Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu, phần nhiều trẻ sơ sinh còn được bổ sung thêm các dưỡng chất khác thông qua các loại sữa công thức hiện có trên thị trường. Tuy vậy trong một số trường hợp, trẻ bị buồn nôn, tiêu chảy sau khi dùng sữa, nguyên nhân phổ biến nhất của vấn đề này là hội chứng bất dung nạp Lactose. Hãy cùng tìm hiểu thông tin cụ thể về hội chứng bất dung nạp Lactose cùng một số dấu hiệu nhận biết tình trạng này ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây.
Contents
Bất dung nạp Lactose là gì?
Lactose là một loại đường đôi cấu tạo từ 2 đường đơn là Glucose và Galactose, là thành phần có trong sữa mẹ và các loại sữa từ động vật có vú như sữa dê, sữa bò,… Lactose giúp sữa có vị ngọt đặc trưng, hiện được đưa vào nhiều loại bánh kẹo, đồ uống dùng để thu hút sở thích của trẻ.
Để cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thu đường Lactose, niêm mạc đường tiêu hóa cần sản sinh ra một loại enzym phân giải đặc hiệu là Lactase, giúp phân cắt Lactose thành 2 đường đơn có kích thước đủ nhỏ và dễ hấp thụ, đi vào tuần hoàn chung.
Đối với trẻ sơ sinh, lượng men Lactase cần bài tiết đủ để phân giải toàn bộ đường Lactose trong sữa, giúp tạo năng lượng để duy trì các hoạt động sống của tế bào. Khi trẻ lớn dần, lượng men đặc hiệu Lactase tiết ra ngày càng giảm dần.
Xem thêm Lactase là gì? Bổ sung men Lactase cho bé như thế nào?
Bất dung nạp Lactose là gì?
Tình trạng bất dung nạp Lactose xảy ra khi hệ tiêu hóa không có đủ Lactase, khiến trẻ không phân giải dược hoàn toàn lượng Lactose có trong sữa, từ đó, Lactose không tiêu hóa được sẽ chuyển xuống đại tràng, tương tác với các vi khuẩn tại ruột già, chuyển thành carbon dioxide và acid lactic.
Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu, không thoải mái, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Dấu hiệu bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh
Thông thường, các triệu chứng ở trẻ không dung nạp Lactose xuất hiện sau khi trẻ uống sữa hoặc các sản phẩm chứa Lactose khoảng 30 phút đến 2 giờ.
Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các dấu hiệu dưới đây:
- Bé bị đầy hơi, chướng bụng: do lượng carbon dioxide sinh ra khi lactose phản ứng với hệ vi khuẩn tại ruột già khiến cho bé bị đầy hơi, sôi bụng.
- Trẻ đi ngoài phân lỏng: lactose không được hấp thu sẽ tăng cường đào thải qua phân, hấp thụ lượng lớn nước ở đại tràng khiến cho bé tăng số lần đi ngoài, phân lỏng, sủi bọt, có mùi chua, có thể kèm theo nhầy. Phân của trẻ có tính acid cao, do đó cũng dẫn đến tình trạng trẻ bị hăm tã, hăm đỏ xung quanh hậu môn trong thời gian dài.
Nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng bất dung nạp Lactose ở trẻ sơ sinh là gì?
- Biểu hiện nôn trớ, ói ra sữa sau khi uống: bụng căng chướng khí, đầy hơi khiến khả năng chứa đựng sữa ở trẻ kém, kích thích nhu động đẩy ngược sữa trở lại thực quản, khiến bé bị buồn nôn, ói mửa ngay sau khi uống.
- Đau bụng, trẻ quấy khóc: đối với trẻ sơ sinh, trẻ thường có dấu hiệu quấy khóc không ngừng. Trẻ lớn hơn có thể ôm bụng, có dấu hiệu cong lưng và nắm chặt tay chân, mặt đỏ bừng nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý quan sát.
Nguyên nhân trẻ bất dung nạp Lactose
1. Bất dung nạp Lactose nguyên phát
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng kém dung nạp Lactose ở trẻ, xảy ra khi ruột non của bé ngay từ khi sinh ra đã không có khả năng sản xuất đủ men đặc hiệu Lactase, do đó đường không được phân tách thành 2 thành phần kích thước nhỏ để hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu.
Kèm theo đó, lượng men Lactase sản xuất ra ngày càng giảm dần khi cơ thể trưởng thành, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa các sản phẩm sữa sau này.
Tình trạng không dung nạp Lactose nguyên phát này được xác định về mặt di truyền, xuất hiện phổ biến ở nhóm trẻ có nguồn gốc từ châu Phi, châu Á hoặc từ Tây Ban Nha, các nước Địa Trung Hải và phía nam châu Âu.
2. Ruột non bị tổn thương gây bất dung nạp Lactose thứ phát
Bắt nguồn từ các chấn thương đường tiêu hóa, hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ một số bộ phận của hệ thống tiêu hóa, trẻ mắc bệnh như bệnh Celiac, nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, virus hoặc bệnh Crohn, vi khuẩn đột biến,…. gây tổn thương ruột non, khiến cho việc sản xuất men Lactase bị cản trở.
Khả năng tiết men Lactase có thể hồi phục trở lại ban đầu sau khi các nguyên nhân kể trên được khắc phục và điều trị triệt để, tuy nhiên thường cần một khoảng thời gian điều trị kiên trì rất dài.
Xem thêm Nguyên nhân, triệu chứng không dung nạp Lactose ở trẻ sơ sinh
3. Bất dung nạp Lactose bẩm sinh
Tỷ lệ trẻ không dung nạp đường sữa do bẩm sinh khá hiếm, khi cơ thể trẻ hoàn toàn không có men Lactase. Nguyên nhân là do trẻ được di truyền từ nhiều thế hệ qua gen lặn tự phát từ cả bố và mẹ.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sinh non có nguy cơ mắc hội chứng bất dung nạp Lactose bẩm sinh cao hơn do cơ thể không tự sản sinh được Lactase.
Giải pháp cho tình trạng bất dung nạp Lactose ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ kém hoặc không dung nạp được đường Lactose, một số giải pháp mẹ có thể tham khảo để khắc phục vấn đề này cho bé như:
- Hạn chế cho bé sử dụng các sản phẩm từ sữa hoặc lựa chọn khẩu phần sữa nhỏ trong mỗi bữa ăn của bé để tránh gây ra các vấn đề đường tiêu hóa.
- Mẹ nên chọn cho bé các sản phẩm sữa công thức ít hoặc không có lactose (các loại sữa mát) hiện được bán khá phổ biến trên thị trường.
Giải pháp cho tình trạng bất dung nạp Lactose ở trẻ sơ sinh
- Bổ sung men tiêu hóa chứa Lactase cho trẻ: mẹ nên lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cách sử dụng men tiêu hóa hiệu quả và an toàn cho trẻ, không nên tự ý cho bé dùng.
- Dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn và các enzym tiêu hóa: giúp cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời cũng giúp cải thiện các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng ở trẻ, kích thích đào thải nhanh các thành phần không hấp thu được khỏi cơ thể bé.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa