Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân – Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ là một vấn đề khó khăn đối với các bậc cha mẹ, phải làm thế nào để bé có thể phát triển khỏe mạnh, ổn định và toàn diện thật không mấy dễ dàng. Một trong những vấn đề phổ biến mà trẻ hay gặp phải là tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân, khiến cho phụ huynh lo lắng đứng ngồi không yên. Vậy giải pháp nào để khắc phục hiệu quả vấn đề này? Hãy cùng chúng tôi tham khảo những lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết ngay sau đây. 

Contents

Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân, nguyên nhân từ đâu?

Lý giải cho vấn đề trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân, cân nặng không có dấu hiệu cải thiện trong thời gian dài, các chuyên gia dinh dưỡng đã tổng kết và đưa ra một số nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng này như sau:

1. Do tổn thương thực thể tại ruột non gây hấp thu kém

Như đã biết, ruột non là cơ quan chính chịu trách nhiệm hấp thu các chất dinh dưỡng sau khi thức ăn được phân cắt thành các thành phần kích thước nhỏ từ dạ dày. Bất kỳ tổn thương nào tại ruột non cũng có thể khiến cho quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất bị cản trở, trong đó có các chất hỗ trợ phát triển cân nặng của trẻ. Điều này đã gây ra tình trạng trẻ không thể tăng cân dù vẫn ăn đủ bữa, đảm bảo đủ chất.

Bên cạnh đó, kém hấp thu thức ăn cũng có thể gây ra tình trạng đầy chướng bụng, khiến trẻ lười ăn, chán ăn hơn, kéo dài cũng gây sụt cân ở trẻ.

Do tổn thương thực thể tại ruột non gây hấp thu kém

Do tổn thương thực thể tại ruột non gây hấp thu kém

2. Do rối loạn tiêu hóa gây tình trạng chậm tăng cân ở trẻ

Một trong những rối loạn tiêu hóa điển hình gây chậm tăng cân ở trẻ là tình trạng táo bón, số lần đi ngoài trong tuần của trẻ giảm thấp hơn bình thường, kết hợp với việc đi ngoài sống phân, phân khô cứng, khó đào thải, trẻ dễ bị chảy máu hậu môn khi đi ngoài.

Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân – Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Việc đi ngoài gặp khó khăn khiến trẻ chán nản, mệt mỏi, dù bé ăn nhiều nhưng thức ăn cũng không được hấp thu, cũng không đào thải ra bên ngoài được gây ứ đọng trong ruột, suy nhược cơ thể khiến trẻ không tăng cân được.

3. Do đặc điểm dinh dưỡng không hợp lý khiến bé khó hấp thu

  • Mẹ cho bé ăn nhiều nhưng không đủ chất: việc mẹ cho bé ăn rất nhiều đồ ăn vặt trước các bữa ăn chính sẽ khiến bé nhanh no, trong khi đồ ăn vặt lại thường chứa nhiều đường hóa học, ít hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu, khiến bé dù có ăn nhiều cũng không tăng cân.
  • Một số trường hợp khác, mẹ thường cho ăn nhiều một loại thực phẩm, bữa ăn kém phong phú nhưng lại không cân bằng dinh dưỡng các thành phần, cũng khiến cho bé khó cải thiện cân nặng.
  • Nhiều cha mẹ thường có quan niệm sai lầm rằng cho bé ăn càng nhiều thịt thì càng tăng cân nhanh, hoặc cho trẻ ăn nhiều rau củ tươi, trái cây mới tốt. Tuy nhiên, trẻ ăn nhiều nhưng lại không cân bằng cũng không thể giúp trẻ tăng cân hiệu quả. Ngược lại, bổ sung cho trẻ quá nhiều protein cũng có thể gây ra tình trạng khó tiêu, giảm cảm giác ngon miệng, gây biếng ăn.
  • Với bé ăn dặm, chế độ dinh dưỡng cho bé cần có sự điều chỉnh linh hoạt, đặc biệt trong thời gian đầu bé làm quen với thức ăn dặm. Cách chế biến món ăn cũng cần điều chỉnh thích hợp, từ thể lỏng sang mềm, sau đó mới làm đặc dần. Việc mẹ cho bé ăn thức ăn khô cứng, quá đặc ngay trong thời gian đầu cũng khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, khó hấp thu, khó tăng cân.
  • Mẹ cho bé ăn ít chất béo trong bữa ăn hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng trưởng cân nặng và thể chất.

Do đặc điểm dinh dưỡng không hợp lý khiến bé khó hấp thu

Do đặc điểm dinh dưỡng không hợp lý khiến bé khó hấp thu

4. Do bé bị nhiễm giun, sán đường tiêu hóa cản trở hấp thu dinh dưỡng

Nhiễm giun sán là một trong những lý do phổ biến để lý giải cho vấn đề trẻ ăn nhiều nhưng lại không tăng được cân. Nhiễm giun, sán đường ruột khiến cho lượng thức ăn trẻ bổ sung hàng ngày không được hấp thu, nó trở thành nguồn dinh dưỡng cho giun sán phát triển, điều này khiến cho bé bị sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

5. Do trẻ hiếu động gây tiêu hao nhiều năng lượng

Trong một số trường hợp, việc trẻ ham chơi, quá hiếu động gây tiêu hao nhiều năng lượng, thức ăn trong mỗi bữa dù nhiều nhưng cũng không đủ để bù lại phần năng lượng đã mất đi, khiến cho bé không tăng được cân, thậm chí là sụt cân.

Do trẻ hiếu động gây tiêu hao nhiều năng lượng

Do trẻ hiếu động gây tiêu hao nhiều năng lượng

6. Do cơ địa thiếu hụt men tiêu hóa hoặc do dùng thuốc ảnh hưởng hấp thu

Thiếu men tiêu hóa khiến cho thức ăn khi nạp vào cơ thể không được phân cắt thành các thành phần kích thước và cấu tạo đơn giản, do đó nên dinh dưỡng từ bữa ăn hàng ngày không được hấp thụ triệt để, khiến cho bé chậm tăng cân.

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột là sử dụng kháng sinh trong thời gian dài ở trẻ có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của đường tiêu hóa, khiến cho việc hấp thu dưỡng chất cũng bị ảnh hưởng, trẻ chậm lớn.

7. Do các bệnh lý khác khiến trẻ bị sụt cân

  • Một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, hội chứng tắc ruột, hoặc các bệnh liên quan đến gan mật,… làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở trẻ.
  • Ngoài ra, trẻ mắc các chứng như suy chức năng tuyến giáp hoặc lùn tuyến yên cũng làm tăng nguy cơ trẻ chậm lớn, thấp còi, ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Do các bệnh lý khác khiến trẻ bị sụt cân

Do các bệnh lý khác khiến trẻ bị sụt cân

Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân –  Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Dưới đây là một số  lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng cho mẹ khi con có dấu hiệu ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân :

– Về chế độ ăn:

  • Mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất nhưng cũng cần đủ lượng, cân bằng các thành phần dinh dưỡng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều trong cùng một bữa, cùng một loại thức ăn.
  • Mẹ có thể thay đổi đa dạng các thành phần, màu sắc trong bữa ăn để kích thích vị giác của trẻ.
  • Ngoài các thực phẩm giàu đạm như thịt, tôm, cá,… mẹ cũng đừng quên cho trẻ bổ sung các loại nước ép rau củ, trái cây,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước bữa ăn chính, các thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chế biến sẵn.

– Mẹ nên cho bé vận động, thể dục thể thao đúng cách: có thể vận động nhẹ nhàng trước bữa ăn để kích thích tiêu hao năng lượng và tăng nhu động tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên để trẻ chơi quá nhiều, quá sức cũng có thể khiến cơ thể trẻ suy nhược, khó tăng cân.

– Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý các dấu hiệu bất thường nghi ngờ trẻ đang mắc các bệnh lý đường tiêu hóa để có thể hỗ trợ kịp thời cho bé.

Bên cạnh các giải pháp kể trên, mẹ cũng nên kết hợp bổ sung cho bé các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ bé cải thiện hiệu quả tiêu hóa và hấp thu, nổi bật nhất có thể kể tới các sản phẩm men vi sinh bổ sung hàng ngày. Men vi sinh với thành phần chính là các bào tử lợi khuẩn hàm lượng lớn, giúp hệ tiêu hóa nhanh chóng trở về cân bằng, khắc phục hiệu quả tình trạng kém hấp thu, tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ.

Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân -  Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân –  Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Amano Enzym Gold – giải quyết tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân

Amano Enzym Gold là sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, với các thành phần chính gồm:

  • Cao nấm men bia cùng hàng tỷ bào tử lợi khuẩn chủng Bacillus
  • Vitamin B, vitamin D
  • Kẽm, Calci
  • Lysine, Taurine
  • Các enzym tiêu hóa nhóm Protease, Lipase,…
  • Cùng một số tá dược khác

Sản phẩm Amano Enzym Gold được bào chế ở dạng cốm pha hỗn dịch, dùng đường uống, với các tác dụng mang lại:

  • Cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng
  • Hỗ trợ tăng cân cho trẻ một cách an toàn
  • Cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn, hay bị các rối loạn tiêu hóa
  • Hỗ trợ tăng cường đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt, nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ.

Hướng dẫn liều dùng:

  • Cho trẻ từ 2 – 3 tuổi: mỗi ngày dùng 1 gói
  • Cho trẻ từ 3 tuổi trở lên: mỗi ngày dùng từ 1 – 3 gói, có thể chia nhỏ nhiều lần.

Amano Enzym Gold – giải quyết tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân

Amano Enzym Gold – giải quyết tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung men vi sinh định kỳ cho trẻ và duy trì trong 3 – 4 liệu trình sẽ giúp cải thiện tiêu hóa ở trẻ một cách hiệu quả và an toàn,  kích thích cơ thể tăng cường hấp thu dưỡng chất, giúp bé tăng cân tự nhiên. Đồng thời, men vi sinh cũng có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Xem thêm Trẻ sụt cân không rõ nguyên nhân mẹ phải làm sao? Ý kiến từ chuyên gia

Xem thêm Trẻ sụt cân không rõ nguyên nhân mẹ nên làm gì?

Xem thêm Cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt

Xem thêm Ăn không hấp thụ phải làm sao bác sĩ khuyên bạn điều gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.