Hiện nay, trẻ không hấp thụ thức ăn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân khiến nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trẻ không hấp thụ được thức ăn là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Trẻ không hấp thụ được thức ăn do đâu?
1. Do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng khiến trẻ hấp thụ kém
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một chế độ ăn không cân bằng về 4 nhóm dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất), ví dụ như chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, thiếu các chất xơ có thể gây cản trở quá trình hấp thụ thức ăn của trẻ. Hoặc cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, không cho trẻ tập ăn từ từ với các loại thức ăn mới, đặc biệt là các thức ăn khó tiêu hóa như lòng trắng trứng, các loại hải sản,…khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải.
Chế độ ăn uống không hợp lý khiến trẻ hấp thụ kém
Bên cạnh đó, việc cha mẹ cho con ăn không đúng cách, thời gian cho trẻ ăn không khoa học, ăn quá sớm hoặc ăn quá muộn; cha mẹ chế biến đồ ăn không hợp khẩu vị và độ tuổi của trẻ hoặc trẻ ăn phải các thức ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ không hấp thụ được thức ăn.
2. Do thói quen ăn uống kém tập trung ở trẻ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa
Trẻ không hấp thụ được thức ăn có biểu hiện gì?
Trong quá trình cho trẻ ăn, để trẻ có thể ăn nhiều hơn, nhiều cha mẹ sử dụng biện pháp cho trẻ ăn rong. Khi đó, có sự tác động của ngoại cảnh, trẻ không tập trung vào bữa ăn mà ăn một cách thụ động. Mặt khác, khi trẻ ăn thụ động, não bộ không chỉ huy hoạt động của hệ tiêu hóa, men tiêu hóa tiết ra một cách miễn cưỡng khiến trẻ không tiêu hóa hết thức ăn và không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Thói quen này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây lên tình trạng trẻ không hấp thụ được thức ăn.
3. Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nên khả năng hấp thụ thức ăn kém
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng, đặc biệt ở những trẻ phải dùng kháng sinh kéo dài để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Đây cũng là nguyên nhân làm gián đoạn và giảm hiệu quả hấp thụ thức ăn ở trẻ.
Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nên khả năng hấp thụ thức ăn kém
4. Trẻ thiếu hụt enzym tiêu hóa và thiếu vi chất ảnh hướng quá trình hấp thụ
Enzym tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể dễ hấp thụ. Do đó, thiếu hụt các enzym tiêu hóa gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn ở ruột. Trẻ không hấp thụ được chất dinh dưỡng mà thức ăn còn ứ đọng lại khiến trẻ chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Ví dụ như hội chứng không dung nạp lactose ở trẻ do thiếu hụt enzym lactase, trẻ không tiêu hóa và hấp thụ được lactose trong sữa dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy,…
Cơ thể trẻ thiếu một số vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như: selen, kẽm, magie, canxi,…khiến bé cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thức ăn.
5. Do một số bệnh lý tiêu hóa làm giảm hấp thụ thức ăn
Một số bệnh lý đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn như: viêm ruột, viêm dạ dày, đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, nhiễm khuẩn đường ruột,… Ngoài ra, các bệnh lý ngoài ống tiêu hóa như bệnh lý của tuyến tụy, gan mật làm giảm sản xuất dịch tụy, dịch mật để tiêu hóa thức ăn, từ đó là giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Một số bệnh lý tiêu hóa làm giảm hấp thụ thức ăn
Trẻ không hấp thụ được thức ăn có biểu hiện gì?
Tình trạng trẻ không hấp thụ được thức ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí và thể chất của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần biết các dấu hiệu ban đầu ở trẻ không hấp thụ được thức ăn để xử lý kịp thời, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh:
- Trẻ hay có biểu hiện đau bụng, bụng căng chướng, tức nặng hoặc có hiện tượng sôi bụng.
- Trẻ đi ngoài phân lỏng, khối lượng phân nhiều, phân có mùi tanh, có váng nổi trên mặt nước, trong phân có nhiều thức ăn chưa được tiêu hóa hay còn gọi là phân sống.
- Cơ thể trẻ mệt mỏi, trẻ khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
Trẻ không hấp thụ được thức ăn có biểu hiện gì?
- Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao.
- Trẻ có biểu hiện thiếu máu, xanh xao, suy nhược.
- Sức đề kháng của trẻ yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ bị khô da, dễ bầm khi va chạm.
Trẻ không hấp thụ được thức ăn làm thế nào để cải thiện?
1. Cải thiện tình trạng trẻ không hấp thụ thức ăn bằng chế độ ăn
Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo:
- Ăn đủ chất: cần đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ các thực phẩm thuộc 4 nhóm chất: đạm – béo – đường bột – vitamin và khoáng chất.
- Ăn đủ lượng: cần cho trẻ ăn đủ lượng theo nhu cầu của trẻ, đặc biệt là khi trẻ vận động nhiều. Tuy nhiên, không nên ép trẻ ăn quá nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khiến trẻ biếng ăn, sợ ăn.
Cải thiện tình trạng trẻ không hấp thụ thức ăn bằng chế độ ăn
- Đa dạng các loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên: cần cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm với nhiều màu sắc giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Bổ sung các thực phẩm giúp trẻ dễ hấp thụ thức ăn như: chuối, sữa chua, táo, bơ,…Đồng thời, hạn chế các thực phẩm khiến trẻ kém hấp thụ như các thực phẩm giàu chất béo: đồ ăn chiên xào, dầu mỡ, socola,…
Sau đây là một số điểm cha mẹ cần lưu ý:
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
- Cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm, tránh ăn quá sớm hoặc sử dụng gia vị trước 1 tuổi vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu.
- Tránh cho trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng
- Tránh cho trẻ ăn vặt vào trước các bữa ăn
2. Cho trẻ tăng cường vận động để kích thích tiêu hóa
Việc cho trẻ vận động thường xuyên có tác dụng kích thích chức năng tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, hạn chế tình trạng táo bón. Đồng thời, vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng, khiến bé cảm thấy nhanh đói, từ đó tăng cảm giúp hứng thu với bữa ăn của trẻ và trẻ ăn uống ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng
Cho trẻ tăng cường vận động để kích thích tiêu hóa
3. Cải thiện tình trạng trẻ không hấp thụ được thức ăn bằng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm giúp trẻ dễ hấp thụ, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như men tiêu hóa và men vi sinh:
- Men tiêu hóa hay còn gọi là các enzym tiêu hóa là các chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Dưới tác động của men tiêu hóa, thức ăn được phân cắt thành các chất dinh dưỡng để cơ thể dễ hấp thụ. Do đó khi trẻ không hấp thụ thức ăn do thiếu hụt enzym tiêu hóa thì việc bổ sung men tiêu hóa cho trẻ là cần thiết. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cải thiện tình trạng trẻ không hấp thụ được thức ăn bằng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa
- Men vi sinh: là thực phẩm chức năng cung cấp cho cơ thể trẻ hàng tỷ các lợi khuẩn. Các lợi khuẩn đi vào đường ruột hỗ trợ cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, lấn át các vi khuẩn có hại nhằm thiết lập cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng, ngăn ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
Men tiêu hóa Amano Enzym Gold cải thiện khả năng hấp thụ thức ăn cho trẻ
Men tiêu hóa Amano Enzym Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản. Sản phẩm sử dụng công nghệ enzym hiện đại tích hợp giữa các enzym tiêu hóa và bào tử lợi khuẩn, đồng thời bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, Taurin, DHA,… đem đến nhiều công dụng ưu việt như:
- Tăng cường chức năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của trẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường
- Giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
- Giúp phòng và hỗ trợ tình trạng ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Men tiêu hóa Amano Enzym Gold cải thiện khả năng hấp thụ thức ăn cho trẻ
Hiện nay, sản phẩm đang được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hoàn toàn khép kín, công thức độc quyền từ Nhật Bản và đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa