Táo bón nặng không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng như trĩ, sa trực tràng hay rách hậu môn. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của táo bón nặng sẽ giúp bạn có hướng xử lý kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 8 dấu hiệu cảnh báo táo bón nặng. Đồng thời tìm hiểu những cách khắc phục hiệu quả, dễ áp dụng tại nhà.
Contents
I. Táo bón nặng là gì?
Táo bón nặng là tình trạng đại tiện khó khăn kéo dài. Kèm theo với những triệu chứng như: phân khô cứng, buồn đại tiện nhưng không đi hết, đau bụng, đầy hơi,… Khi táo bón trở thành mãn tính, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Táo bón nặng thường gặp ở người lớn, trẻ em và cả người cao tuổi. Nguyên nhân chính bao gồm chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống không đủ nước, ít vận động, hoặc do bệnh lý đường ruột.
Xem thêm: Khám phá bí quyết chấm dứt táo bón
II. Táo bón nặng – 8 dấu hiệu bạn không nên bỏ qua
1. Phân khô, cứng và có thể lẫn máu – Dấu hiệu đầu tiên của táo bón nặng
Phân khô, cứng là dấu hiệu phổ biến và rõ ràng nhất của táo bón nặng. Phân trở nên rắn chắc, khó đào thải ra ngoài, gây đau đớn mỗi khi đi vệ sinh. Hiện tượng này xảy ra khi lượng nước trong phân không đủ. Hoặc có thể do đại tràng hấp thụ quá nhiều nước trong quá trình tiêu hóa, làm phân khô và cứng hơn bình thường.
Người bị táo bón nặng thường đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, số lần đi ngoài có thể giảm xuống chỉ còn 1-2 ngày/lần. Khi đi ngoài, phân khô rắn cọ xát với niêm mạc hậu môn gây tổn thương, dẫn đến chảy máu. Máu thường có màu đỏ tươi, xuất hiện trên bề mặt phân hoặc giấy vệ sinh. Điều này làm người bệnh lo lắng và sợ hãi mỗi khi đi đại tiện.
Nguyên nhân chính dẫn đến phân khô, cứng:
- Uống không đủ nước: Cơ thể thiếu nước dẫn đến phân mất đi độ ẩm cần thiết, làm phân trở nên khô hơn.
- Thiếu chất xơ: Chất xơ có vai trò giữ nước và làm mềm phân, chế độ ăn uống thiếu chất xơ dễ gây táo bón.
- Giảm nhu động ruột: Hoạt động của ruột chậm làm phân lưu lại lâu trong đại tràng, khiến nước bị hấp thụ nhiều hơn, làm phân khô và rắn.
2. Cảm giác buồn đi đại tiện nhưng đi được rất ít – dấu hiệu của táo bón nặng
Táo bón nặng khiến bạn luôn có cảm giác buồn đi vệ sinh nhưng mỗi lần chỉ đi được một lượng phân nhỏ. Phân khô cứng tồn đọng trong đại tràng không thể được đẩy ra hết, liên tục kích thích tạo cảm giác buồn đại tiện.
Tình trạng này gây cảm giác khó chịu kéo dài, làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý.
3. Rò rỉ phân ở hậu môn hoặc són phân
Rò rỉ phân, hay són phân, là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ bị táo bón. Khi phân khô rắn tích tụ trong đại tràng, nó gây giãn thành ruột, kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh hơn. Lượng phân mềm phía trên bị đẩy xuống, rò rỉ qua khe hở của khối phân rắn và tràn ra ngoài.
Tình trạng này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu không được vệ sinh đúng cách.
4. Đau bụng hoặc chướng bụng
Táo bón khiến các chất thải tích tụ lâu ngày trong đại tràng, gây đau bụng kèm theo đầy hơi, chướng bụng. Cơn đau thường âm ỉ ở vùng bụng dưới bên trái – vị trí của đại tràng sigma, nơi phân lưu lại trước khi được đào thải ra ngoài.
Nếu phân tích tụ quá lâu, cơn đau có thể trở thành từng cơn quặn thắt, khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.
5. Chướng bụng, đầy hơi thường xuyên
Táo bón kéo dài làm phân bị ứ đọng trong đại tràng, tạo môi trường cho vi khuẩn lên men, sản sinh khí gây chướng bụng và đầy hơi. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người có nhu động ruột kém hoặc chế độ ăn uống thiếu chất xơ.
Tình trạng đầy hơi làm người bệnh cảm thấy bụng căng tức, khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc.
6. Hậu môn rạn, rách và đau rát
Rặn mạnh khi đi vệ sinh với phân khô rắn có thể làm rách niêm mạc hậu môn, gây đau rát và chảy máu. Những tổn thương này có thể kéo dài trong vài giờ sau khi đại tiện, gây ngứa rát hoặc sưng đỏ vùng hậu môn.
Nếu không được điều trị, vết rạn có thể trở thành mạn tính, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm.
7. Bệnh trĩ
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Khi phân khô rắn cản trở lưu thông máu tại tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng, cùng với việc rặn mạnh khi đi vệ sinh, áp lực lớn sẽ khiến búi trĩ hình thành.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ bao gồm:
- Đi ngoài ra máu.
- Đau rát hậu môn.
- Búi trĩ sa ra ngoài, có thể sờ thấy.
Vòng luẩn quẩn giữa táo bón và trĩ làm bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách.
8. Sa trực tràng
Sa trực tràng xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ trực tràng sa xuống qua hậu môn. Tình trạng này thường gặp ở những người bị táo bón mãn tính, thường xuyên phải rặn mạnh khi đi ngoài.
Dấu hiệu nhận biết sa trực tràng:
- Đau và khó chịu vùng bụng dưới.
- Cảm giác đi ngoài không hết phân.
- Khối lồi ra ngoài hậu môn nhưng có thể đẩy lên được.
Sa trực tràng là biến chứng nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
III. Táo bón nặng – Cách khắc phục tại nhà
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Bổ sung chất xơ: Tăng cường các loại rau xanh, trái cây như rau mồng tơi, rau đay, khoai lang, chuối, đu đủ.
- Uống đủ nước: Đảm bảo uống 1.5-2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ mềm của phân.
- Hạn chế thức ăn khó tiêu: Tránh đồ chiên rán, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas.
2. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng
- Nha đam: Chất nhầy trong nha đam giúp làm mềm phân và kích thích tiêu hóa. Bạn có thể ăn nha đam với sữa chua hoặc đường phèn.
- Rau củ nhiều chất nhầy: Đậu bắp, rau mồng tơi là lựa chọn lý tưởng để cải thiện táo bón.
3. Rèn luyện thói quen đại tiện đúng giờ
Tập thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm cố định trong ngày sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động đều đặn hơn.
Xem thêm: Táo bón sau sinh – Nguyên nhân và giải pháp an toàn cho mẹ bầu
IV. Táo bón nặng khi nào cần đến bệnh viện?
Hãy đi khám ngay nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau:
- Đau bụng dữ dội kèm sốt cao.
- Bụng căng tức, cứng như gỗ.
- Táo bón kéo dài hơn 3 tuần dù đã thay đổi chế độ ăn uống.
- Trẻ nhỏ táo bón kèm quấy khóc, bỏ bú hoặc đau bụng dữ dội.
V. Sử dụng INSOTAC GOLD để hỗ trợ điều trị táo bón nặng
INSOTAC GOLD là giải pháp toàn diện giúp cải thiện táo bón và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.
Sản phẩm chứa:
- Chất xơ hòa tan (FOS, Fibregum và mủ trôm): Giúp làm mềm phân, tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ nhuận tràng.
- Men vi sinh dạng bào tử: Gồm 2 chủng là Bacillus coagulans và Bacillus clausii. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện táo bón.
- Vitamin nhóm B: Giảm đầy hơi, chướng bụng và cải thiện hấp thu dưỡng chất.
Sử dụng INSOTAC GOLD đều đặn không chỉ giúp bạn giảm táo bón mà còn cải thiện sức khỏe tiêu hóa một cách toàn diện.
Xem thêm: Thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón
VI. Kết luận
Táo bón nặng là tình trạng đáng lo ngại. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục nếu bạn phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị. Từ việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động đến sử dụng sản phẩm hỗ trợ như INSOTAC GOLD, bạn có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Tham khảo sản phẩm Insotac Gold và mua hàng tại đây
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 092.919.7777 để được hỗ trợ.
SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU CỦA CHÚNG TÔI