Hệ tiêu hóa của trẻ có vai trò quan trọng như thế nào? Làm sao để hệ tiêu hóa tốt hơn?

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khi mới sinh có nhiều điểm khác biệt so với người lớn, do đó chức năng của bé còn non yếu, cần thời gian để hoàn thiện và hoạt động bình thường. Nhiều cha mẹ thường đặt ra câu hỏi: Khi nào thì hệ tiêu hóa của bé mới hoàn thiện đầy đủ như người trưởng thành? Biện pháp nào hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa của trẻ được tốt hơn? Hãy cùng nhau đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Contents

Hệ tiêu hóa của trẻ có vai trò quan trọng như thế nào?

Đường tiêu hóa luôn đảm nhiệm vai trò quan trọng và không thể thay thế đối với quá trình phát triển toàn diện cả thể chất và trí não của bé:

  • Là nơi dự trữ, tiêu hóa và phân giải thức ăn: thức ăn khi đưa vào cơ thể, sẽ được nhu động ruột chuyển qua thực quản đẩy xuống dạ dày và ruột. Tại đây, các bộ phận trong hệ tiêu hóa sẽ chịu trách nhiệm xử lý thức ăn thô, phân cắt thành các thành phần có kích thước nhỏ hơn nhờ dịch ruột và các enzym tiêu hóa. Các chất đạm, chất béo, đường hay các vitamin và khoáng chất sau khi được phân giải có thể hấp thu vào cơ thể, tham gia các quá trình chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác nhau phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, bộ phận cũng như tế bào cơ thể.

Hệ tiêu hóa của trẻ có vai trò quan trọng như thế nào? Làm sao để hệ tiêu hóa tốt hơn?

  • Đảm nhận trên 70% cấu trúc và chức năng của hệ thống miễn dịch: một hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ đảm bảo các dưỡng chất được hấp thu và phân bố đầy đủ cho hoạt động của các hệ cơ quan, việc hấp thu các vitamin, khoáng chất hiệu quả tại đây cũng góp phần duy trì ổn định sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em, giúp trẻ có khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh bất lợi từ môi trường ngoài. Không chỉ thế, sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ cũng góp phần ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh qua đường tiêu hóa cho trẻ.
  • Hệ tiêu hóa cũng tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh, điển hình là hormone serotonin giúp trẻ luôn khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ, kích thích trí não phát triển.

Xem thêm Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước nguyên nhân và giải pháp

Hệ tiêu hóa của trẻ có vai trò quan trọng như thế nào?

Hệ tiêu hóa của trẻ có vai trò quan trọng như thế nào?

Khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện?

Những năm đầu đời kể từ lúc mới sinh chính là thời gian vàng để hệ tiêu hóa của bé được hoàn thiện cả về cấu trúc và chức năng, theo đó thì nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng ở trẻ cũng có sự khác biệt trong mỗi giai đoạn phát triển. Mỗi bộ phận trong hệ thống tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan hay tụy đều đóng vai trò không thể thiếu, đặc điểm phát triển cũng có sự khác biệt:

1. Miệng

Đối với trẻ mới sinh, miệng và khoang miệng của trẻ có kích thước nhỏ, lợi có nhiều nếp nhăn hơn so với người lớn. Cùng với đó là hệ thống xương hàm chưa phát triển nhưng cơ nhai, cơ môi đã phát triển tốt khiến cho trẻ có phản xạ bú mẹ. Thông thường trẻ cần từ khoảng 3 – 4 tháng để hoàn thiện tuyến nước bọt, hình thành phản xạ tiết nước bọt sinh lý khi mầm răng bắt đầu phát triển và kích thích dây thần kinh để tuyến nước bọt tăng tiết.

Đến khoảng tháng tuổi thứ 5 – 6, trẻ có thể mọc chiếc răng đầu tiên, trẻ mất khoảng 24 tháng để hình thành chiếc răng sữa cuối cùng trước khi mọc răng vĩnh viễn. Trong thời gian đó, hàm và răng của trẻ tăng cường phát triển, cấu trúc xương hàm cũng dẫn được hoàn thiện, trẻ có thể nhai, nuốt, cắn thức ăn có thể chất đặc, cứng hơn.

2. Thực quản

Bé mới sinh có thực quản dạng hình phễu với lớp thành rất mỏng, trẻ thường có biểu hiện nôn trớ do các cơ co bóp để đẩy sữa xuống còn rất yếu. Theo quá trình tăng trưởng và phát triển, thực quản của trẻ có sự thay đổi dần về chiều dài, kích thước cho đến khi trưởng thành, cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh: thực quản thường dài từ 10 – 11cm
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi, chiều dài thực quản phát triển đến khoảng 16cm
  • Trẻ 10 – 15 tuổi cho đến khi trưởng thành: thực quản tăng kích thước từ 18 – 20cm đến 25 – 32cm.

3. Dạ dày

Dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có dạng hình tròn, vị trí nằm ở tương đối cao, đồng thời do dạ dày nằm ngang, các tổ chức cơ thành dạ dày chưa được phát triển đầy đủ, đặc biệt là cơ thắt tâm vị, do đó việc trẻ ăn nhiều có thể khiến dạ dày dễ bị biến dạng. Trong khi đó, cơ thắt môn vị phát triển tương đối tốt làm tăng nguy cơ trẻ nôn mửa sau các bữa ăn, đặc biệt thường gặp ở giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Tùy thuộc vào đặc điểm cơ địa của mỗi trẻ, thời gian để chức năng dạ dày được hoàn thiện có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng hoặc có thể lâu hơn. Đến độ tuổi khoảng 7 – 11 tuổi, dạ dày của trẻ có hình dáng và kích thước tương tự như người trưởng thành, tăng sức chứa và khả năng tiêu hóa, co bóp được bình thường.

Xem thêm Trẻ không hấp thụ được thức ăn có biểu hiện gì?

4. Ruột

Thực tế, ruột của trẻ nhỏ thường dài hơn so với người lớn, diện tích lòng ống tiêu hóa lớn, tuy nhiên thành ruột lại mỏng khiến trẻ dễ bị tổn thương đường tiêu hóa. Hệ thống mạch máu trong ruột tương đối nhiều, có tính thẩm thấu cao cùng với sự kết nối giữa các tế bào biểu mô lỏng lẻo, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa hơn.

Đặc biệt đối với trẻ dưới 1 tuổi, vị trí ruột thừa không cố định, việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ thường gặp khó khăn khi nó di chuyển và nằm sau manh tràng. Đường ruột của trẻ thường hoàn thiện và tương đương với người trưởng thành khi trẻ được khoảng 7 tuổi.

5. Tụy

Trẻ có khả năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức, thực phẩm trong bữa ăn do sự hoàn thiện và tăng tiết của các loại men tiêu hóa tiết ra từ tuyến tụy như Lipase, Amylase, Trypsin,…. Đối với trẻ sơ sinh, khi các men tiêu hóa chưa được bài tiết đầy đủ thì nguồn dinh dưỡng an toàn và đầy đủ nhất chính là sữa mẹ.

6. Gan

Trẻ sơ sinh có kích thước gan khá lớn so với trọng lượng trung bình của cơ thể. Dịch mật do gan tiết ra cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải thức ăn giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng. Do chức năng gan chưa được hoàn thiện khi mới sinh, trẻ có nguy cơ rối loạn tiêu hóa và xuất hiện tình trạng kém hấp thu cao hơn người trưởng thành.

Khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện?

Khi nào hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện?

Làm sao để hệ tiêu hóa tốt hơn?

Một số biện pháp được các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý cho cha mẹ để giúp đảm bảo chức năng tiêu hóa của bé luôn hoạt động tốt bao gồm:

  • Chú ý chọn thời điểm ăn dặm phù hợp cho bé: thông thường, bé thường bắt đầu ăn dặm vào khoảng tháng thứ 6. Tuy nhiên, một số bé do có hệ tiêu hóa yếu chưa đủ khả năng nhai nuốt các thức ăn có thể chất cứng đặc, nếu cho bé ăn dặm quá sớm có thể tạo áp lực lên tiêu hóa của bé, ảnh hưởng không tốt đến chức năng ruột.
  • Chế độ dinh dưỡng: trẻ dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo bú mẹ hoàn toàn. Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn ăn dặm cũng như những giai đoạn phát triển sau cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: chất đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết với chế độ ăn cân bằng và hợp lý.
  • Mẹ cũng nên tạo cho bé thói quen ăn uống điều độ, khoa học với 3 bữa chính và một số bữa phụ trong ngày. Cách chế biến món ăn đa dạng cũng góp phần hỗ trợ kích thích tiêu hóa và sự hứng thú của bé.
  • Khuyến khích trẻ rèn thói quen vận động thể lực, không chỉ giúp cải thiện thể chất mà còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột và chức năng tiêu hóa.
  • Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tăng cường dinh dưỡng khác cho trẻ như sử dụng sữa chua, các loại men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn phát triển khỏe mạnh.

Làm sao để hệ tiêu hóa tốt hơn?

Làm sao để hệ tiêu hóa tốt hơn?

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.