Dấu hiệu trẻ bị sởi phân biệt với những bệnh khác để điều trị đúng đắn lời khuyên từ bác sĩ

Sởi là một bệnh vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ. Khi bé bị sởi không những nguy hiểm đến sức khỏe nó còn gây ra những biến chứng khó lường. Biến chứng của sởi có thể là viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy,… Tuy nhiên, rất nhiều mẹ đang nhầm lẫn giữa sởi và sốt phát ban vì thế nhiều khi điều trị không kịp thời cho bé gây ra những hậu quả khó lường. Bài viết này hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu cũng như cách phân biệt sởi với những bệnh khác để không gây nhầm lẫn khiến bé bị những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe nhé. 

Contents

1. Dấu hiệu trẻ bị sởi để phân biệt với những bệnh khác

Trẻ bị sởi sẽ phát triển qua 4 giai đoạn như sau:

– Giai đoạn ủ bệnh ở bé: trong giai đoạn ủ bệnh kéo dài trong thời gian từ 10 đến 12 ngày. Thường bé sẽ không có triệu chứng gì. Khi đến ngày thứ 9 hoặc thứ 10 thì bé sẽ bắt đầu có những dấu hiệu sốt nhẹ.

– Giai đoạn khởi phát ở bé: giai đoạn này kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Đây là giai đoạn dễ lây lan. Bé bắt đầu có những biểu hiện rõ dệt như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thế. Xuất hiện những tình trạng viêm ở mắt như chảy nước mắt, mí mắt sẽ bị sưng lên, kết mạc mắt bị đỏ. Bé bị viêm mũi gây hắt hơi sổ mũi, bé ho có đờm, giọng khàn,… bé sẽ bị tiêu chảy.

Dấu hiệu trẻ bị sởi
Dấu hiệu trẻ bị sởi

– Giai đoạn bé phát ban nốt sởi: bé bắt đầu bị những nốt sởi ở sau tai lan dần sang bên má và cổ. Sau đó lan xuống ngực và lan sang hai bên cánh tay. Trong thời gian tiếp theo là 24 giờ những nốt sởi lan dần ra lưng, xuống hông và chân có màu hông nhạt sau đó sẽ đỏ dần lên. Các nốt sởi lan nhanh và lan kín cơ thể bé bắt đầu cảm thấy rất ngứa. Sốt sẽ làm cho những nốt ngứa này khó chịu hơn.

– Giai đoạn bé phục hồi: sau khi kết thúc 3 giai đoạn trên thì những nốt sởi dần dần biến mất. Trên da bé bắt đầu xuất hiện những nốt thâm đen và những nốt hằn trên da.

Xem thêm Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em có đáng lo? Giải pháp từ bác sĩ

Bệnh sở ở bé là một bệnh lý có tính chất lành tính. Nhưng nếu không được kiêng khem và điều trị đúng cánh thì sẽ gây ra những biến chứng rất nặng nề cho trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị sởi

Dấu hiệu trẻ bị sởi để phân biệt với những bệnh khác

Mẹ có thể phân biệt giữa sở và sốt phát ban bằng cách sau đây:

– Khi bé bị sốt phát ban thường sau khi giảm sốt bé sẽ không bị nổi ban gồ lên mặt da. Khi sốt ban sẽ đồng loại nổi lên nhưng khi lặn sẽ không để lại dấu tích gì trên da. Sốt phát ban bé sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ khắp cơ thể cùng một lúc.

Dấu hiệu trẻ bị sởi phân biệt với những bệnh khác để điều trị đúng đắn lời khuyên từ bác sĩ

– Khi bé bị sởi, ban sởi rất đặc chưng ban đầu sẽ xuất hiện ở phía sau tai rồi sau đó lan dần xuống cổi lưng và chân. Sau khi bé hạ sốt những nốt này sẽ chuyển thành màu thâm đen và những nốt hằn trên da không biến mất ngay như sốt phát ban.

Xem thêm Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị đau bụng sau khi ăn mẹ cần chú ý

2. Biến chứng nguy hiểm của trẻ bị sởi gây ra

Bệnh sởi gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn sốt phát ban. Sốt phát ban sẽ hết và không gây ra biến chứng trẻ sau khi khỏi. Còn bệnh sởi nếu không được chăm sóc kĩ và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng cho trẻ về sau này, cụ thể như sau:

– Bé bị viêm tai giữa

– Bé bị viên thanh quản

– Bé bị viêm phổi: đây là biến chứng thường gặp nhất do bệnh sởi gây ra ở trẻ

– Bé bị viêm ruột kéo dài

Xem thêm Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt xử trí như thế nào? – Bác sĩ tư vấn

– Viêm não tủy ở trẻ: đây là biến chứng hiếm gặp nhưng cũng là biến chững nghiêm trọng nhất.

– Cam tẩu mã ở trẻ: bệnh này là bệnh viêm miệng hoại thư, gây tỉ lệ tử vong cao ở trẻ.

trẻ bị sởi và những biến chứng nguy hiểm gây ra

Biến chứng nguy hiểm của trẻ bị sởi gây ra

3. Mẹ cần làm gì khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị sởi

Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay khi nhận thấy bé có những dấu hiệu sau đây nhé:

– Em bé bị sốt liên tục và kéo dài. Nhiệt độ cơ thể liên tục cao 39-40 độ C.

– Bé có biểu hiện khó thở, thở nhanh và gấp.

– Bé có biểu hiện mệt mỏi, lơ mơ không tỉnh táo,…

– Bé bị phát ban toàn thân nhưng vẫn sốt cao.

Xem thêm Trẻ em sốt 38 độ có nguy hiểm không? Trẻ em bao nhiêu độ là sốt?

Khi em bé có những biểu hiện như vậy mẹ nên cho bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối mẹ không nên tự ý điều trị cho bé tại nhà. Tuy nhiên khi bé được điều trị mẹ vẫn nên áp dụng những phương pháp sau đây để bé có thể khỏe nhanh nhất mẹ nhé:

3.1 Chế độ ăn uống khi có dấu hiệu trẻ bị sởi

Khi bé bị sởi mẹ nên cho bé kiêng những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên xào, nướng,… Những thực phẩm này sẽ gây khó khăn trong hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nhiều thực phẩm như cá tôm cua sẽ gây tăng dị ứng ở trẻ mắc bệnh sởi.

Khi trẻ bị sởi mẹ không nên cho bé ăn những đồ ăn chế biến sẵn vì đó là thực phẩm có chứa nhiều muối và chất phụ gia ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của bé.

khi có dấu hiệu trẻ bị sởi nên có chế độ ăn uống như nào?

Chế độ ăn uống khi có dấu hiệu trẻ bị sởi

Khi bé bị bệnh mẹ không nên chế biến thức ăn có nhiều gia vị có tính cay nóng như ớt, tiêu. Đây là những gia vị gây trợ nhiệt tăng các phản ứng bất lợi cho bé khi bé bị sởi.

Khi bé bị bệnh mẹ không nên cho bé uống những thực phẩm có gas có cồn. Những đồ uống này sẽ gây mất nước cho trẻ. Không tốt trong thời gian bé bị sởi

3.2 Chế độ sinh hoạt khi có dấu hiệu trẻ bị sởi

Thời gian này cơ thể bé nhảy cảm rất nhiều. Nhất là mắt, vì vậy mẹ không nên cho bé tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Hãy sử dụng rèm cửa ché kín ánh nắng mặt trời để bé không tiếp xúc với mặt trời. Cho bé ở trong phòng với nguồn ánh sáng yếu nhưng phải đảm bảo không gian sạch sẽ thông thoáng.

chế độ sinh hoạt của trẻ bị sởi

Chế độ sinh hoạt khi có dấu hiệu trẻ bị sởi

Thời gian bé bị bệnh sởi mẹ kiêng cho bé không ra gió, không để bé bị bẩn và nhớ cách ly bé trong một phòng riêng

3.3 Có nên tắm khi có dấu hiệu trẻ bị sởi hay không

Nhiều quan niệm của ông cha cho rằng khi trẻ bị sởi thì không được tắm. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm. Thời gian bé bị sởi mẹ không nên kiêng tắm cho bé vì việc này sẽ làm cho cơ trẻ chở nên bức bối. Nếu bé không được vệ sinh cơ thể hàng ngày có thể gây nên tình trạng viêm da. Lúc này, các vi khuẩn virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Mẹ nên cho bé tắm bằng nước ấm ở trong phòng kính gió. Sau khi tắm xong, mẹ lau khô người cho bé rồi mới mặc quần áo cho trẻ.

Nếu bé sốt cao mẹ có thể vệ sinh bằng cách lau người cho trẻ.

khi có dấu hiệu trẻ bị sởi có nên tắm hay không

Có nên tắm khi có dấu hiệu trẻ bị sởi hay không

Trên đây là những phương pháp chăm sóc trẻ khi bé bị sởi cũng như cách phân biệt sởi với sốt phát ban mẹ có thể tham khảo để giúp bé vượt qua được những bệnh như vậy nhé. Chúc mẹ sẽ có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé hơn sau khi đọc xong bài viết này.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.