơ bản mà các bà mẹ trẻ cần trang bị.

Contents

Biểu hiện của tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy ở trẻ là vấn đề không hiếm gặp. Đặc biệt với khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, dễ sinh sôi vi khuẩn. 

Biểu hiện của trẻ tiêu chảy
Biểu hiện của trẻ tiêu chảy

Biểu hiện của trẻ tiêu chảy

Việc nhận biết sớm và chính xác tình trạng tiêu chảy của trẻ là rất quan trọng. Từ đó mới có thể tìm ra những biện pháp kịp thời chữa tiêu chảy cho trẻ. Dưới đây là những biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày

Đây là dấu hiệu đặc trưng của tiêu chảy và cũng là dấu hiệu dễ nhận thấy. Bé đi tiêu hơn 5 lần trong ngày. Phân thường lỏng, nhiều nước, có mùi hôi tanh, phân có thể lẫn chất nhầy. Đôi khi trẻ đi ngoài ra máu. Trẻ đi ngoài nhiều còn khiến cho hậu môn bị đau rát, khó chịu.

Trẻ đau bụng, nôn ói

https://youtu.be/CzJzJX5IFSg

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: Các biện pháp chữa và phòng tiêu chảy

Đau bụng cũng là triệu chứng thường gặp khi trẻ tiêu chảy. Trẻ đau bụng lúc thì âm ỉ, lúc thì quặn thắt. Thêm vào đó, trẻ cũng thường buồn nôn và nôn ói. Những biểu hiện này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như học tập của trẻ.. 

Trẻ bị mất nước

Trẻ đi tiêu nhiều phân lỏng và nôn nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước. Trẻ mất nước khi có 2 trong các dấu hiệu: Trẻ vật vã, kích thích; Trẻ có mắt trũng; Trẻ rất khát nước, uống háo hức; Trẻ giảm đàn hồi da (khi véo da trẻ thì thấy mất khá lâu để da trở về bình thường). 

Biểu hiện của trẻ tiêu chảy: trẻ bị mất nước
Biểu hiện của trẻ tiêu chảy: trẻ bị mất nước

Biểu hiện của trẻ tiêu chảy: trẻ bị mất nước

Những triệu chứng trên khiến bé khó chịu, quấy khóc, đôi khi mệt lả, li bì. Vì thế mà nhiều ba mẹ lo lắng, bối rối không biết Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì.

Giải pháp cho vấn đề trẻ bị tiêu chảy nên làm gì

Tiêu chảy gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu những cách xử trí thích hợp khi trẻ tiêu chảy. Dưới đây là những giải đáp cho câu hỏi trẻ tiêu chảy nên làm gì.

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ cần uống nhiều nước hơn bình thường để tránh mất nước từ việc đi tiêu và nôn ói. Đối với trẻ lớn, cho trẻ uống theo nhu cầu. Đối với trẻ bú mẹ, cũng cần cho trẻ bú nhiều hơn và lâu hơn. Chất dinh dưỡng trong sữa mẹ giúp cung cấp năng lượng cho trẻ. Đồng thời, hỗ trợ miễn dịch cho trẻ chống lại các tác nhân gây tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: Cho trẻ uống oresol (ORS)

Dung dịch điện giải ORS là biện pháp giúp trẻ phòng tránh mất nước và điện giải. Tuy nhiên, việc sử dụng dung dịch này cần có sự chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cho pha oresol với nước sôi để nguội theo với lượng nước theo hướng dẫn trên bao bì. Không dùng nước khoáng vì ảnh hưởng đến tỷ lệ điện giải trong ORS. Nên cho trẻ uống 2-3 lần 1 ngày, sau khi trẻ tiêu chảy. 

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: cho trẻ uống oresol
Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: cho trẻ uống oresol

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: cho trẻ uống oresol

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 50ml/lần
  • Trẻ 2-6 tuổi: 100ml/lần
  • Trẻ 6-12 tuổi: 150ml/lần
  • Trẻ trên 12 tuổi: 10ml/kg/lần

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: Cho trẻ uống viên kẽm

Việc uống kẽm cũng cần có chỉ định của bác sĩ. Kẽm giúp ổn định lại chức năng hấp thu của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, kẽm hỗ trợ trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng kẽm góp phần làm giảm số lần đi ngoài, giảm lượng nước trong phân. Như vậy, nó giúp trẻ giảm mức độ nặng của bệnh và giảm thời gian tiêu chảy. Kẽm còn giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: Cho trẻ ăn uống đầy đủ

Nhiều bậc cha mẹ vì thấy con đi ngoài liên tục kèm nôn ói nên hạn chế cho trẻ ăn. Tuy nhiên, việc làm này không đúng. Trẻ tiêu chảy vẫn cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tránh kiệt sức. Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ khỏe mạnh hơn, đề kháng tốt hơn. Nhờ đó, trẻ có thể chống chọi và đẩy lùi tiêu chảy. Nếu trẻ lười ăn, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn. Như vậy, trẻ vừa hấp thu tốt hơn, vừa có thể ăn đủ lượng cần thiết.

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: Cho trẻ đi khám

Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước như đã liệt kê ở phần trước, thì cho trẻ đi khám là cần thiết. Cha mẹ cần nhanh chóng cho con đến điều trị tại các cơ sở y tế. 

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: cho bé đi khám bác sĩ
Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: cho bé đi khám bác sĩ

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: cho bé đi khám bác sĩ

Như vậy, trẻ sẽ được thăm khám và nhận được hướng dẫn hợp lý và kịp thời. Nếu trẻ không có dấu hiệu mất nước, trẻ vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường có thể theo dõi trẻ tại nhà. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được khám và xem xét chỉ định dùng ORS và kẽm.

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: Không cho trẻ ăn đường 

Đường có thể khiến cho bệnh tiêu chảy của trẻ diễn tiến nặng hơn. Bánh, kẹo và các loại nước ngọt giải khát,… chứa rất nhiều đường và trẻ cần tránh. Trẻ đang tiêu chảy cũng nên hạn chế uống nước ép trái cây. Lý do là, hầu hết trái cây đều có một lượng đường tự nhiên nhất định. Như vậy, chúng không thích hợp cho trẻ ở thời điểm này.

Cách phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ

Tiêu chảy rất phổ biến ở nước ta, không chỉ đối với người lớn mà còn ở trẻ em. Việc điều trị tiêu chảy không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Như vậy, mọi người cần phải tìm hiểu thêm về các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ dưới 2 tuổi. Bên cạnh đó, sữa mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ. Đây là hàng rào bảo vệ rất tốt cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. 

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ: Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy của trẻ đó là nhiễm khuẩn đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Vì thế bổ sung lợi khuẩn cũng là một trong những cách giúp bé phòng ngừa tiêu chảy. Và cách bổ sung lợi khuẩn an toàn nhất cho bé đó là từ cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold. Ngoài việc bổ sung lợi khuẩn thì cốm tiêu hoá còn cung cấp các vi chất giúp củng cố và duy trì sức khỏe hệ miễn dịch. Từ đó, trẻ ít bị tiêu chảy, phát triển đồng đều cả về thể chất và trí tuệ.

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

Sử dụng nước sạch: Nước sạch rất quan trọng trong việc phòng ngừa tiêu chảy. Nguồn nước là nguồn lây nhiễm bệnh dễ dàng. Chính vì thế, cần cho trẻ uống các nguồn nước sạch, tinh khiết. Đồng thời, nước sinh hoạt cho trẻ cũng cần sạch và tránh nhiễm phân, nhiễm bẩn.

Rửa tay thường xuyên: Tay trẻ có thể chứa các tác nhân gây bệnh. Trẻ chơi đùa, nghịch đất, nước khiến tay nhiễm bẩn. Vì thế, phải thường xuyên rửa tay cho trẻ, đặc biệt là sau khi chơi ngoài trời, và trước khi ăn uống.

Ăn thực phẩm an toàn: Thực phẩm cho trẻ cần phải biết nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất là cho trẻ ăn thức ăn tại nhà, ăn chín, uống sôi. Nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn ngoài. Nếu ăn ngoài, cần chọn những địa điểm hợp vệ sinh.

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Hy vọng những kiến thức này giúp ích được cho bé yêu của bạn. Các bậc cha mẹ cũng cần bảo vệ trẻ khỏi vấn đề tiêu chảy bằng các biện pháp phòng bệnh hợp lý. Chúc các bé khỏe mạnh và phát triển tốt mỗi ngày.

>> Xem thêm: Lý do tiêu chảy ở trẻ em và cách phòng tránh.

>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

>> Xem thêm: Bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.