Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Tiêu chảy hay đi ngoài nhiều lần trong ngày là tình trạng rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Mặc dù không phải là một bệnh và thường không nghiêm trọng, nhưng nếu xử lý không đúng cách tiêu chảy có thể nặng thêm và gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy khi thấy trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày, mẹ cần làm gì?

Contents

1. Dấu hiệu trẻ 3 tuổi bị đi ngoài 

Theo định nghĩa, trẻ bị tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 1 ngày. Số lần đi ngoài cũng quan trọng, tuy nhiên điều mẹ cần chú ý hơn cả là tính chất phân của trẻ.

Cụ thể, trẻ bị đi ngoài phân sẽ có nhiều nước, đôi khi chảy lỏng. Trường hợp trẻ đại tiện hơn 3 lần trên ngày, nhưng phân bình thường thì đó không phải là tiêu chảy.

Một số trẻ thường có biểu hiện đau quặn bụng, theo sau là đợt tiêu chảy kéo dài từ 3-5 ngày.

Bên cạnh đó, tùy vào mức độ tiêu chảy, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng như sốt, biếng ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân, và mất nước.

Dấu hiệu trẻ 3 tuổi bị đi ngoài

Dấu hiệu trẻ 3 tuổi bị đi ngoài 

Về bản chất, trẻ đi ngoài nhiều lần là phản ứng của cơ thể giúp loại bỏ tác nhân gây hại. Do đó trẻ thường tự hết sau vài ngày cho đến 1 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp phản ứng quá mức dẫn tới tiêu chảy nặng lại gây nguy hiểm cho trẻ. Trong đó, mất nước là dấu hiệu quan trọng mẹ cần chú ý. Theo thống kê, mất nước và điện giải là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ bị tiêu chảy, xếp thứ 2 là suy dinh dưỡng.

Trẻ mất nước do tiêu chảy sẽ có các biểu hiện như trẻ chóng mặt, choáng, miệng khô dính, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, da khô, khóc không có nước mắt, trẻ mệt mỏi. Thậm chí có trẻ bị co giật và hôn mê do mất nước nặng.

2. Vì sao trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Dưới đây là các trường hợp thường gặp.

– Vi-rút gây tiêu chảy

Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Viêm ruột do vi-rút là bệnh phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ. Kèm theo đó là các triệu chứng nôn và buồn nôn. Tình trạng này thường chỉ kéo dài vài ngày. Tuy nhiên, trường hợp trẻ không được cung cấp đủ nước và điện giải có thể dẫn tới biểu hiện mất nước.

Trong số tác nhân gây bệnh, rotavirus là nguy hiểm nhất. Trẻ dưới 2 tuổi thường bị tiêu chảy do rotavirus. Trẻ 3 tuổi và các trẻ lớn ít gặp hơn.

Một số vi-rút khác như adenovirus, enterovirus, norovirus cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ.

– Vi khuẩn gây tiêu chảy

Bên cạnh vi-rút thì vi khuẩn cũng là tác nhân thường gặp. Điển hình là các tình trạng tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn và đi ngoài nhiều lần chỉ vài giờ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Các tác nhân vi khuẩn ví dụ như E.coli sinh độc tố ruột gây tiêu chảy cấp phân nước, Shigella gây hội chứng lỵ phân máu, Salmonella  gây tiêu chảy phân nước hoặc phân máu, vi khuẩn tả sinh độc tố gây tiêu chảy xuất tiết, mất nước và mất điện giải nặng.

trẻ 3 tuổi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do vi khuẩn

Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể do nhiễm khuẩn đường ruột

– Ký sinh trùng gây tiêu chảy

Trẻ nhiễm ký sinh trùng như amip Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Cryptosporidium khiến ruột bị tổn thương cũng dẫn tới tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày.

– Một số nguyên nhân khác

Ngoài các tác nhân kể trên, tiêu chảy còn do một số nguyên nhân khác như chế độ ăn nhiều đường, trẻ uống nhiều nước ngọt, dị ứng thức ăn, không dung nạp lactose, dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, các bệnh đường ruột như bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm ruột, viêm loét đại tràng.

Xem thêm Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có triệu chứng gì? Cách trị tiêu chảy nhanh nhất cho bé

3. Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Điều trị tiêu chảy cho trẻ bao gồm loại bỏ nguyên nhân và cải thiện triệu chứng. Đối với trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ cần chú ý các vấn đề sau.

– Xác định trẻ có bị tiêu chảy không

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày chưa đủ để kết luận trẻ bị tiêu chảy. Do đó mẹ đừng nhầm lẫn. Trẻ tiêu chảy phân sẽ có nhiều nước và chảy lỏng. Trường hợp phân trẻ vẫn bình thường, trẻ vẫn ăn uống, chơi đùa tốt thì mẹ chưa cần phải lo lắng đâu nhé.

– Tìm nguyên nhân tiêu chảy và loại bỏ

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy có thể được phát hiện và loại bỏ. Ví dụ như thức ăn nhiễm độc, đồ ngọt nhiều đường, mẹ không được cho trẻ sử dụng nữa. Sau dùng kháng sinh mà trẻ bị tiêu chảy mẹ cũng nên tạm dừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn phù hợp.

Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Ngoài ra, nếu trong gia đình hoặc nơi sinh sống đang có dịch tả hoặc có người bị lỵ, thương hàn thì rất có thể trẻ đã bị lây bệnh. Khi đó trẻ thường tiêu chảy nặng, phân nhiều nước và có lẫn máu. Trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị đúng cách. Trẻ có thể được bác sĩ cho dùng kháng sinh và kháng ký sinh trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

– Cải thiện triệu chứng

Trẻ bị tiêu chảy nhẹ thường ít kèm theo các triệu chứng khác. Tuy nhiên, khi tiêu chảy do nhiễm trùng ruột thì trẻ có thể bị nôn, sốt.

Trẻ sẽ đỡ nôn khi loại bỏ được nguyên nhân. Trong trường hợp trẻ sốt trên 38 độ, mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Vì nhiệt độ quá cao mà không xử lý, có thể để lại biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ ban đầu và theo dõi nhiệt cho trẻ thường xuyên. Khi trẻ sốt trên 38 độ C, nên dùng thuốc hoặc miếng dán hạ sốt.

Paracetamol là loại thuốc an toàn nhất dùng để hạ sốt cho trẻ. Thuốc có rất nhiều loại như siro, gói bột pha uống, viên sủi, viên đạn đặt hậu môn. Mẹ nên ra hiệu thuốc và nhờ dược sĩ tư vấn để tìm được dạng dùng phù hợp. Cần lưu ý là phải tuân theo hướng dẫn ghi trên bao bì và tư vấn của dược sĩ. Thuốc chỉ dùng khi sốt và khoảng cách giữa các lần dùng ít nhất là 4 tiếng. Paracetamol nếu dùng không đúng cách, sẽ dẫn tới quá liều, trở thành chất độc gây hại cho trẻ.

Xem thêm Bé hay bị đi ngoài nguyên nhân do đâu? Thực phẩm chữa tiêu chảy mẹ cần biết

– Theo dõi và xử lý mất nước

Mất nước có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm nên cần được theo dõi và xử trí kịp thời.

Mẹ có thể để ý các biểu hiện ban đầu cho thấy trẻ có nguy cơ bị mất nước như da khô, môi khô dính, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm.

Theo Hướng dẫn xử trí tiêu chảy của Bộ Y tế, trẻ được coi là có mất nước khi xuất hiện 2 trong các dấu hiệu sau:

+ Uống háo hức, khát nước

+ Mắt trũng

+ Nếp véo da mất chậm

+ Vật vã, kích thích

Trẻ mới bị tiêu chảy có thể chưa xuất hiện mất nước ngay. Tuy nhiên, khi số lần đi ngoài tăng lên, trẻ nôn, cộng với việc ăn uống kém hơn có thể khiến cơ thể mất đi lượng nước và điện giải đáng kể. Do đó, ngay từ đầu cần dự phòng mất nước ở trẻ.

Theo dõi và dự phòng mất nước ở trẻ

Trẻ bị tiêu chảy cần theo dõi và dự phòng mất nước

Các biện pháp được áp dụng cho trẻ 3 tuổi bao gồm:

+ Cho trẻ uống thêm dịch, càng nhiều càng tốt như oresol (ORS), thức ăn dạng lỏng có muối, nước súp, nước cơm, nước cháo, nước sạch, nước hoa quả tươi không đường.

+ Cần tránh các loại nước ngọt có đường, nước có ga, nước trà đường, cà phê và nước trái cây công nghiệp.

+ Cho trẻ uống tùy theo nhu cầu tới khi ngừng tiêu chảy. Với trẻ 3 tuổi uống khoảng 100-200 ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa các lần đi.

Xem thêm Bé đi ngoài nhiều lần 1 ngày nguyên nhân và giải pháp từ chuyên gia

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trẻ bị tiêu chảy cũng có nguy cơ suy dinh dưỡng. Do đó, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nên tăng dần lên. Cho trẻ ăn đa dạng, đủ chất dinh dưỡng như bình thường. Không cần kiêng hoặc pha loãng thức ăn vì sẽ dễ khiến trẻ bị  thiếu chất, sụt cân và lâu hồi phục.

Mẹ nên nấu chín và nghiền nhỏ thực phẩm để trẻ dễ tiêu hóa. Khuyến khích trẻ ăn thịt, cá, trứng, thực phẩm nhiều kali như chuối, nước dừa, trái cây tươi. Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, cách nhau 3-4 tiếng.

Bên cạnh đó, mẹ cần tránh chế biến các loại đồ ăn nhiều chất xơ khó tiêu hóa như rau sợi thô, ngô, củ quả, hạt ngũ cốc và những thức ăn có nhiều đường vì sẽ càng làm tiêu chảy nặng thêm.

trẻ tiêu chảy cấn chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trẻ tiêu chảy cấn chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Cho trẻ uống kẽm

Bổ sung kẽm cho trẻ ngay từ sớm sẽ giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy.

Nguyên nhân do kẽm rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ tái phát tiêu chảy. Cùng với đó, khoáng chất này kích thích trẻ ăn ngon miệng, nhờ đó cải thiện tình trạng biếng ăn và thiếu dinh dưỡng.

Với trẻ 3 tuổi mẹ nên cho trẻ uống 20mg kẽm/ngày x 10-14 ngày, vào lúc đói. Các sản phẩm kẽm phù hợp như viên uống (có thể nhai hoặc hòa vào nước), và dạng siro nồng độ 10mg kẽm/5ml.

>> Xem thêm trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì? Cách dùng thuốc tiêu chảy cho bé

– Cuối cùng, đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện dưới đây.

+ Trẻ đi ngoài rất nhiều lần, đi liên tục phân lỏng.

+ Nôn liên tục và nhiều lần.

+ Rất khát nước.

+ Ăn uống kém.

+ Không đỡ sau 2 ngày điều trị tại nhà.

+ Trẻ sốt cao, sốt tăng lên, không đỡ.

+ Phân trẻ có lẫn máu.

Các dấu hiệu này cho thấy trẻ bị tiêu chảy nặng. Do đó, mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về trẻ 3 tuổi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đối với tiêu chảy nhẹ, mẹ chỉ cần chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà. Bổ sung đủ nước, kẽm và thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng cho trẻ. Trong trường hợp tiêu chảy nặng lên và có dấu hiệu mất nước, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.