Bé bị tiêu chảy phải làm sao? là câu hỏi được ba mẹ tìm kiếm rất nhiều trong quá trình chăm sóc bé. Tiêu chảy được coi là bệnh lý phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 ở trẻ nhỏ. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu hướng dẫn chăm sóc bé bị tiêu chảy qua bài viết sau đây.
Contents
Tìm hiểu nguyên nhân để giải đáp
Trước khi tìm lời đáp cho vấn đề Bé bị tiêu chảy phải làm sao? ba mẹ cần biết đâu là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ. Thông thường, tiêu chảy có thể do một trong 6 nguyên nhân dưới đây:
- Do rotavirus: Đây là tác nhân chính, chiếm tới 50% nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy do rotavirus thường xảy ra vào mùa đông. Bệnh cần từ 12 giờ – 5 ngày để ủ bệnh. Bé có thể bị tiêu chảy kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần tùy mức độ.
- Do vi khuẩn: Một số vi khuẩn thường gây tiêu chảy có thể kể đến như: E.coli; Shigella; Campylobacter Jejuni; Salmonella; vi khuẩn Vibrio Cholerae. Trong đó vi khuẩn E.coli chiếm tới 25% tổng số nguyên nhân nhóm vi khuẩn.
Bé bị tiêu chảy phải làm sao
- Do giun sán: Nhiễm giun sán cũng là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy. Tỷ lệ bé bị nhiễm giun sán ở Việt Nam thường khá cao.
- Do dị ứng thực phẩm: Thông thường bé có dị ứng chủ yếu với protein có trong thực phẩm như thịt bò, cua, tôm,..Khi bị dị ứng, bé ngoài tiêu chảy thường có kèm theo mẩn ngứa, phát ban thậm chí nôn, sốt,..
- Do ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm cũng là một trong các nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy. Tùy vào mức độ, bé có thể tiêu chảy cấp kèm theo nôn trớ, đau bụng.
- Do chế độ ăn chưa hợp lý và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Việc ép bé ăn quá nhiều, hay thức ăn chế biến không đảm bảo cũng có thế khiến bé tiêu chảy.
Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Hướng dẫn chăm sóc bé bị tiêu chảy
Trên đây là 6 nhóm nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Hiểu đúng về nguyên nhân khiến bé tiêu chảy sẽ giúp ba mẹ tìm ra giải pháp cho câu hỏi Bé bị tiêu chảy phải làm sao.
Dấu hiệu cho thấy bé bị tiêu chảy
Bên cạnh vấn đề Bé bị tiêu chảy phải làm sao? ba mẹ cũng cần nhận biết được các dấu hiệu cho thấy bé bị tiêu chảy. Ba mẹ hãy chú ý tới các dấu hiệu sau đây của bé nhé.
- Bé có đi ngoài nhiều lần trong ngày: Bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày với trẻ lớn và ít nhất 5 lần/ ngày với trẻ sơ sinh. Hiện tượng này có thể kéo dài với thời gian khác nhau. Đây là tiêu chí để phân loại tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài. Bé có tiêu chảy không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày) được coi là tiêu chảy cấp. Nếu bé tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày được đánh giá là tiêu chảy kéo dài.
Dấu hiệu cho thấy bé tiêu chảy
- Tính chất phân của bé: Phân bé lỏng, nhiều nước, có thể có nhầy, mùi tanh hoặc chua. Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài có tổn thương niêm mạc hậu môn, phân bé có thể dính nhầy tia máu.
- Bé có dấu hiệu mất nước: Đây là dấu hiệu điển hình ở bé bị tiêu chảy. Bé thường khát nước, miệng, lưỡi và da khô. Bé có thể li bì, mệt lả, thậm chí là hôn mê. Ba mẹ có thể để ý mắt bé xem có dấu hiệu bị trũng không, thóp trước có lõm hơn không. Mất nước là một dấu hiệu đánh giá mức độ nguy hiểm của tiêu chảy. Ba mẹ nên chú ý để theo dõi cho bé.
- Dấu hiệu toàn thân như: chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi, đau rát hậu môn. Những dấu hiệu đi kèm này thường gặp ở bé có tiêu chảy. Đây là dấu hiệu phụ và không đặc hiệu cho bệnh, tuy nhiên ba mẹ cũng nên chú ý nhé.
Giải pháp: Bé bị tiêu chảy phải làm sao?
Sau đây, xin gửi tới ba mẹ 3 giải pháp hữu hiệu cho vấn đề bé bị tiêu chảy phải làm sao?
Bé bị tiêu chảy phải làm sao: bù nước và điện giải cho bé
Giải pháp đầu tiên cho vấn đề bé bị tiêu chảy mẹ nên làm gì chính là bù nước và điện giải cho bé. Đây là giải pháp được khuyến cáo nên làm ngay và sớm để tránh việc bé bị mất nước nhiều do tiêu chảy. Ba mẹ nên bù nước và điện giải cho bé bị tiêu chảy theo 3 nguyên tắc chung cơ bản như sau:
Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì: cho trẻ uống oresol
- Cho bé uống bù tùy theo khả năng, không ép bé.
- Bổ sung từ từ, chia nhỏ, từng ngụm một và không nên uống quá nhiều một lần.
- Nếu khi bổ sung bé bị nôn, ba mẹ hãy dừng lại 10 phút. Sau đó cho bé uống bổ sung lại nhưng chú ý uống chậm hơn.
Ba mẹ có thể sử dụng nước, dung dịch oresol, nước dừa, nước cháo,.. để bù cho bé. Với bé bị tiêu chảy tuyệt đối không bù nước và điện giải bằng nước ngọt, nước ép ngọt,.. Những thức uống này rất có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy ở bé.
Bé bị tiêu chảy phải làm sao: cần chú ý đến chế độ ăn của bé
Giải pháp hữu ích thứ 2 cho vấn đề bé bị tiêu chảy là cần cung cấp cho bé chế độ ăn hợp lý. Giải pháp này cần đặc biệt chú ý làm sớm nếu nguyên nhân tiêu chảy đang đến từ chế độ ăn của bé. Ba mẹ hãy chú ý một số điểm sau đây về chế độ ăn hỗ trợ bé bị tiêu chảy nhé:
- Ba mẹ nên cung cấp bữa ăn với chất lượng và khối lượng phù hợp với khả năng tiêu hoá của bé. Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả hơn khá nhiều. Bởi vậy, không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Điều này vô tình tăng áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến bé chán ăn hơn.
Nên chia nhỏ bữa ăn của bé
- Ba mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé. Tiêu chảy khiến bé bị mất và giảm khả năng hấp thu của một số chất dinh dưỡng. Do đó, việc tăng cường thực phẩm dinh dưỡng cao sẽ giúp bé bù lại phần thiếu hụt này. Ba mẹ có thể tham khảo 1 số thực phẩm như: sữa, phô mai, trứng, thịt gà, cà rốt,..
- Ba mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho bé. Việc ăn thành nhiều bữa sẽ giúp giảm áp lực và tăng hấp thu các chất. Bé bị tiêu chảy dễ mệt mỏi, ăn kém nên chia nhỏ bữa sẽ phần nào làm đa dạng hơn thực phẩm, giúp bé ngon miệng hơn.
Bổ sung lợi khuẩn cho bé bị tiêu chảy
Bổ sung lợi khuẩn là giải pháp đem lại hiệu quả nhanh để giải quyết vấn đề bé bị tiêu chảy. Tiêu chảy dễ khiến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó việc bổ sung lợi khuẩn cho bé bị tiêu chảy là điều cần thiết. Sản phẩm cung cấp lợi khuẩn cho bé đang được phụ huynh tin tưởng và cho con em mình sử dụng đó là cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold
Các nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích trong việc bổ sung lợi khuẩn từ cốm tiêu hoá giúp rút ngắn thời gian bé bị tiêu chảy. Đồng thời lợi khuẩn cũng mang lại hiệu quả với bé tiêu chảy do nhiễm trùng hoặc do dùng thuốc kháng sinh.
Bé bị tiêu chảy phải làm sao: cho bé uống cốm tiêu hoá
Thay vì uống thuốc, việc bổ sung lợi khuẩn khá an toàn với bé. Để tìm hiểu về việc bổ sung lợi khuẩn cho bé mẹ có thể trao đổi trực tiếp với dược sĩ Lê Minh Tuấn. Tại đây mẹ sẽ được những lời tư vấn tận tình về tình trạng bệnh cũng như giải pháp để trẻ hồi phục nhanh nhất.
Bé bị tiêu chảy phải làm sao là vấn đề ba mẹ luôn tìm kiếm. Bù phụ nước và điện giải, bổ sung dinh dưỡng và lợi khuẩn là cách những bà mẹ hiện đại hay làm. Đồng thời mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ để có biện pháp xử trí phù hợp.
>> Xem thêm: Lý do tiêu chảy ở trẻ em và cách phòng tránh.
>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.
>> Xem thêm: Bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa