Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là vấn đề ba mẹ lo lắng, quan tâm. Trong hành trình chăm sóc trẻ khôn lớn, tiêu chảy là bệnh lý khá thường gặp. Bài viết xin gửi tới ba mẹ những dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiêu chảy của bé. Mời ba mẹ đón đọc.
Contents
Khái niệm và 4 nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu trẻ cho thấy bé đang bị tiêu chảy, ba mẹ cần biết tiêu chảy là gì và 4 nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy.
Khái niệm tiêu chảy
Theo chuẩn Y khoa, trẻ được chẩn đoán là tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng trên 3 lần một ngày. Thống kê cho thấy trẻ dưới 5 tuổi trung bình mắc từ 3 – 10 đợt tiêu chảy/ 1 năm. Thời gian của mỗi đợt tiêu chảy từ 5 – 7 ngày.
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy: phân lỏng, nhiều nước
Tùy vào thời gian của một đợt, tiêu chảy được chia thành 2 loại: tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài.
- Tiêu chảy cấp: Thường khởi đầu cấp tính không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Trẻ đi ngoài dữ dội, mất nước nhiều và cần được điều trị sớm.
- Tiêu chảy kéo dài: Thường kéo dài trên 14 ngày. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường sụt cân nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất.
4 nguyên nhân gây tiêu chảy
Tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Bởi vậy tìm hiểu về dấu hiệu tiêu chảy của trẻ và 4 nguyên nhân gây tiêu chảy là điều cần thiết. Ba mẹ cần lưu ý 4 nhóm nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tiêu chảy sau đây:
Do virus
Tác nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ là virus Rota. Thống kê cho thấy có từ 50 – 65% tiêu chảy cấp ở trẻ trong bệnh viện là do Rotavirus. Chúng nhân lên trong liên bào ruột non, phá hủy cấu trúc nhung mao và gây tổn thương các men tiêu hóa.
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy. Nguyên nhân và cách phòng tránh cho trẻ
Ngoài Rotavirus thì còn một số virus khác như Adeno virus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy ở trẻ.
Do vi khuẩn
Vi khuẩn cũng là một trong 4 nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ. Một số vi khuẩn gây tiêu chảy chính như: E.coli; Shigella; Campylobacter Jejuni; Salmonella; vi khuẩn Vibrio Cholerae. Trong đó chiếm tới 25% nguyên nhân gây tiêu chảy cấp là vi khuẩn E.coli. Chúng không xâm nhập vào niêm mạc ruột mà sinh ra các độc tố gây tiêu chảy cho hệ tiêu hóa.
Một số nguyên nhân làm bé bị tiêu chảy
Do ký sinh trùng
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em tiếp theo là do ký sinh trùng. Ký sinh trùng ở đây chủ yếu là do giun sán. Tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em Việt Nam khá cao. Giun sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa, cạnh tranh chất dinh dưỡng và gây tiêu chảy cho trẻ.
Do chế độ chăm sóc chưa hợp lý
Trẻ có thể bị tiêu chảy khi ba mẹ có những thói quen không tốt sau đây:
- Ba mẹ không vệ sinh bình ty và dụng cụ ăn uống hằng ngày cho trẻ.
- Thức ăn cho trẻ nấu chín để lâu ở nhiệt độ phòng bị nhiễm khuẩn hoặc lên men.
- Ba mẹ không rửa tay sau khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ hoặc khi chuẩn bị bữa ăn.
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy
Vậy dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là gì? Ba mẹ hãy chú ý 3 nhóm dấu hiệu chính sau đây:
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy: triệu chứng tiêu hóa
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy đầu tiên cần lưu ý là các triệu chứng tiêu hóa. Thời gian tiêu chảy kéo dài. Số lần đi ngoài trong ngày của trẻ khi tăng khi giảm. Trẻ đã có tiền sử mắc các đợt tiêu chảy trước đó.
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy
Ba mẹ hãy chú ý phân trẻ tiêu chảy thường có nhiều nước, khi lỏng khi đặc, lổn nhổn và mùi chua hoặc khẳm. Phân có màu vàng hoặc xanh, có bọt và nhầy. Đôi khi có cả màu hồng nhầy máu với trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Ba mẹ cần đặc biệt chú ý tính chất phân để phân biệt trẻ tiêu chảy với các bệnh lý khác của đường tiêu hóa như viêm ruột,…
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy: triệu chứng mất nước
Triệu chứng mất nước là dấu hiệu quan trọng nhất phản ảnh bé đang bị tiêu chảy
. Khi trẻ bị tiêu chảy, đánh giá tình trạng mất nước cần được tiến hành trước hết. Một số triệu chứng mất nước ở trẻ tiêu chảy như sau:
- Trẻ mệt lả, li bì, thậm chí hôn mê khi có mất nước nặng hoặc sốc do giảm nhanh khối lượng tuần hoàn.
- Trẻ thường khát nước. Trẻ uống nước một cách háo hức hơn bình thường, vồ lấy thìa hay cốc nước hoặc khóc khi ngừng cho trẻ uống. Với trẻ có mất nước nặng, trẻ có thể không uống được hoặc uống kém hơn.
- Mắt trẻ có thể trũng hoặc rất trũng và khô. Ba mẹ cần chú ý xem bình thường mắt trẻ có bị trũng không để phân biệt.
- Miệng và lưỡi trẻ khô. Ba mẹ có thể dùng ngón tay khô và sạch sẽ để sờ trực tiếp vào miệng và lưỡi trẻ để kiểm tra.
- Trẻ thở nhanh và mệt khi có mất nước nặng.
- Ba mẹ để ý thóp trước của trẻ. Khi mất nước thể nhẹ hoặc trung bình thóp trước trẻ thường lõm hơn bình thường.
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy: triệu chứng toàn thân
Một số triệu chứng toàn thân được coi là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy như sau:
Trẻ bị tiêu chảy chán ăn, nôn chớ
-
- Nôn, trớ: Nôn trớ thường xuất hiện đầu tiên trong trường hợp tiêu chảy do Rotavirus. Trẻ nôn liên tục hoặc vài lần trong một ngày làm trẻ mất nước.
- Chán ăn/ biếng ăn: Triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hoặc sau khi trẻ có tiêu chảy nhiều ngày. Trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường vẫn ăn và chỉ thích uống nước.
- Mệt mỏi, quấy khóc: Đi ngoài nhiều lần khiến trẻ mất nước và mệt mỏi, quấy khóc hơn bình thường.
- Đau rát hậu môn: Việc đi ngoài quá nhiều lần một ngày khiến hậu môn trẻ đau rát, thậm chí hăm đỏ. Ba mẹ cần chú ý vệ sinh bằng nước ấm để làm sạch và tránh tổn thương cho trẻ.
Phòng tránh tiêu chảy ở trẻ
Ngoài việc nhận biết dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ cũng cần biết cách để phòng tránh cho trẻ. Tiêu chảy là bệnh lý rất phổ biến. Tuy nhiên nếu chăm sóc và phòng tránh tốt sẽ giảm thiểu đáng kể khả năng mắc tiêu chảy ở trẻ. Ba mẹ hãy lưu ý một số biện pháp dưới đây:
- Tiêm phòng Rotavirus đầy đủ cho trẻ.
- Tẩy giun cho trẻ thường xuyên.
- Vệ sinh bình ti, đồ đựng thức ăn và đồ chơi của trẻ thường xuyên.
- Đồ ăn dặm của trẻ cần được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo quản tốt.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa.
- Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ. Sản phẩm bổ sung lợi khuẩn được phụ huynh tin dùng cho con em mình đó là cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold. Các lợi khuẩn: Bacillus clausii, Bacillus subtilis,… được chọn lọc một cách cẩn thận và được sản xuất trong dây chuyền hiện đại hàng đầu thế giới.
Cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold giúp trẻ tăng đề kháng
Các lợi khuẩn sau khi vào đường ruột có vai trò quan trọng là duy trì hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, haotj động tiêu hoá diễn ra dễ dàng, bé ít bị tiêu chảy, ăn ngon miệng hơn,… Và sản phẩm còn cung cấp một loạt các vi chất khác cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu nhé. Các kháng thể tự nhiên trong sữa mẹ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ.
- Khi trẻ có dấu hiệu của tiêu chảy, ba mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả. Tránh tiêu chảy diễn biến thành tiêu chảy kéo dài, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Nhận biết nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là kiến thức ba mẹ nên biết. Mong rằng bài viết đã cung cấp hiểu biết về tiêu chảy, phần nào hỗ trợ ba mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.
>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.
>> Xem thêm: Lý do tiêu chảy ở trẻ em và cách phòng tránh.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ cần chú ý gì.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa