Có bao giờ mẹ thấy bối rối khi gặp tình trạng trẻ bị đau bụng nôn không sốt. Liệu đây có phải tình trạng bệnh lý nào nguyên trọng hay do nguyên nhân nào khác. Nếu chưa tìm được câu trả lời thì mẹ hãy cùng đọc bài viết sau đây. Để tìm hiểu về trẻ bị đau bụng nôn không sốt nguyên nhân gì. Và cách xử lý như thế nào nhé.
Contents
1.Nguyên nhân trẻ bị đau bụng nôn không sốt
Viêm dạ dày ruột hoặc trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Chứng viêm dạ dày ruột do virus, vi khuẩn gây ra với trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Có nhưng triệu chứng khá giống nhau. Như trẻ bị đau bụng nôn nhiều, nôn liên tục mỗi 5-30 phút và trong suốt 1-12 giờ đầu tiên.
Nguyên nhân bé bị đau bụng nôn không sốt
Nếu bố mẹ để ý kỹ sẽ có thể phân biệt được bé bị đau bụng nôn không sốt do viêm dạ dày ruột. Hay do ngộ độc thực phẩm như sau:
– Nếu trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn sẽ nôn và có thể kèm sốt cao và cơn đau bụng là đột ngột. Nó kéo dài trong sốt khoảng 12-72 giờ đầu. Theo đó là triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện theo đó trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai của của bệnh khởi phát.
– Nếu bé bị đau bụng nôn không sốt do ngộ độc thực phẩm thì thường xuất hiện ngay sau 2-12 giờ sau ăn. Nếu có sốt thì không kéo dài và cũng có thể kèm tiêu chảy.
Tắc ruột
Đây là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhưng nếu gặp phải thì khá nguy hiểm. Bố mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi phát hiển biểu hiện của triệu chứng tắc ruột. Như đau bụng quằn quại và liên tục, đau bụng theo từng cơn, trẻ bị nôn ra mật xanh hoặc vàng. Đau bụng không kèm theo nhu cầu đi đại tiện. Ngoài ra mẹ cũng có thể quan sát thấy da dẻ bé xanh xao nhợt nhặt và vã mồ hơi, mất sức,…
Trẻ bị đau bụng nôn không sốt do lồng ruột
Xem thêm Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em có đáng lo? Giải pháp từ bác sĩ
Nếu thấy trẻ ở độ tuổi dưới 4 tuổi tự nhiên có hiện tượng đau bụng nôn nhưng không sốt. Và không muốn ăn uống gì. Đồng thời bị đau bụng nhưng không đi ngoài được. Sắc mặt nhợt nhạt, động tác gập chân về hướng bụng. Thì đây có thể là triệu chứng lồng ruột ở trẻ. Và bố mẹ cần đưa bé đi đến cơ sở y tế để được điều trị ngay lập tức.
Xem thêm CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SỐT MỌC RĂNG TỪ BÁC SĨ
Bé bị đau bụng nôn không sốt do hẹp phì đại môn vị
Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xuất hiện ở các bé đặc biệt sơ sinh từ 3-5 tuần tuổi. Bé đột nhiên có những cơn đau dữ dội. Và nôn nhiều thì mẹ phải cảnh giác đến căn bệnh này.
Biểu hiện của bé bị hẹp phì đại môn vị là trẻ bú-nôn trớ-đói và không có sốt.
Xem thêm Trẻ em sốt 38 độ có nguy hiểm không? Trẻ em bao nhiêu độ là sốt?
Trẻ bị đau bụng nôn không sốt do trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ hay bị nôn và đau bụng đặc biệt có biểu hiện nôn mà không nôn được. Có khả năng bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Trong một số trường hợp bé có thể nôn hết lượng thức ăn được bổ sung vào khiến bé có thể trở nên thiếu chất.
Trẻ bị đau bụng nôn không sốt mẹ phải làm sao?
Dù là trẻ bị đau bụng nôn không sốt do nguyên nhân nào gây ra thì mẹ cũng cần tìm các cách khắc phục sớm cho trẻ.
Xem thêm Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt xử trí như thế nào? – Bác sĩ tư vấn
2.Nên làm gì khi thấy bé bị đau bụng nôn không sốt?
Khi thấy các dấu hiệu của việc trẻ bị đau bụng nôn không sốt, phụ huynh cần nhanh chóng xử lý bằng các phương pháp sau đây:
– Theo dõi tình trạng mất nước ở trẻ
Do trẻ bị nôn nhiều khiến cho cơ thể mất đi đáng kể một lượng nước trong cơ thể. Do đó bố mẹ cần theo dõi liệu bé có nôn quá nhiều để dẫn đến mất nước hay không. Khi mất nước cơ thể bé thường có những biểu hiện như: môi khô, trẻ khát nước, và nặng hơn khóc không ra nước mắt hay trẻ không đi tiểu trong vòng 6 giờ đồng hóa, mắt trũng xuống. Lúc này mẹ cần đưa bé đi cơ sở để thăm khám và điều trị kịp thời
– Điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ
Khi trẻ bị đau bụng nôn không sốt có thể do ngộ độc thực phẩm chẳng hạn. Vì thế mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ. Với những trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, đau bụng và hay bị ọc sữa ra ngoài. Có thể chia nhỏ các cữ bú của trẻ và cho trẻ bú từ từ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều vào một lúc để cho hệ tiêu hóa của bé được hoạt động nhẹ nhàng.
– Bù nước cho trẻ
Với những trẻ bị mất nước ở mức độ nhẹ hay để phòng tránh mất nước ở trẻ. Mẹ có thể cho bé uống dung dịch bù nước và các chất điện giải Oresol pha theo tỷ lệ của nhà sản xuất.
Bù nước cho trẻ bị mất nhiều nước do đau bụng nôn
Đây là một loại nước uống giúp bổ sung các chất điện giải cho cơ thể bị mất đi qua quá trình nôn, đồng thời cung cấp nước cơ cơ thể. Nếu trẻ không uống được hay bị nôn ngay sau khi uống dung dịch này thì cũng cần theo dõi sát sao khi thấy những biểu hiện mất nước nặng hơn. Và thử cho bé uống lại sau 10 phút nghỉ ngơi.
– Bé bị đau bụng nôn không sốt cho nằm gối cao đầu
Đối với trẻ khi cho nằm gối ở vị trí cao đầu có thể giúp làm giảm được tình trạng trào ngược dạ dày. Một điều cần chú ý nữa là không nên cho bé mặc quần áo hay quấn chăn quá bó để làm tăng áp lực lên bụng gây đau bụng buồn nôn.
– Đề phòng lây lan
Nếu trẻ bị đau bụng nôn không sốt do các nguyên nhân virus hay vi khuẩn mẹ cũng cần chú ý đề phòng lây lan cho những người xung quanh. Vì vậy nên thường xuyên rửa tay cho trẻ để hạn chế sự xâm nhập và lây lan của các virus hay vi khuẩn cho trẻ
Và điều cuối cùng mẹ cần nhớ là cần phải bình tĩnh để xử lý mọi tình huống
Khi gặp tình trạng trẻ bị đau bụng nôn không sốt. Điều quan trọng mẹ cần làm là lau sạch miệng cho bé. Không nên vội vã bế bé lên khi bé đang nôn. Vì nó có thể khiến nguy cơ trào ngược vào phổi gây nguy hiểm. Mặc khác bé cũng có cảm giác sợ hãi khi nôn. Nên mẹ cũng cần bình tĩnh hơn để không rơi vào tình trạng hoảng loạn.
3.Một số lưu ý cho bé bị đau bụng nôn không sốt
Tình trạng trẻ bị đau bụng nôn không sốt có thể dễ dàng kiểm soát được nếu ở mức độ nhẹ. Thế nhưng khi trẻ có những dấu hiệu dưới dây thì mẹ nên cho bé đi khám và điều trị:
- Trẻ nôn ra dịch mật hoặc dịch màu xanh/đỏ/nâu
- Tình trạng nôn ở trẻ kéo dài 24h
- Trẻ không ăn uống được trong nhiều giờ liên tục
- Trẻ có những dấu hiệu mất nước nghiêm trọng
- Trẻ đau bụng dữ dội
- Trẻ có biểu hiện sốt
- Trẻ bị mệt lừ đừ và ngủ gà
Khi nào nên cho trẻ bị đau bụng nôn không sốt gặp bác sĩ
Khi thấy những biểu hiện trên mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Trẻ bị đau bụng nôn ói có thể là biểu hiện của rất nhiều các bệnh lý khác nhau của đường tiêu hóa. Do đó, nếu tình trạng nôn ói kéo dài và không cải thiện trong 24h. Thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra nhé.
Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp mẹ không còn cảm thấy bối rối khi gặp tình trạng trẻ bị đau bụng nôn không sốt nữa.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa