Bé mọc răng biếng ăn bao lâu thì hết? Giải pháp vượt qua cùng con

Mọc răng là một trong những bước trưởng thành lớn trong giai đoạn phát triển của bé. Thông thường, khi bé được khoảng 6 tháng tuổi chiếc răng đầu tiên sẽ nhú lên. Trong quá trình mọc răng bé thường có biểu hiện sốt, quấy khóc, thậm chí cả biếng ăn. Bé mọc răng biếng ăn bao lâu thì hết? Mẹ cần làm gì để cùng bé vượt qua giai đoạn này. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Contents

Các giai đoạn mọc răng của bé

Trẻ sắp mọc răng thường có các dấu hiệu như lợi nhô, thích gặm cắn, chảy nước dãi, quấy khóc, sốt, tiêu chảy, chán ăn. Bộ răng sữa của trẻ tổng cộng có 20 răng. Trong đó 10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới. Để chăm sóc con được tốt nhất trong thời gian này, cha mẹ cần nắm rõ các giai đoạn mọc răng của trẻ. Và có cách chăm sóc phù hợp.

Trình tự mọc răng sữa của trẻ được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn mầm răng được hình thành

Từ tuần thứ 5 của thai kỳ, mầm răng sữa bắt đầu hình thành. Đến khoảng tuần thứ 13 – 16 mầm răng sẽ bắt đầu ngấm vôi. Và cả 20 mầm răng sữa đều đã được ngấm vôi đầy đủ. Khi đến tuần thứ 18 – 20, quá trình ngấm vôi sẽ kết thúc.

  • Giai đoạn mọc răng sữa của bé

  • Mọc 4 răng cửa giữa: xuất hiện đầu tiên là 2 chiếc răng cửa dưới khi bé được 6- 10 tháng tuổi. 2 chiếc răng cửa trên sẽ xuất hiện tiếp theo và thường mọc vào tháng thứ 8- 12. Đây là thời gian bé mọc những chiếc răng đầu tiên. Vậy nên bố mẹ hãy chú ý chăm sóc con thật cẩn thận nhé.
  • Mọc 4 răng cửa bên: khi bé được 9- 13 tháng tuổi, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp theo sẽ nhú ra. Tiếp theo là đến lượt 2 chiếc răng cửa dưới mọc khi bé được 10- 16 tháng tuổi.
  • Mọc 4 răng hàm sữa: răng hàm của bé sẽ bắt đầu mọc khi răng cửa đã mọc gần như đầy đủ. Đầu tiên là sự xuất hiện của 2 chiếc răng hàm trên khi bé được 13- 19 tháng tuổi. Và vào khoảng 14- 18 tháng tuổi, 2 răng hàm dưới của bé sẽ mọc ra.
  • Mọc 4 răng nanh sữa: Hai chiếc răng nanh hàm trên sẽ mọc lấp đầy vị trí trống khi bé được khoảng 16- 22 tháng tuổi. Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện sau đó khi bé ở khoảng 17- 23 tháng tuổi. Lúc này, bé yêu nhà bạn đã có một nụ cười cực kì đẹp và đáng yêu rồi đấy.
  • Mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng: Hai chiếc răng hàm phía dưới lần lượt được mọc khi bé được khoảng 23- 31 tháng tuổi. Tiếp theo là hai chiếc răng hàm trên sẽ mọc khi bé được khoảng 25- 33 tháng tuổi.
Thứ tự mọc răng sữa của bé
Thứ tự mọc răng sữa của bé

Thứ tự mọc răng sữa của bé

  • Giai đoạn bé thay răng sữa

Trẻ sẽ bắt đầu bước vào quá trình thay răng vào khoảng 7- 8 tuổi. Những chiếc răng vĩnh viễn sẽ thay thế cho những chiếc răng sữa. Răng sữa sẽ rụng lần lượt giống như thứ tự mọc. Đầu tiên sẽ là 4 chiếc răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng hàm sữa, 4 răng nanh. Và  cuối cùng là 4 răng hàm sữa.

Bé mọc răng biếng ăn bao lâu thì hết?

Theo các chuyên gia, việc bé mọc răng biếng ăn bao lâu ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Do mỗi một đứa trẻ lại có cơ địa khác nhau, vậy nên có bé sẽ chán ăn lâu ngày và cũng có bé chỉ biếng ăn trong vài ngày. 

Thông thường khoảng thời gian bé biếng ăn khi mọc răng sẽ không kéo dài quá lâu. Khi răng của bé đã nhú hẳn lên khỏi lợi thì bé cũng đã bớt đau. Từ đó sự thèm ăn của bé sẽ dần trở lại bình thường.

Với những trẻ có sức đề kháng tốt. Bé chỉ mọc răng biếng ăn trong vài ngày khoảng 3- 5 ngày. Nhưng nếu sức khỏe của bé kém, thời gian mọc răng kéo dài. Làm thời gian bé đau nhức, khó chịu và biếng ăn cũng kéo dài hơn.

Sự thèm ăn của trẻ có thể bị tác động tiêu cực khi trẻ mọc răng. Lợi sẽ phải nứt ra để răng có thể nhô lên. Điều này sẽ gây ra cảm giác đau cho bé. Nướu của bé sưng lên và có thể bị viêm. Vì vậy bé sẽ rất khó chịu, quấy khóc và không muốn ăn gì cũng là điều dễ hiểu.

Bé mọc răng biếng ăn trong vài ngày hoặc lâu hơn
Bé mọc răng biếng ăn trong vài ngày hoặc lâu hơn

Bé mọc răng biếng ăn trong vài ngày hoặc lâu hơn

Tuy nhiên, đôi khi vấn đề chán ăn có thể sẽ trở nên nghiêm trọng. Bé có biểu hiện không muốn ăn gì trong nhiều ngày, đi phân lỏng, số lần đi tiểu trong ngày ít hơn hẳn. Nếu bé có những biểu hiện trên. Thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nhé.

Mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc bé trong giai đoạn này. Nhưng hãy thật kiên nhẫn và tìm hiểu kỹ tình trạng của bé để chăm sóc bé đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cách vệ sinh răng miệng cho bé mọc răng. Để bé luôn trong trạng thái thoải mái. Từ đó bé cũng bớt cáu gắt và ăn uống dễ dàng hơn.

Giải pháp vượt qua cùng con

Để mọc hoàn chỉnh 20 răng sữa, bé sẽ trải qua các thời kỳ như mọc răng cửa, răng nanh, răng hàm,… Ở bất cứ thời kỳ nào cũng có thể khiến bé đau nhức, quấy khóc, biếng ăn. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu đúng nguyên nhân bé mọc răng biếng ăn. Để có giải pháp giúp trẻ dễ dàng vượt qua giai đoạn này. Bé mọc răng biếng ăn bao lâu thì hêt?

Chế độ vệ sinh và chăm sóc cho trẻ

  • Massage vùng nướu đau cho bé bằng cách lấy khăn mềm thấm ướt nước sạch hoặc nước muối. Rồi lau nhẹ nhàng vùng lợi. Mẹ lưu ý nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi massage cho bé nhé.
  • Sau mỗi bữa ăn, nên cho uống nước để loại bỏ thức ăn thừa dính trong miệng
  • Thường xuyên dùng khăn mềm lau sạch nước miếng chảy quanh miệng con 
  • Trong giai đoạn bé mọc răng, bố mẹ nên dành thời gian ôm ấp, chơi đùa cùng con nhiều hơn

Trong trường hợp bé quá đau nhức, quấy khóc thường xuyên, không chịu ăn lâu ngày. Bố mẹ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến bệnh viện để được khám. Điều trị để làm giảm các triệu chứng này cho bé.

Thực đơn khác nhau ứng với mỗi giai đoạn bé mọc răng

Thời kỳ bé mọc răng cửa (6- 10 tháng)

Chắc hẳn sẽ chẳng bé con nào tỏ ra hào hứng khi bỗng dưng phải chào đón những “nhân vật lạ” xuất hiện trong miệng. Đã thế còn mang đến cho bé những cơn đau nhức. Ở thời kỳ mọc 4 chiếc răng cửa, bé thường cảm thấy ngứa nướu. Hay lấy bất kỳ thứ gì trong tầm tay lên miệng cắn. Chính việc đau nướu làm bé trở nên mệt mỏi là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn khi mọc răng.

Với bé từ 6- 10 tháng tuổi thì sữa vẫn được coi là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy, nếu bé từ chối ăn bột hay cháo ăn dặm. Mẹ có thể tăng lượng sữa mỗi ngày cho bé để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn mọc răng cửa. Ngoài ra, mẹ cũng vẫn cần cho bé ăn thêm các bữa phụ chứa nhiều dưỡng chất. Như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng, bánh mềm… để bé ăn ngon miệng hơn.

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính ở giai đoạn trẻ mọc răng cửa
Sữa là nguồn dinh dưỡng chính ở giai đoạn trẻ mọc răng cửa

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính ở giai đoạn trẻ mọc răng cửa

Thời kỳ bé mọc răng nanh (10- 16 tháng)

Ở thời kỳ này, ngoài việc bị những cơn đau, ngứa nướu hành hạ. Một số trẻ còn bị sốt nhẹ và đi ngoài phân lỏng nên có nguy cơ mất nước, thiếu nước. 

Trong giai đoạn mọc răng nanh, việc chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày có thể sẽ giúp bé bớt chán ăn. Và có hứng thú hơn với việc ăn uống. 

Cho bé ăn những món dễ nuốt như cháo, súp
Cho bé ăn những món dễ nuốt như cháo, súp

Cho bé ăn những món dễ nuốt như cháo, súp

Không cho bé ăn các loại thức ăn thô, cứng, mà nên cho bé ăn những món dễ nuốt như cháo, súp,…Được nấu từ thực phẩm mềm như thịt băm, đậu non, bí đỏ, cà rốt, khoai tây nghiền,…. Mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa, nước trái cây tươi để bù nước cho bé, luộc. Hay hấp mềm rau củ rồi cho bé cầm ăn để bé giảm cảm giác ngứa lợi.

Thời kỳ bé mọc răng hàm (16- 20 tháng)

Khi bé mọc răng hàm, mẹ cần bổ sung thêm vào bữa ăn của bé những món ăn giàu dinh dưỡng. Đồng thời mẹ nên trang trí món ăn thật hấp dẫn và đẹp mắt để tăng hứng thú cho bé, khắc phục được tình trạng bé lười ăn. Bé mọc răng biếng ăn bao lâu thì hết? Trong quá trình mọc răng bé sẽ cảm thấy khó chịu và ăn ít hơn bình thường, vì vậy mẹ nên chú ý giảm khẩu phần ăn của bé nhưng vẫn phải đảm bảo bữa ăn chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Trang trí món ăn thật hấp dẫn và đẹp mắt để tăng hứng thú cho bé
Trang trí món ăn thật hấp dẫn và đẹp mắt để tăng hứng thú cho bé

Trang trí món ăn thật hấp dẫn và đẹp mắt để tăng hứng thú cho bé

Các loại thực phẩm mẹ nên tăng cường cho bé trong thời kỳ này là thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, cá, đậu nành, đậu phụ; thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, hến, cua, ngũ cốc nguyên hạt; ngoài ra nên cho bé ăn trái cây. Mẹ cần lưu ý tránh cho bé ăn những món quá nóng hoặc quá lạnh. Do chúng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển răng của bé.

Mọc răng là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của bé. Nếu bé yêu của bạn gặp tình trạng mọc răng biếng ăn thì cũng đừng quá lo lắng. Mà hãy chú ý quan sát những thay đổi về sức khỏe của con để có cách chăm sóc phù hợp. Nhất là chế độ dinh dưỡng của bé nhằm đảm bảo tối ưu sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Xem thêm:

Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Bổ sung gì cho bé sớm mọc răng

Cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng. Trẻ sốt mọc răng bao nhiêu ngày khỏi?

Trẻ sốt mọc răng 39 độ phải làm sao hướng giải quyết từ chuyên gia

Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn giải đáp gọi ngay hotline từ thầy thuốc Lê Minh Tuấn 0912313131 hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.