Dấu hiệu khi ăn không ngon, cảm giác buồn nôn có thể là của bệnh gì?

Cảm giác mất ngon khi ăn hoặc buồn nôn mỗi khi có thức ăn là một vấn đề rất thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. Một số người cho đó là dấu hiệu phổ biến khi phụ nữ mang thai, tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa hoặc các cơ quan khác. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tình trạng ăn không ngon miệng và có cảm giác buồn nôn là dấu hiệu của những bệnh lý nào. 

Contents

Ăn không ngon miệng, cảm giác buồn nôn là gì?

Buồn nôn, cảm giác muốn nôn ói mỗi khi nhìn thấy thức ăn là tình trạng xảy ra khi dạ dày có dấu hiệu không thoải mái, hoạt động không bình thường, kèm theo đó là cổ họng khó chịu, không muốn nạp thêm thức ăn vào cơ thể. Cảm giác ăn không ngon miệng hoặc mệt mỏi, chán ăn là biểu hiện khi bạn không còn hứng thú với việc ăn uống, dù bụng đói hoặc thức ăn rất hấp dẫn, bắt mắt, là món ăn ưa thích nhưng bạn cũng không thiết tha muốn ăn như mọi khi.

Người bị chán ăn, ăn không ngon hay buồn nôn có thể xuất hiện kèm theo một trong một số triệu chứng dưới đây:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo đau đầu, chóng mặt
  • Khô miệng, đau bụng, đầy hơi, ợ hơi
  • Cảm giác mệt mỏi, lờ đờ, uể oải
  • Một số trường hợp cơ thể tăng tiết mồ hôi, kèm khó thở, đau ngực hoặc ngất xỉu

Ăn không ngon miệng, cảm giác buồn nôn là gì?

Ăn không ngon miệng, cảm giác buồn nôn là gì?

Tình trạng này rất thường gặp, cả ở trẻ nhỏ đến người trưởng thành, kéo dài có thể gây hại đến cơ thể do không cung cấp đủ dinh dưỡng để chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động sống cũng như phát triển thể chất và tâm lý.

Nặng hơn, nếu đây là dấu hiệu của các bệnh lý và không được phát hiện, có những can thiệp kịp thời thì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Ăn không ngon, cảm giác buồn nôn khi ăn có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon

Do một số nguyên nhân khác nhau như đặc điểm chế độ dinh dưỡng không được khoa học, hợp lý hoặc nguyên nhân bắt nguồn từ việc lạm dụng, sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn trong thời gian dài đã vô tình làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn.

Dấu hiệu khi ăn không ngon, cảm giác buồn nôn có thể là của bệnh gì?

Điều này đã gây ra một số tình trạng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, bụng luôn có cảm giác căng chướng, miệng đắng và buồn nôn, từ đó khiến việc ăn uống không còn kích thích, mất cảm giác ngon miệng dẫn đến chán ăn.

2. Viêm loét dạ dày làm mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn

Ngoài triệu chứng mất cảm giác ngon miệng hay buồn nôn, người bị viêm loét dạ dày thường có cảm giác đau bụng quặn, các cơn đau vùng bụng trên rốn kéo dài kèm theo tình trạng khó tiêu, buồn nôn khiến người bệnh luôn thấy mệt mỏi. Viêm loét dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm, nếu để diễn tiến sang giai đoạn mãn tính thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

3. Hội chứng kích thích ruột gây mất cảm giác ngon miệng khi ăn

Hội chứng ruột kích thích – IBS là tình trạng ruột già bị co bóp bất thường, chưa xác định rõ được nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, tuy nhiên bệnh nhân thường bị kích thích khi có căng thẳng thần kinh hoặc sử dụng các chất cồn gây kích thích.

Người bệnh mắc IBS thường gây ra các cơn đau bụng khó chịu diễn biến trong nhiều ngày, xuất hiện táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể suy kiệt dẫn đến không muốn ăn, mất cảm giác ngon miệng khi ăn, buồn nôn khi thấy thức ăn hoặc thậm chí là chỉ nghĩ đến thức ăn cũng cảm thấy muốn nôn ói.

Hội chứng kích thích ruột gây mất cảm giác ngon miệng khi ăn

Hội chứng kích thích ruột gây mất cảm giác ngon miệng khi ăn

4. Rối loạn chức năng tuyến giáp khiến cơ thể buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn

Tuyến giáp đảm nhận vai trò là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, giúp bài tiết các hormon điều hòa quá trình chuyển hóa, trao đổi chất giữa các tế bào.

Ở bệnh nhân bị cường giáp hoặc suy tuyến giáp, một số triệu chứng thường gặp như rối loạn thân nhiệt, táo bón, đi ngoài khó khăn, rối loạn nhịp tim, dễ cáu gắt, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn.

5. Buồn nôn, chán ăn có thể là dấu hiệu của mang thai

Đối với riêng phụ nữ, buồn nôn chính là một trong những biểu hiện đặc trưng khi bước vào giai đoạn mang thai. Buồn nôn mỗi khi thấy thức ăn, nhạy cảm với mùi vị khiến các mẹ bầu bị giảm cảm giác ngon miệng khi ăn, lâu dần cảm thấy chán ăn, không muốn ăn gì.

6. Căng thẳng thần kinh cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn

Căng thẳng thần kinh, áp lực tâm lý có thể gây ra nhiều sức ép, làm giảm cảm giác đói dẫn đến bị chán ăn. Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài cũng gây cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn, kích thích dạ dày tăng tiết acid, gây ra ợ hơi, mệt mỏi, ăn không thấy ngon.

Xem thêm Thuốc ăn ngon cho bé có tác dụng gì?

7. Viêm gan làm giảm cảm giác thèm ăn

Một số bệnh nhân viêm gan do sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích có các triệu chứng vàng da, vàng mắt, cơ thể suy kiệt, gây ức chế và làm giảm cảm giác thèm ăn.

Đồng thời, việc gan bị tổn thương khiến cho quá trình chuyển hóa năng lượng bị cản trở, đào thải độc tố khỏi cơ thể cũng gặp khó khăn, bệnh nhân luôn thấy mệt mỏi, buồn nôn.

Viêm gan làm giảm cảm giác thèm ăn

Viêm gan làm giảm cảm giác thèm ăn

8. Đường ruột bị viêm tắc gây tình trạng ăn không ngon miệng, buồn nôn

Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường ruột thường có các biểu hiện đau quặn bụng, mệt mỏi do thức ăn không tiêu hóa được cũng không thể đào thải nhanh chóng ra bên ngoài, dạ dày bị co thắt khiến người bệnh không thể ăn thêm, ăn cũng không ngon miệng, luôn muốn đẩy ngược thức ăn trở lại nên cảm thấy buồn nôn.

Xem thêm Chế độ dinh dưỡng cho người già mệt mỏi chán ăn

9. Tác dụng phụ của thuốc có thể làm giảm cảm giác ngon miệng

Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị huyết áp gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, chóng mặt, tiêu chảy, mệt mỏi, người bệnh cảm thấy chán ăn, ức chế cảm giác ngon miệng.

Xem thêm Chế độ dinh dưỡng cho người già mệt mỏi chán ăn

Ăn không ngon miệng, cảm giác buồn nôn làm gì để cải thiện?

Tùy theo từng nguyên nhân gây ra tình trạng mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn sẽ có các biện pháp cải thiện và xử trí khác nhau.

Dưới đây là một số giải pháp cơ bản:

  • Bổ sung các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa trong bữa ăn: như các loại rau xanh, hoa quả tươi cung cấp vitamin, khoáng chất như kẽm, selen. Kẽm trong thức ăn giúp kích thích vị giác, làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Chia nhỏ bữa ăn: việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, cơ thể không cần hoạt động quá mức để tiêu hóa quá nhiều thức ăn, giúp giảm được cảm giác đầy chướng bụng, giảm buồn nôn.
  • Tập luyện thể dục: vừa giúp nâng cao thể lực, vừa hỗ trợ kích thích tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột rất hiệu quả. Vận động nhẹ nhàng trước bữa ăn giúp tăng tiêu hao calo, từ đó sẽ có cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.

Ăn không ngon miệng, cảm giác buồn nôn làm gì để cải thiện?

Ăn không ngon miệng, cảm giác buồn nôn làm gì để cải thiện?

  • Chế biến món ăn đa dạng, nhiều màu sắc nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng khiến cho bữa ăn trở nên bắt mắt, góp phần kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt và làm việc điều độ, tránh căng thẳng quá mức.
  • Nhận tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng nếu tình trạng buồn nôn, ăn không ngon kéo dài và có dấu hiệu trầm trọng hơn.
  • Nên tham khảo bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua, men vi sinh hoặc một số sản phẩm kích thích ăn ngon phù hợp với lứa tuổi.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.