Em bé béo phì nguyên nhân dấu hiệu và giải pháp từ chuyên gia

Tình trạng béo phì ở trẻ em đang gia tăng từng ngày, ăn quá nhiều so với nhu cầu, với lối sống tĩnh tại, ít vận động là nguyên nhân chính và kéo theo nguy cơ tăng huyết áp và các rối loạn cholesterol, các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, rối loạn nội tiết, rối loạn giấc ngủ  và ngưng thở ở trẻ em. Vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân, hậu quả cũng như những phương pháp khắc phục tình trạng em bé béo phì. Giúp con khỏe mạnh hơn, tránh được nhiều bệnh tật không mong muốn hiện tại cũng như sau này

Contents

Em bé béo phì là tình trạng như thế nào

Em bé béo phì được định nghĩa là sự tích tụ bất thường và quá mức của chất béo trong mô mỡ và các mô khác dẫn đến các biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Chẩn đoán em bé béo phì qua những chỉ số nào

Có nhiều tiêu chí để đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất là phương pháp tính chỉ số khối cơ thể (BMI) theo độ tuổi và giới tính.

BMI = cân nặng (kg) / chiều cao (m) x chiều cao (m) Công thức trên có hiệu lực từ 2 tuổi 

Em bé béo phì nguyên nhân dấu hiệu và giải pháp từ chuyên gia

– Trẻ em 2- 5 tuổi: Thừa cân với BMI ≥ 2SD và béo phì với ≥ 3SD 

– Trẻ em 5- 18 tuổi: thừa cân với BMI ≥ 1SD và béo phì với 2SD

Em bé béo phì nguyên nhân do đâu

Em bé béo phì nguyên phát

Do mất cân bằng năng lượng: Việc tăng ăn vượt mức cơ thể cần và giảm tiêu thụ về lâu dài sẽ làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, mông, đùi và vai. Béo phì đơn thuần thường xảy ra ở những trẻ béo phì ăn nhiều, lười vận động. Trẻ béo phì thường cao hơn so với trước tuổi dậy thì, nhưng cuối cùng trẻ sẽ ngừng phát triển sớm và có chiều cao trung bình đến thấp khi trưởng thành.

Em bé béo phì nguyên nhân do đâu

Em bé béo phì nguyên nhân do đâu

Em bé béo phì thứ phát

Béo phì thứ phát thường gặp trong các 

– Bệnh nội tiết, bệnh di truyền, dùng thuốc, … 

– Béo phì do suy giáp: béo toàn thân, thấp lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ 

– Béo do tuyến thượng thận hoạt động quá mức (nam hóa vỏ thận): béo bụng, đỏ da bị rạn, nổi nhiều mụn, cao huyết áp. 

– Suy sinh dục Béo phì: Thường gặp trong một số hội chứng: Béo vùng bụng, thấp bé, thiểu năng trí tuệ.

Em bé béo phì thứ phát

Em bé béo phì thứ phát

– Béo phì do các bệnh về não: thường do tổn thương vùng dưới đồi, sau viêm não thứ phát. 

– Béo phì thường kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc các triệu chứng thần kinh khu trú. 

– Béo phì do sử dụng những sản phẩm có chứa corticoid: Hội chứng thận hư, bệnh về xương khớp, hoặc vô tình sử dụng những sản phẩm kem trộn trôi nổi có chứa corticoid nhưng lại không có chỉ định của bác sĩ. Những người sử dụng những sản phẩm chứa hàm lượng corticoid cao và kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Lâu dài có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

– Các đặc điểm béo của hội chứng Cushing, bụng mặt to nhưng chi nhỏ và không tìm thấy nguyên nhân thường thì do bệnh nhân sử dụng corticosteroid.

Các yếu tố nguy cơ khiến em bé béo phì là gì

Yếu tố về gia đình

  • Gia đình có bố hoặc mẹ béo phì hoặc cả 2 cùng béo phì. Thì em bé sinh ra sẽ có 80% bị béo phì. 
  • Những em bé sinh ra đã có cân nặng >4kg thì nguy cơ béo phì sẽ cao hơn rất nhiều so với những bé sinh ra có cân nặng bình thường ở mức chuẩn.

Sử dụng thực phẩm giàu năng lượng

Trẻ em hiện nay thường sử dụng rất nhiều thực phẩm siêu nhiều năng lượng cũng như không tốt cho sức khỏe. Với những em bé sử dụng những sản phẩm giàu năng lượng như gà rán, nước ngọt có gas, viên chiên vỉa hè, … Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo xấu và có thể khiến bé bị tăng cân mất kiểm soát

Bé bị thiểu năng trí tuệ

Những em bé bị thiểu năng trí tuệ nhiều mẹ sẽ thắc mắc là em bé sao lại béo phì đúng không? Những bé bị thiểu năng trí tuệ thì não bộ bé phát triển không được bình thường. Bé có thể không kiểm soát được khả năng ăn uống của mình. Bé ăn mãi mà không biết no hoặc no đói thất thường.

Những yếu tố nguy cơ khiến em bé béo phì

Những yếu tố nguy cơ khiến em bé béo phì

Những em bé này rất dễ dư thừa năng lượng dẫn tới béo phì. Ngoài ra, những em bé như vậy ít vận động, bé chỉ ngồi nên dẫn tới năng lượng dư thừa bị tích tụ lại. Thiểu năng trí tuệ cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn tới trẻ bị béo phì

Những em bé lười vận động thể lực

Thời buổi hiện nay có rất nhiều trò chơi giải trí khác mà không phải đi ra ngoài như các trò chơi điện tử, các kênh như youtobe, facebook,… Việc mẹ cho bé tiếp cận sớm với công nghệ không phải là sai. Tuy nhiên cho bé sử dụng bao lâu, thời gian như thế nào, quản lý chất lượng những thứ bé chơi và xem thế nào. Không phải mẹ nào cũng làm được. Việc nghiện ngập những loại game, trang mạng xã hội bé sẽ ít vận động đi, chỉ ngồi 1 chỗ để xem khiến bé bị béo phì. 

Hậu quả của béo phì ở trẻ em là gì

Có nhiều hậu quả của việc béo phì tuy nhiên có những hậu quả điển hình và nghiêm trọng như sau:

Hậu quả cảu em bé béo phì là gì

Hậu quả cảu em bé béo phì là gì

  • Bé sẽ tăng nguy cơ cao huyết áp, sơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch,…
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Bé sẽ dễ dàng bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ
  • Xương không chống đỡ được cân nặng cơ thể, tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương khi về già
  • Tăng nguy cơ bị gout sớm ở bé
  • Bé dễ bị da đen sạm đi: Báo hiệu gai đen, cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
  • Tăng nguy cơ dậy thì sớm: Nhất là ở bé gái
  • Bé tự ti: Ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý trẻ sau này

Giải pháp cho em bé béo phì như thế nào?

Xây dựng thói quen ăn uống và thể dục cho em bé béo phì

Những trẻ bị béo phì thì ngay từ hôm nay mẹ hãy xây dựng cho con một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. 

Có những nguyên tắc sau đây bố mẹ có thể áp dụng cho em bé nhà mình ngay nhé

Xây dựng thói quen ăn uống cũng như tập thể dục cho em bé béo phì

Xây dựng thói quen ăn uống cũng như tập thể dục cho em bé béo phì

  • Lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, lành mạnh. Hạn chế hoặc không cho trẻ em béo phì ăn những đồ ăn sẵn, đồ đóng hộp. 
  • Không cho bé ăn những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ nữa
  • Tăng cường vận động thể lực cho bé: Khuyến khích bé chơi thể thao như đá cầu, đá bóng, bóng rổ, bóng bàn, bơi lội,… Những môn thể thao đốt nhiều calo mà còn khiến bé tăng chiều cao. 
  • Khuyến khích bé chơi những môn thể thao phù hợp với thể trạng của mình

Hạn chế những thói quen không tốt ở em bé béo phì

Mẹ giúp bé hạn chế ngồi xem phim, chơi điện tử, sử dụng mạng xã hội nhiều bằng cách gợi ý cho bé những quyển sách hấp dẫn hơn. Giới hạn thời gian xem chơi của bé. Khuyến khích bé vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày. 

Bổ sung enzym tiêu hóa cho em bé béo phì

Nhiều người nghĩ việc bổ sung enzym tiêu hóa sẽ giúp bé ăn ngon hơn, từ đó bé sẽ tăng cân nhiều hơn. Những thực sự enzym tiêu hóa sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Những trẻ béo phì chưa hẳn đã có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nhiều bé có hệ tiêu hóa rất kém. Vì thế giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Có một cuộc sống lành mạnh hơn nhé. 

Bổ sung enzym tiêu hóa cho em bé béo phì

Bổ sung enzym tiêu hóa cho em bé béo phì

Câu nói nổi tiếng vòng bụng tỉ lệ nghịch với vòng đời quả không sai. Những trẻ béo phì sớm thường tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Sau này tuổi thọ sẽ không được cao như những em bé kiểm soát tốt cân nặng của mình. 

Bài viết dưới đây đã cung cấp phần nào cho bạn biết nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp của tình trạng trẻ em béo phì. Mẹ có thể tham khảo để có hướng giải quyết tốt nhất cho em bé nhà mình nhé

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe tại đây

Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không

Uống canxi có nóng không

Hàm lượng canxi cho bà bầu

One thought on “Em bé béo phì nguyên nhân dấu hiệu và giải pháp từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.