Ăn dặm là một trong những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời con. Ăn dặm không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng mà là còn là cơ sở hình thành thói quen và kỹ năng ăn uống của bé sau này. Vậy ăn dặm là gì? Khi nào cho bé ăn dặm thì hợp lý? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Contents
Ăn dặm là gì?
Trong các giai đoạn phát triển, không bé nào là không trải qua quá trình ăn dặm. Ăm dặm đánh dấu bước phát triển mới của bé, chuyển chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ ăn bổ sung thêm các thức ăn thô, bao gồm bột, cháo, rau củ nghiền, thịt, cá, trứng… Những loại thực phẩm này chỉ bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé chứ không thể thay thế sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp kháng thể cho bé, giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Vì vậy, bé vẫn cần phải bú mẹ đầy đủ, tiến hành giảm dần lượng sữa mẹ, tăng dần lượng thức ăn theo độ tuổi của bé. Trong giai đoạn này, bố mẹ cần chú ý theo dõi quá trình ăn của bé, từ đó lựa chọn phương pháp ăn dặm hiệu quả để bé có hứng thú với bữa ăn.
Ăn dặm là gì?
Khi nào cho bé ăn dặm thì hợp lý?
Hiện nay, không ít bậc phụ huynh vì sức ép cân nặng của con mà cho bé tập ăn dặm từ khi bé mới ở giai đoạn 4 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa toàn diện, việc ăn dặm quá sớm có thể gây ra các hậu quả:
- Ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa: hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này phát triển chưa toàn diện, men tiêu hóa và dịch tiêu hóa tiết ra còn ít, chưa có khả năng tiêu hóa các thức ăn đặc. Vì vậy, việc ăn dặm dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa
- Dễ bị béo phì, do năng lượng bé nhận được vượt quá nhu cầu của bé.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm các mẹ cần phải biết
- Bé bỏ bú mẹ: ở giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bé chưa cao, việc ăn dặm khiến bé nhanh no và bỏ bú mẹ, trong khi sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể, tăng cường sức đề kháng cho con. Như vậy, việc bỏ bú mẹ từ sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé sau này.
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khi trưởng thành (do việc bỏ bú mẹ làm suy giảm sức đề kháng của con)
- Bé dễ bị dị ứng thực phẩm
- Có nguy cơ bị nghẹn: do hoạt động của hầu, họng, cơ hàm chưa thuần thục, thức ăn đặc dễ khiến bé bị nghẹn gây tắc nghẽn đường thở. Nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm
Xem thêm Trẻ ăn dặm đi ngoài như thế nào là bình thường- chuyên gia tư vấn
Cho bé ăn dặm quá sớm
Ngược lại, việc cho bé tập ăn dặm quá muộn có thể khiến bé bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu gây ra tình trạng chán ăn, biếng ăn ở trẻ. Trẻ ăn dặm muộn thường phải đối mặt với các nguy cơ:
- Dễ bị suy dinh dưỡng do không nhận đủ lượng năng lượng trong ngày
- Trẻ phản kháng, không chịu tiếp nhận thức ăn đặc
- Làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé về cả thể chất lẫn trí tuệ
- Có nguy cơ thiếu máu, thiếu kẽm
Cho bé ăn dặm quá muộn
Xem thêm Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?-Giải pháp cho mẹ
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thời điểm lý tưởng để cho bé bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tùy vào nhu cầu và thể trạng của từng bé mà việc ăn dặm có thể bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn một chút. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Đồng thời, bé hoạt động nhiều hơn trước, nhu cầu dinh dưỡng cũng cao hơn và nếu chỉ bú mỗi sữa mẹ thì không thể đáp ứng đủ năng lượng cho trẻ. Ngoài cột mốc 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để xác định thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm:
- Bé biết giữ đầu thẳng và có khả năng ngồi vững
- Tần suất bú mẹ tăng lên: nếu mẹ nhận thấy bé thường xuyên đòi bú mẹ mặc dù lượng sữa mỗi lần bú như trước thì có thể bé cần bổ sung thêm thức ăn khác để no lâu hơn
- Bé quấy khóc về đêm: bé đòi bú mẹ và quấy khóc về đêm là dấu hiệu cho thấy bé cần bổ sung thêm thức ăn khác để cơn đói không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé
- Xuất hiện phản xạ đón nhận thức ăn: ánh mắt luôn dõi theo khi người lớn ăn, miệng nhóp nhép bắt chước, mở miệng khi ba mẹ đưa đũa hoặc muỗng lại gần có thể là dấu hiệu bé muốn ăn dặm rồi đấy
- Bé vơ tất cả đồ dùng trước mặt cho vào miệng gặm mặc cho mẹ liên tục ngăn cản
Dấu hiệu nhận biết bé muốn ăn dặm
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
- Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm: đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, các loại hạt họ đậu,…), chất béo (dầu, bơ, lạc,..), tinh bột (gạo, bột mì, khoai, ngô,…), vitamin và khoáng chất (hoa quả và rau củ) đảm bảo sự phát triển toàn diện thể lực và trí tuệ của bé
- Không thêm gia vị vào thức ăn của bé do chức năng thận còn yếu, gia vị sẽ khiến thận bé phải làm việc quá tải
- Phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau, không nên cho bé ăn một món nào đó liên tục nhiều bữa vì dễ khiến bé cảm thấy chán ăn
- Không nên ép bé ăn hết khẩu phần ăn vì dễ gây cho bé cảm giác lo sợ mỗi khi để bữa ăn, sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn sau này
- Cho bé ăn đúng giờ: rèn luyện cho bé một chế độ sinh hoạt điều độ ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời cũng giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: thực phẩm cho bé phải sạch sẽ, tươi ngon, hợp vệ sinh, rõ nguồn gốc xuất xứ bởi cơ thể bé rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh
- Tạo hứng thú cho bé khi ăn bằng cách lựa chọn bát, đĩa, thìa có màu sắc rực rỡ, ngộ nghĩnh, trò chuyện cùng bé khi ăn,…
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Xem thêm Cách sử dụng dầu ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa