Nguyên nhân trẻ bị táo bón. 5 giải pháp hỗ trợ táo bón cho trẻ

Nguyên nhân trẻ bị táo bón có thể do bệnh lý hoặc táo bón chức năng. Táo bón làm trẻ khó chịu, ăn uống kém, ảnh hưởng tới tiêu hóa, hấp thu và phát triển. Hiểu đúng về nguyên nhân trẻ bị táo bón, ba mẹ sẽ tìm ra giải pháp hỗ trợ táo bón cho trẻ kịp thời. Ba mẹ cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Contents

Định nghĩa, phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón 

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị táo bón, cần hiểu đúng như thế nào là táo bón và tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón. 

Định nghĩa 

Táo bón được định nghĩa là tình trạng trẻ đi ngoài không thường xuyên hoặc đi ngoài khó khăn, đau. Táo bón không phải là bệnh, mà là một triệu chứng thường gặp trong quá trình chăm sóc bé. 

Phân loại

Táo bón được phân loại thành 2 dạng chính:

https://youtu.be/ZKrBT30r-oo

Nguyên nhân trẻ bị táo bón. 5 giải pháp hỗ trợ táo bón cho trẻ

  • Táo bón thực thể: chiếm từ 5 – 10%, là dạng táo bón do bất thường về cấu trúc hoặc bệnh lý ống tiêu hóa.
  • Táo bón chức năng: chiếm đa số từ 90 – 95%, là táo bón đã loại trừ nguyên nhân thực thể. Thường liên quan tới 2 chức năng: hấp thu nước và điện giải ở đoạn cuối của ruột và động tác co bóp đẩy tống phân.

Tiêu chuẩn chẩn đoán 

Ba mẹ hãy lưu ý 6 tiêu chí dưới đây nhé: 

  1. ≤ 2 lần đại tiện/ tuần
  2. ≥ 1 lần són phân/ tuần ở trẻ đã biết đi đại tiện
  3. Trẻ có tiền sử ứ phân nhiều lần
  4. Trẻ có tiền sử đi đại tiện đau, khó khăn
  5. Trẻ có hiện diện khối phân lớn trong trực tràng
  6. Trẻ từng đi đại tiện phân to tắc Toilet

Nếu trẻ được coi là táo bón khi có ≥ 2/6 tiêu chí trên và với trẻ < 4 tuổi trong 1 tháng, trẻ ≥ 4 tuổi trong 2 tháng.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón mẹ cần biết

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Chủ yếu chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau: 

Nguyên nhân trẻ bị táo bón: nguyên nhân thực thể 

Nguyên nhân thực thể chủ yếu đến từ cấu trúc đường tiêu hóa của trẻ.

  • Nguyên nhân từ các bệnh đại – trực tràng: bệnh phình đại – trực tràng; hẹp đại tràng, giả tắc ruột mãn tính, sẹo dính các tật hậu môn – trực tràng,…
Trẻ nhỏ thường xuyên bị táo bón
Trẻ nhỏ thường xuyên bị táo bón

Trẻ nhỏ thường xuyên bị táo bón

  • Nguyên nhân thần kinh: bệnh não bẩm sinh; bại não; có tổn thương vùng cùng cụt ảnh hưởng đến đám rối thần kinh vùng chậu; thoát vị màng não tủy; chèn ép tủy;..
  • Bệnh lý suy giáp bẩm sinh: Với những nguyên nhân trẻ bị táo bón từ nguyên nhân thực thể thì ba mẹ nên phối hợp cùng bác sĩ điều trị bệnh lý chính. Từ đó có được lộ trình và phương án hỗ trợ triệu chứng cho bé. 

Nguyên nhân trẻ bị táo bón: nguyên nhân chức năng 

Nguyên nhân trẻ táo bón chức năng chủ yếu liên quan tới 2 hoạt động cơ bản của ống tiêu hóa. Cụ thể: 

  • Chức năng hấp thu nước và điện giải ở đoạn ruột cuối. Trực tràng có nhiệm vụ chính là tái hấp thu nước. Khi chức năng này bị rối loạn, làm phân khô, khối phân to gây ứ tắc, dẫn đến táo bón.
  • Động tác co bóp, đẩy tống phân ra ngoài kém. Điều này là phân bị ứ đọng lâu, gây đau, khó khăn cho trẻ khi đi vệ sinh. 

Nguyên nhân trẻ bị táo bón: nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài

Ngoài các nguyên nhân đến từ cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa, thì chế độ chăm sóc chưa đúng cũng có thể khiến bé táo bón. Cụ thể các yếu tố bên ngoài tác động tới tình trạng táo bón của bé như: 

  • Bé có thói quen nhịn đi đại điện: Việc trì hoãn phản xạ đi đại tiện lâu dần sẽ gây ra táo bón. Thói quen không tốt này có thể xuất phát từ việc bé mải chơi, hoặc sợ bẩn, sợ cô giáo. Thay đổi môi trường sống như chuyển nhà, đi lớp,.. cùng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. 
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: nếu trẻ ăn ít, bữa ăn thất thường, không ổn định. Khẩu phần ăn thiếu chất xơ, nhiều đạm, tinh bột, thiếu nước cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ. 
Nguyên nhân trẻ bị táo bón: Ăn nhiều đồ chiên rán
Nguyên nhân trẻ bị táo bón: Ăn nhiều đồ chiên rán

Nguyên nhân trẻ bị táo bón: Ăn nhiều đồ chiên rán

  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Có thể do trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ốm kéo dài cũng làm gia tăng tình trạng táo bón.
  • Thuốc: Bé có dùng các thuốc gây táo bón để điều trị các bệnh lý khác. 

5 giải pháp hỗ trợ táo bón cho trẻ

Hiểu đúng về táo bón và nguyên nhân trẻ bị táo bón là bước đầu tiên để tiếp cận. Sau đây bác sĩ đưa ra cho ba mẹ 5 giải pháp hỗ trợ táo bón hiệu quả cho trẻ như sau:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý chính là một trong các nguyên nhân trẻ bị táo bón. Cải thiện chế độ dinh dưỡng là giải pháp hỗ trợ táo bón nhanh, hiệu quả. Ba mẹ hãy chú ý tới các vấn đề về chế độ dinh dưỡng sau: 

  • Ăn đều đặn, đủ lượng, đúng giờ mỗi bữa, tránh để trẻ nhịn đói hoặc bỏ bữa.
  • Không nên cho bé ăn quá nhiều nhóm chất đạm. Dư thừa protein tăng tái hấp thu nước, khiến phân bị to và cứng. 
  • Đảm bảo đủ lượng chất xơ trong khẩu phần. Ba mẹ chú ý tăng cường thực phẩm có tính nhuận tràng như: rau mồng tơi, rau đay, thanh long, xoài,..
  • Cho bé uống đủ nước theo nhu cầu. Nguồn nước đến từ sữa, nước uống, trái cây, canh rau,..

Thay đổi hành vi đi đại tiện

Một trong các giải pháp hỗ trợ táo bón cho trẻ là thay đổi hành vi đi đại tiện. Ba mẹ nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ. Tư thế ngồi đi đại tiện đúng, không nên để trẻ ngồi bô hoặc nhà vệ sinh quá lâu. Đặc biệt, ba mẹ không nên cho bé nói chuyện, đọc sách, xem tranh ảnh, chơi điện thoại,.. khi đi vệ sinh. Ngoài ra cũng không nên hối thúc hay quát mắng làm trẻ sợ hãi. 

Vận động và chăm sóc

Cải thiện tình trạng táo bón bằng giải pháp vận động và chăm sóc là rất cần thiết. Bác sĩ sẽ hướng dẫn ba mẹ cách xoa bụng đúng cho trẻ khi có dấu hiệu táo bón. Ba mẹ xoa bụng dọc khung đại tràng, từ phải qua trái theo chiều kim đồng hồ. Tần suất nên từ 3 – 5 phút/lần, ngày 3 – 4 lần và nên xoa bụng cho bé trước bữa ăn.

Bổ sung vi khuẩn có lợi

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân trẻ bị táo bón. Bởi vậy việc bổ sung vi khuẩn có lợi bằng là giải pháp hỗ trợ táo bón hiệu quả. Ba mẹ có thể bổ sung vi khuẩn có lợi từ sữa chua hoặc men vi sinh cho bé. 

Cho trẻ bi táo bón ăn cốm tiêu hóa
Cho trẻ bi táo bón ăn cốm tiêu hóa

Cho trẻ bi táo bón ăn cốm tiêu hóa

Thuốc 

Đối với trường hợp trẻ có táo bón do bệnh lý hoặc mãn tính, thuốc sẽ là giải pháp hỗ trợ táo bón nhanh, cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc hỗ trợ táo bón như nhuận tràng, mềm hoặc tháo/thụt phân đều cần theo chỉ định. Ba mẹ không nên tự ý sử dụng cho bé để tránh lạm dụng thuốc khi chưa cần thiết. 

Nguyên nhân trẻ bị táo bón có nhiều. Hiểu đúng về nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ tìm ra giải pháp hỗ trợ táo bón cho con hiệu quả và kịp thời. Cải thiện táo bón để bé ăn ngon, tiêu hóa tốt và phát triển toàn diện. Chúc ba mẹ sớm tìm được giải pháp phù hợp cho bé nhà mình nhé. 

>> Xem thêm: Bé biếng ăn nên bổ sung gì để ăn ngon hơn

>> Xem thêm: Bé 9 tháng cần bổ sung vitamin gì

>> Xem thêm: Bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.