Em bé ngủ hay giật mình mẹ phải làm sao?

Nhiều trẻ nhỏ có dấu hiệu hay bị giật mình khi ngủ, quấy khóc. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và mệt mỏi đến những người xung quanh. Hiện tượng em bé ngủ hay giật mình có thể đến từ những nguyên nhân bất thường. Và có thể đó là báo hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Vậy hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu em bé ngủ hay giật mình do nguyên nhân gì và cách khắc phục ra sao?

Contents

1.Nguyên nhân em bé hay giật mình khi ngủ.

Hiện tượng này có thể đến từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý. Do đó em bé gặp hiện tượng này mẹ không thể bỏ qua.

Nguyên nhân sinh lý và từ môi trường khiến em bé ngủ hay giật mình

  • Phản xạ tự nhiên: Nó được coi như một phản xạ của cơ thể đơn giản. Phản xạ này khá đặc trưng ở các bé sơ sinh. Do sau khi sinh bé được chuyển từ môi trường trong bụng mẹ ra bên ngoài nên mới tạo ra các phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những mối nguy cơ đe dọa khác nhau. Có thể nói đây là một phản xạ sinh lý bình thường và gần như vô hại. Bé sẽ biến mất phản xạ này khi bé lớn dần lên tầm 6 tháng tuổi
  • Tâm lý bất an cũng có thể gây ra phản xạ giật mình khi ngủ. Khi bé cảm thấy sợ hãi, hồi hộp hay lo lắng, nằm mơ thấy ác mộng,…
  • Tiếng ồn lớn cũng có thể khiến bé đang ngủ bị giật mình. Hoặc đơn giản khi bé đang được bé trên tay mẹ mà đặt xuống đệm một cách bất ngờ.
Em bé giật mình khi ngủ
Em bé giật mình khi ngủ

Nguyên nhân em bé ngủ hay giật mình có thể do bệnh lý

    • Bé bị trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân khiến bé có thể khó ngủ hay giật mình
    • Trẻ bị thiếu canxi dẫn đến còi xương. Do đó bé hay bị rướn người và làm giật mình khi ngủ. Bên cạnh đó mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu khác như bé chậm mọc răng hay rụng tóc vành khăn, hay ra nhiều mồ hôi trộm
    • Bé bị ốm có thể khiến ngủ hay giật mình. Đó có thể do bé mắc một số bệnh như viêm tai giữa, giun sán hay viêm họng,…
    • Ngoài ra bé cũng có thể mắc một số bệnh lý như thiếu máu nên dễ mơ hoảng và giật mình, trẻ mặc bệnh tim
  • Hệ thần kinh trung ương của trẻ bị tổn thương. Dẫn đến các dây thần kinh có vẻ nhạy cảm hơn nên em bé thường có triệu chứng ngủ hay giật mình.

2.Hậu quả của việc em bé ngủ hay giật mình xảy ra thường xuyên.

Hiện tượng em bé ngủ hay giật mình và quấy khóc vào ban đêm nếu thường xuyên xảy ra có thể gây ra khá nhiều các hệ lụy đến sức khỏe.

Trẻ chậm tăng cân:

Như chúng ta đã biết giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hồi phục sức khỏe và phát triển toàn diện. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ ngon giấc sẽ giúp cho việc tuyến yên sẽ kích thích được nhiều hormone tăng trưởng cao gấp 4-5 lần so với em bé ngủ hay giật mình. Điều này khiến cho trẻ tăng cân và sẽ phát triển chiều cao tốt hơn nhiều. Nếu trẻ quấy khóc nhiều, giật mình khi ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ có thể chậm tăng cân khi giật mình lúc ngủ
Trẻ có thể chậm tăng cân khi giật mình lúc ngủ

Giảm khả năng nhận thức

Khi em bé ngủ hay giật mình chứng tỏ bộ não của trẻ rất dễ bị tổn thương, nhạy cảm và dễ kích động. Trong những năm đầu đời thì não bộ của trẻ chưa phát triển thực sự hoàn thiện. Do đó những kích động nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não.

Những trẻ hay giật mình khóc đêm khi ngủ thường có khả năng học hỏi và kỹ năng xử lý tình huống kém hơn các trẻ bình thường có giấc ngủ ngon trong những năm tháng đầu đời. Không chỉ dừng lại ở đấy. Em bé ngủ hay giật mình thức đêm có thể nguyên nhân của các hệ lụy như: suy giảm việc sản xuất hormone tăng trưởng hay ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa. Nên trẻ dễ ốm hơn và dễ mắc các bệnh, bệnh lâu khỏi hơn.

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ:

Hiện tượng trẻ nhỏ khóc liên tục không dộ được có thể gây ức chế hệ hô hấp và dẫn đến ngừng thở. Cho nên nguy cơ đột tử tăng cao hơn

Em bé ngủ hay giật mình dễ bị đói lả và giảm sữa mẹ

Nhiều em bé khi ngủ hay giật mình và quấy khóc đêm có thể do đói nhưng khi bé cho bé lại không chịu ăn. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc dẫn đến việc sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác ở vị giác giảm đi. Cho nên bé giảm bú và hệ quả là bé thiếu chất là lả đi. Có thể dẫn đến mất sữa nếu tình trạng này lâu dài.

Nói chung em bé ngủ hay giật mình có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ của trẻ. Và đặc biệt vào đêm còn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả bố mẹ. Hơn nữa trẻ giật mình khi ngủ còn gặp nhiều các hệ lụy khác như đã kể trên. Vì vậy các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm đến giấc ngủ của trẻ để có những biện pháp xử lý kịp thời.

3.Mách mẹ 3 cách chữa cho em bé ngủ hay giật mình

 Nếu trẻ thường xuyên bị ngủ hay giật mình hoặc quấy khóc khi ngủ thì ba mẹ cần quan tâm nhiều hơn. Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này để có hướng khắc phục hiệu quả. Ba mẹ có thể áp dụng các cách sau:

Cáchg giúp bé không giật mình khi ngủ
Cáchg giúp bé không giật mình khi ngủ

Giữ bé gần cơ thể và di chuyển chậm khi thay đổi vị trí của bé

Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột như đang từ tay mẹ chuyển sang nằm làm bé giật mình khi đang ngủ. Vì vậy khi đang bế bé mẹ nên giữ bé gần với cơ thể càng tốt. Để khi đặt bé xuống nôi thì hành động sẽ được thực hiện được một cách nhẹ nhàng hơn. Làm cho bé tránh được cảm giác giật mình khi đang ngủ.

Quấn khăn cho bé là một cách chữa cho em bé hay giật mình khi ngủ hiệu quả

Việc quấn chăn cho trẻ là một giải pháp cự kỳ hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ không bị cử động chân tay đột ngột khiến gây ra phản xạ giật mình khi ngủ. Hơn nữa việc quấn chăn cho trẻ có thể khiến cho bé có cảm giác an toàn như đang trong bụng mẹ. Điều này khiến bé ngủ ngon hơn.

Đảm bảo môi trường ngủ cho bé được tốt nhất

Điều kiện môi trường ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Do đó để tránh tình trạng em bé ngủ hay bị giật mình thì mẹ nên chú ý những điều sau:

-Giảm độ sáng của ánh đèn ngủ phòng bé

-Hạn chế tiếng ồn và những âm thanh lớn đột ngột phát ra khi bé ngủ

-Có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng ở trong phòng ngủ của bé để giúp bé ngủ ngon hơn

-Tránh việc cử động đột ngột khi bé đang ngủ hoặc đang bú mẹ.

Trẻ ngủ hay giật mình kéo dài bao lâu

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ngủ hay giật mình thường chỉ kéo dài từ 3 – 6 tháng đầu và sẽ tự hết khi bé lớn lên. Những trường hợp bé đã qua 6 tháng mà vẫn hay bị giật mình khi ngủ thì mẹ có thể áp dụng các cách chữa giật mình khi ngủ ở trên. Nếu không hiệu quả thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám. Có thể bé đang bị thiếu chất hay mắc bệnh lý nào đó. Từ đó bác sĩ có thể tư vấn giúp trẻ bổ sung các chất hiệu quả.

 Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chát trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

->>Xem thêm: Thuốc dễ đi cầu giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

->>Xem thêm:Cách dễ đi cầu khi bị táo bón ở trẻ-bác sĩ tiêu hóa chia sẻ

->>Xem thêm: Cách làm cho trẻ dễ đi cầu khi bị táo bón

->>Xem thêm: Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi được chuyên gia khuyên dùng

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.