Cách phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh

Vàng da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong 10 em bé mới chào đời, có tới 6 em bé bị vàng da. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp là sinh lý và không nguy hiểm. Chỉ có 1 số ít trẻ tiến triển thành bệnh lý cần phải can thiệp điều trị. Vậy làm thế nào để phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Contents

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Hầu như đứa trẻ nào cũng bị vàng da với các mức độ từ ít đến nhiều. Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ nhỏ. Sau sinh khoảng từ 2-5 ngày, da của trẻ sẽ xuất hiện màu vàng, kèm theo đó là vàng mắt. Để quan sát rõ hơn, đặc biệt với những em bé có nước da ngăm, cha mẹ có thể dùng tay ấn nhẹ vào vùng trán hoặc mũi của bé. Nếu thấy da tại đó có màu vàng thì chứng tỏ trẻ đang bị vàng da.

vang da o tre so sinh la gi

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Một cách chính xác hơn để biết được mức độ vàng da của trẻ đó là dựa vào xét nghiệm bilirubin trong máu. Đây là loại sắc tố có màu vàng, chịu trách nhiệm trực tiếp cho tình trạng vàng da của trẻ. Thông qua chỉ số bilirubin máu, vàng da được chia thành 2 loại, gồm sinh lí và bệnh lí. Nghe tên thôi chắc cha mẹ đã hiểu được mức độ nghiêm trọng của từng loại. Vàng da sinh lý thường không cần điều trị sẽ tự hết. Còn vàng da bệnh lý có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm nên cần can thiệp từ sớm. Vậy vàng da sinh lí là thế nào và khi nào tiến triển thành vàng da bệnh lí? Những thông tin dưới đây sẽ giúp cha mẹ phân biệt được trường hợp này.

Xem thêm Trẻ sơ sinh bị vàng da phải làm sao? Cha mẹ cần lưu ý điều gì?

Cách phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí

Trong 20 trẻ bị vàng da, chỉ có 1 trẻ cần can thiệp điều trị. Điều này có nghĩa, đa phần vàng da ở trẻ là sinh lí, còn vàng da bệnh lí chiếm tỉ lệ khá nhỏ.

Để phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí, cần dựa vào triệu chứng của trẻ và kết quả xét nghiệm bilirubin máu.

1. Vàng da sinh lí

– Triệu chứng

Trẻ được coi là vàng da sinh lí khi có triệu chứng vàng da nhẹ, chỉ xuất hiện ở đầu, mặt, bụng. Trẻ bị vàng da sinh lí thường sẽ tự hết sau 2-3 tuần mà không cần điều trị.

vang da sinh li

Trẻ được coi là vàng da sinh lí khi có triệu chứng vàng da nhẹ

Xem thêm TRẺ SƠ SINH BỊ VÀNG DA CHIẾU ĐÈN BAO LÂU? CHA MẸ LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

– Kết quả xét nghiệm

Chỉ số bilirubin máu không lớn hơn 12 mg/dl với trẻ sinh đủ tháng, và không lớn hơn 14 mg/dl với trẻ sinh non (tuổi thai dưới  38 tuần).

Ngoài ra trẻ có tốc độ tăng bilirubin không vượt quá 5 mg/dl trong vòng 24h.

– Nguyên nhân vàng da sinh lí

Trẻ mới sinh thường sản xuất nhiều bilirubin hơn người lớn do hồng cầu có số lượng lớn và vòng đời ngắn.

Cách phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh

Bình thường, gan sẽ làm nhiệm vụ giải phóng bilirubin ra khỏi máu qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, ở những em bé mới sinh, gan còn non nớt chưa đủ khả năng loại bỏ hoàn toàn, dẫn tới dư thừa bilirubin. Vàng da trong trường hợp này gọi là vàng da sinh lí.

Ngoài các lý do trên, một số yếu tố nguy cơ cũng làm tăng thêm tình trạng vàng da như trẻ sinh non, có vết bầm hoặc u máu đầu khi sinh, có nhóm máu ABO hoặc Rh không tương thích với máu mẹ, trẻ bú sữa mẹ hoặc do chủng tộc.

2. Vàng da bệnh lí

– Triệu chứng

So với vàng da sinh lí, các triệu chứng của vàng da bệnh lí sẽ nặng hơn. Ví dụ như da rất vàng, vàng lan rộng khắp cơ thể và xuống tận đầu gối.

Nặng hơn trẻ có thể bắt đầu xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, bú kém, lơ mơ, co giật,…

vang da benh li

Trẻ vàng da bệnh lí có đặc điểm da rất vàng và lan rộng

– Kết quả xét nghiệm

Chỉ số bilirubin máu ở trẻ trẻ vàng da bệnh lí là trên 12 mg/dl với trẻ đủ tháng và trên 15 mg/dl với trẻ sinh non. Tốc độ tăng bilirubin máu trên 5 mg/dl trong vòng 24h.

– Nguyên nhân vàng da bệnh lí

Nguyên nhân của vàng da bệnh lí bao gồm nguyên nhân vàng da sinh lí và các tình trạng rối loạn khác của trẻ.

Đó là các vấn đề như trẻ bị xuất huyết, nhiễm trùng máu, bệnh gan, tắc ống mật, thiếu enzyme hoặc tế bào hồng cầu bất thường nên dễ bị vỡ.

Xem thêm Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì ở trẻ chuyên gia nói gì

– Biến chứng vàng da bệnh lí

Nồng độ bilirubin máu cao có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là các biến chứng của vàng da bệnh lí.

+ Tăng bilirubin não cấp tính

Bilirubin là một chất độc đối với tế bào não. Nếu trẻ bị vàng da nặng, sẽ có nguy cơ bilirubin xâm nhập vào não gây nên tình trạng tăng bilirubin não cấp tính. Các biểu hiện bao gồm: trẻ lờ đờ, khó đánh thức, tiếng khóc the thé, bú kém, ngoẹo cổ và cả người ra phía sau, sốt.

+ Vàng da nhân (Kernicterus)

Vàng da nhân là hội chứng xảy ra khi tình trạng tăng bilirubin não cấp tính gây tổn thương não không hồi phục. Vàng da nhân có thế để lại hậu quả trẻ cử động không tự chủ và không kiểm soát được (bại não do xơ vữa), nhìn ngược, mất thính lực, men răng phát triển không bình thường.

vang da benh li bien chung

Trẻ vàng da bệnh lí có thể gặp các biến chứng nguy hiểm

Trẻ sơ sinh bị vàng da điều trị như thế nào?

Trẻ bị vàng da nhẹ hay vàng da sinh lý thường tự hồi phục mà không cần điều trị. Khoảng 2-3 tuần, gan bé sẽ có khả năng thải trừ bilirubin máu nên vàng da sẽ biến mất. Để giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn, mẹ có thể cho trẻ bú thường xuyên từ 8-12 lần trong ngày.

Với trường hợp vàng da nặng, vàng da bệnh lý thì cần phải điều trị để không gây ra biến chứng nguy hiểm.

Trong đó, chiếu đèn là phương pháp phổ biến và cho hiệu quả cao. Với cách này, trẻ chỉ cần mặc bỉm và đeo băng bảo vệ mắt, sau đó được đặt trong 1 chiếc giường đặc biệt, dưới phổ ánh sáng xanh lam. Nguồn sáng này sẽ giúp phá hủy bilirubin trong cơ thể trẻ.

Một số trẻ vàng da rất nặng thì cần áp dụng biện pháp truyền máu trao đổi, còn gọi là thay máu. Khi đó, trẻ nhận một lượng máu nhỏ từ người hiến hoặc ngân hàng máu. Cách này giúp thay thế máu chứa nhiều hồng cầu vỡ của trẻ bằng các tế bào máu khỏe mạnh. Nhờ đó, lượng tế bào hồng cầu tăng lên và mức bilirubin sẽ giảm xuống.

vang da benh li dieu tri

Trẻ sơ sinh bị vàng da được điều trị bằng chiếu đèn hoặc thay máu

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về các triệu chứng vàng da ở trẻ và phương pháp điều trị. Trẻ bị vàng da gần như là điều hiển nhiên và không có cách nào dự phòng được. Tuy nhiên, việc nhận biết các dấu hiệu, phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí ở trẻ sẽ giúp chúng ta can thiệp sớm và tránh được tình trạng vàng da nặng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.