Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy: Biểu hiện, cách xử trí và phòng tránh

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy cần phải được các bậc cha mẹ quan tâm chăm sóc. Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với các biến chứng của bệnh tiêu chảy. Nếu không biết xử trí hợp lý nó có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng cho trẻ. Vấn đề suy dinh dưỡng hay mất nước do tiêu chảy rất đáng quan tâm. Vậy thì, hãy cùng tìm hiểu về tiêu chảy qua bài viết dưới đây.

Contents

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy có những biểu hiện gì

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy thường hồi phục sau 2 đến 3 ngày. Và ba mẹ thường chỉ tự điều trị cho con tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ không biết là con đang bị tiêu chảy. Vì trẻ chưa biết diễn đạt các triệu chứng và vì cuộc sống bận rộn. Việc này khá nghiêm trọng. Nếu để con bị tiêu chảy kéo dài, sức khỏe của các bé sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.

Vì vậy, hãy quan sát bé nhiều hơn để nhận ra ngay những biểu hiện thay đổi của con. Những dấu hiệu của tiêu chảy ở trẻ về cơ bản khá dễ nhận biết và tương đối giống với người lớn.

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy có những triệu chứng gì?
Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy có những triệu chứng gì?

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy có những triệu chứng gì?

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp khi trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy:

  • Trẻ đi tiêu phân lỏng, tóe nước, hơn 3 lần/ngày. 
  • Phân của trẻ có mùi hôi tanh.
  • Trẻ bị đau bụng, sôi bụng
  • Trẻ thường quấy khóc, nôn ói, bỏ ăn, mệt mỏi, ít hoạt động.
  • Trẻ có thể có mất nước. Các biểu hiện mất nước như: trẻ kích thích, vật vã, mắt trũng, trẻ khát nước và uống háo hức, khi véo nhẹ da trẻ thì cần mất thời gian để da trở về bình thường.
  • Đôi khi trẻ đi tiêu có lẫn máu trong phân.

Cách xử trí khi trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy nhiều lần

Tiêu chảy khiến bé nhanh chóng kiệt sức, mệt mỏi. Thậm chí trẻ có thể đối mặt với tình trạng mất nước nặng, suy kiệt, hôn mê,…  Bởi thể trạng của trẻ 2 tuổi không đủ khỏe để thích ứng với những thay đổi đột ngột của cơ thể khi bị tiêu chảy.

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy: Biểu hiện, cách xử trí và phòng tránh

Vì thế, các bậc cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức để xử trí khi con mình bị tiêu chảy. Dưới đây là những biện pháp đơn giản giúp trẻ vượt qua tiêu chảy:

Cho trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy uống đủ nước và điện giải

Nước và điện giải là yếu tố giúp duy trì tuần hoàn máu đi khắp cơ thể. Cơ thể của chúng ta cần nước và điện giải cho hầu hết mọi hoạt động trao đổi chất và vận hành các cơ quan. Vì thế, thiếu nước và điện giải là một vấn đề nguy hiểm. Đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bởi tỷ lệ nước trong cơ thể bé lên đên 75%, cao hơn so với người lớn. Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng mất nước rất nguy hiểm.

Chú ý bù đủ nước, điện giải khi trẻ bị đi ngoài nhiều
Chú ý bù đủ nước, điện giải khi trẻ bị đi ngoài nhiều

Chú ý bù đủ nước, điện giải khi trẻ bị đi ngoài nhiều

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy cần được uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất khi đi tiêu và nôn ói. Nước bổ sung cho trẻ có thể là nước canh, soup, cháo hay nước lọc. Việc bù nước rất quan trọng và cần thiết ở mọi trẻ đang tiêu chảy. Bù nước giúp trẻ phòng ngừa mất nước và giảm nguy cơ xảy ra hậu quả nghiêm trọng thậm chí tử vong.

Tuy nhiên việc bù nước, điện giải cho bé đang bị tiêu chảy cũng cần chú ý một số điều. Đó là lượng nước và loại nước. Không nên cho bé uống nước đường khi đang bị đi ngoài. Bởi hàm lượng đường cao sẽ kéo nước nhiều hơn vào trong ruột. Khi đó trẻ sẽ bị tiêu chảy nhiều hơn nữa. Ngoài ra, khi bổ sung nước, mẹ nên cho bé uống từ từ từng ngụm. Tốt nhất nên đút cho con bằng thìa và duy trì đến khi trẻ cầm được tiêu chảy.

Trẻ bị đi ngoài nhiều nên uống oresol (ORS)

Uống oresol là phương pháp mà nhiều bà mẹ hiện đại tìm đến khi điều trị tiêu chảy cho con. Bởi trong đó có đầy đủ điện giải cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Dùng oresol tiện lợi và an toàn hơn việc tự pha nước điện giải tại nhà rất nhiều.

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, ba mẹ cần thật thận trọng khi pha nước điện giải cho bé bị tiêu chảy. Nhiêu ô bố bà mẹ tự ý cho đường và muối và cốc nước và cho trẻ uống. Tuy nhiên điều này lại rất nguy hiểm. Tỷ lệ điện giải trong nước tự pha không cân bằng với tỷ lệ điện giải trong dịch cơ thể sẽ là một vấn đề lớn. Con uống vào có thể bị đi ngoài nhiều hơn, mất nước nặng hơn hoặc bị phù nề,…

Không nên tự pha nước điện giải cho trẻ tại nhà
Không nên tự pha nước điện giải cho trẻ tại nhà

Không nên tự pha nước điện giải cho trẻ tại nhà

Vì thế lựa chọn oresol là một giải pháp thông minh. Các nhà sản xuất đã tính toán lượng điện giải trong sản phẩm cân bằng với cơ thể. Bố mẹ chỉ cần chú ý hướng dẫn trên sản phẩm. Pha với đúng lượng nước quy định và cho trẻ uống. Tuy nhiên lượng dịch mà trẻ nhỏ cần uống một lần nên ít hơn so với người lớn.

Để cẩn thận hơn, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ và dược sĩ để sử dụng cho đúng. Pha gói ORS với lượng nước lọc vừa đủ theo hướng dẫn trên bao bì. Chỉ nên dùng nước lọc để đảm bảo không thay đổi các thành phần của ORS gây ảnh hưởng hiệu quả điều trị. Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy cần uống dung dịch ORS 2-3 lần/ngày, 100ml dung dịch mỗi lần. Nên cho trẻ uống sau khi tiêu chảy. Và đương nhiên cũng là uống từ từ từng ngụm.

Cho trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy nhiều uống viên kẽm

Bổ sung kẽm khi trẻ nhỏ đang bị tiêu chảy là một giải pháp hay mà ba mẹ nên áp dụng. Bởi kẽm giúp cầm tiêu chảy rất tốt. Hơn nữa, kẽm giúp chức năng tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định trở lại. Kẽm là nguyên tố có khả năng giảm lượng nước trong đường ruột, giúp phân sệt và đóng khuôn. Từ đó giúp giảm hẳn số lần trẻ đi ngoài và nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Tuy nhiên, cho trẻ  uống bổ sung kẽm cũng cần có chỉ định của bác sĩ. Ba mẹ không nên tự ý mua viên kẽm về cho bé uống. Bởi dư thừa kẽm có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, khó thở,… Trên nền trẻ bị tiêu chảy, điều này khá nghiêm trọng.

Nên trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ uống kẽm
Nên trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ uống kẽm

Nên trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ uống kẽm

Khi đã có chỉ định và tư vấn của bác sĩ, ba mẹ hãy mua viên kẽm cho trẻ uống. Cách làm cũng rất đơn giản. Hòa viên thuốc với lượng nhỏ (khoảng 5ml) dung dịch ORS hay nước lọc. Hãy cho trẻ uống cách bữa ăn khoảng 1 tiếng, không nên cho trẻ uống khi đói. Duy trì cho trẻ uống kẽm đủ số ngày khuyến cáo để đạt được hiệu quả rốt nhất.

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ qua thức ăn

Việc ăn uống đủ chất rất quan trọng để giúp trẻ chống lại tiêu chảy. Cha mẹ không nên cho trẻ nhịn ăn. Nhịn ăn có thể khiến trẻ kiệt sức, giảm cân, tiêu chảy kéo dài và chức năng ruột phục hồi chậm. Nên khuyến khích cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn đảm bảo vệ sinh.

Tuy nhiên mẹ cần chú ý hơn về cách thức cho trẻ ăn. Bởi đường ruột của con lúc này đang rất nhạy cảm. Ăn uống sai cách có thể khiến tiêu chảy thêm trầm trọng và làm tổn thương đường ruột. Thức ăn cho trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy cần mềm và dễ tiêu. Tốt hơn, mẹ nên nấu nhừ thực phẩm và hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ, gia vị. Điều này để tránh đường ruột đang yếu mà vẫn phải làm việc quá nhiều.

Mẹ có thể chọn các món như súp, cháo, món hầm, sinh tố,… để cho bé ăn. Những món này dễ ăn, dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Thêm vào đó mẹ cần kiên nhẫn khuyến khích trẻ ăn thêm một chút. Vì bé đang rất mệt và dường như không muốn ăn thêm gì cả. Hãy cải thiện tình trạng bằng cách trang trí món ăn đẹp mắt hơn và tạo không khí vui vẻ hơn.

Nên cho trẻ ăn cháo khi bị tiêu chảy
Nên cho trẻ ăn cháo khi bị tiêu chảy

Nên cho trẻ ăn cháo khi bị tiêu chảy

Nếu trẻ chán ăn hoặc không ăn được nhiều, mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Điều này để đảm bảo trẻ không bị kiệt sức do tiêu chảy. Hiện nay các viên uống bổ sung dưỡng chất và vitamin trên thị trường rất phong phú. Có thể kể đến sản phẩm INFOVIT. Đây là thực phẩm chức năng có công dụng bổ sung đạm và vitamin tổng hợp. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Sản phẩm là một lựa chọn phù hợp cho trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy.

Củng cố hệ tiêu hóa cho trẻ bị tiêu chảy

Tăng cường sức mạnh của đường tiêu hóa là một trong những cách cầm tiêu chảy hiệu quả. Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy thường do hệ tiêu hóa yếu, dễ bị tổn thương. Khi đó mẹ có thể bổ sung thêm lợi khuẩn tiêu hóa cho con. Đây được coi như những vệ binh đường ruột. Chúng giải quyết các độc tố trong ruột và phục hồi các tổn thương. Từ đó hỗ trợ cầm tiêu chảy và hạn chế xảy ra các biến chứng.

Đối với trẻ bị đi ngoài nhiều, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn sản phẩm vừa cung cấp lợi khuẩn, vừa cung cấp enzyme tiêu hóa. Đó là sản phẩm cốm tiêu hóa Amano Enzym Gold. Sản phẩm của công ty Amano là sự kết hợp của hàng tỷ bào tử lợi khuẩn và lượng enzyme tiêu hóa cần thiết. Với công nghệ hiện đại, lợi khuẩn dạng bào tử sẽ đem đến cộng dụng hiệu quả nhất. Hơn nữa, enzyme giúp con giải quyết tốt được lượng thức ăn khi mẹ cho ăn.

Amano Enzym Gold hạn chế việc trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy
Amano Enzym Gold hạn chế việc trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy

Amano Enzym Gold hạn chế việc trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy

Ngoài ra, sản phẩm Amano Enzym Gold còn có kẽm, lysine, vitamin A, vitamin B, và các nguyên tố vi lượng thiết yếu. Chúng góp phần cầm tiêu chảy và kích thích vị giác của bé. Dùng Amano Enzym Gold giúp con vượt qua được bệnh tiêu chảy dễ dàng hơn.

Khi nào nên cho trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy đến cơ sơ y tế?

Việc cố giữ trẻ ở nhà để điều trị đôi khi không phải là cách hay. Bởi tiêu chảy dai dẳng có thể hình thành một số biến chứng mà cha mẹ không tự giải quyết được. Khi tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên khó kiểm soát, ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất. Có một số dấu hiệu cảnh báo các biến chứng xảy ra khi trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy như:

  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn 4 lần trong vòng 8 giờ hoặc không thể cầm được tiêu chảy
  • Trẻ có từ 2 trở lên các dấu hiệu mất nước như đã kể trên
  • Trẻ đi ngoài thấy có máu lẫn trong phân
  • Trẻ suy nhược, mệt mỏi đến mức không thể ngồi dậy 
  • Ngủ ly bì hoặc hôn mê
  • Trẻ trước đó được chỉ định dùng kháng sinh tại nhà nhưng không cải thiện sau 2 ngày
  • Trẻ điều trị tại nhà nhiều ngày nhưng không khỏi hoặc tiêu chảy nặng lên
  • Trẻ bị nôn nhiều, nôn ra máu hoặc mật xanh vàng
  • Trẻ sốt cao trên 38 độ C hoặc không hạ sốt sau nhiều giờ.
Đưa trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy đến bệnh viện khi sốt cao khó kiểm soát
Đưa trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy đến bệnh viện khi sốt cao khó kiểm soát

Đưa trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy đến bệnh viện khi sốt cao khó kiểm soát

 

Ngoài ra, nhiều trẻ có các biểu hiện bất thường khác như nổi mẩn, khó thở, tím tái,… Cha mẹ cần sát sao theo dõi trẻ nhiều hơn, cần chú ý đến những thay đổi nhỏ của các bé.

Cách phòng tránh tiêu chảy cho trẻ 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy thường do trẻ tăng hoạt động cá nhân, tăng tiếp xúc mầm bệnh. Ở tuổi này, trẻ biết đi, chạy, thích khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, trẻ tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm từ đó dễ bị tiêu chảy. Như vậy, chú ý các hoạt động, sinh hoạt của trẻ là cách đơn giản để phòng bệnh. Việc chủ động phòng ngừa tiêu chảy cho con là điều cần thiết để cơ thể bé luôn ở trạng thái khỏe mạnh nhất.

Dạy trẻ cần phải rửa tay thường xuyên

Tay trẻ là nơi tiếp xúc nhiều đồ vật, nghịch đất, nước,… và có thể chứa mầm bệnh. Khi trẻ dùng tay còn bẩn để bốc thức ăn, tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ. Từ đó, trẻ không chỉ có khả năng bị tiêu chảy và còn một số bệnh khác. Vì thế, việc rửa tay là hết sức quan trọng. Cha mẹ nên nhắc nhở con rửa tay sau khi chơi, và đặc biệt là rửa tay trước khi ăn.

Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

Trẻ 2 tuổi đã nhận thức được hành vi của mình. Mẹ hãy giải thích lợi ích của việc rửa tay thường xuyên cho bé hiểu để bé làm theo. Việc con tự ý thức được tầm quan trọng của thói quen rửa tay là rất tốt. Nó không chỉ giúp bé hạn chế tiêu chảy mà còn giúp con phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán, bệnh về da liễu,…

Thực phẩm, đồ uống của trẻ cần đảm bảo an toàn

Thức ăn, nước uống của con cần đảm bảo sạch sẽ, không chứa vi khuẩn và độc tố. Bởi đa số các trường hợp trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy là do ăn uống không vệ sinh, thức ăn bị ô nhiễm hoặc ngộ độc. Vì thế đảm bảo nguồn thực phẩm tốt sẽ hạn chế được tối đa trẻ mắc bệnh tiêu chảy.

Thực phẩm tốt nhất cho trẻ là những món ăn nấu ở nhà với nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ. Tránh cho trẻ ăn đồ ăn ôi thiu hoặc đồ ăn thừa để tủ lạnh qua đêm. Trẻ 2 tuổi nên ăn chín, uống sôi, hạn chế các món ăn sống như gỏi, tiết canh, cá sống,… Khi cho trẻ ăn các hàng quán ở ngoài cần chọn địa điểm hợp vệ sinh.

Đảm bảo đồ ăn của con luôn sạch sẽ
Đảm bảo đồ ăn của con luôn sạch sẽ

Đảm bảo đồ ăn của con luôn sạch sẽ

Nước uống của trẻ cần được đun sôi và giàu khoáng chất. Không để trẻ uống nước lã hoặc nước để quá lâu ngày. Vì uống nước bẩn là nguyên nhân khiến trẻ mắc giun sán nhiều hơn. Thêm nữa, mẹ nên hạn chế cho con uống nước ngọt để tránh tổn thương niêm mạc ruột.

Tẩy giun định kỳ cho bé dưới 10 tuổi

Tẩy giun định kỳ được các bác sĩ khuyến cáo nên làm với những trẻ nhỏ hơn 10 tuổi. Bởi sức đề kháng của các con còn yếu và nguy cơ nhiễm giun vẫn rất cao. Nhiễm giun sán khiến bé bị đi ngoài nhiều lần, đau bụng nhiều và sút cân, suy dinh dưỡng. Để hạn chế việc trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy mẹ cần cho bé tẩy giun 2 lần mỗi năm. 

Ngoài ra, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị nếu trẻ bị nhiễm giun. Nhiễm giun sán ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của bé. Chúng khiến trẻ có thể trạng gầy yếu, thấp còi.

Tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho bé

Một biện pháp hiện đại để phòng tránh tiêu chảy cho con đó là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Mẹ sẽ không còn phải đau đầu về vấn đề trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy thường xuyên nữa. Các sản phẩm cốm tiêu hóa, men tiêu hóa, men vi sinh hiện nay đang làm rất rốt điều này. Bổ sung các vệ binh tiêu hóa là cách giúp trẻ chống lại các tác nhân gây tiêu chảy. Có thể kể đến các sản phẩm tiêu biểu như Amano Enzym Gold, Bio Acimin,…

Cho con dùng amano enzym gold để hạn chế tiêu chảy
Cho con dùng amano enzym gold để hạn chế tiêu chảy

Cho con dùng Amano Enzym Gold để hạn chế tiêu chảy

Hiện nay, nhiều sản phẩm đã tích hợp cả vi sinh vật có lợi và enyme tiêu hóa. Điều này rất có lợi với trẻ nhỏ. Chúng giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt một cách an toàn và hiệu quả.

Trẻ 2 tuổi bị tiêu chảy cần được chăm sóc và điều trị đúng cách. Việc nhận biết đúng tình trạng tiêu chảy để bổ sung nước và dinh dưỡng cho con cũng rất cần thiết. Hơn hết, việc phòng bệnh là quan trọng nhất cho sức khỏe trẻ, giúp trẻ phát triển tốt. Hy vọng bài viết trên phần nào giúp các bậc cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.

 

>> Xem thêm: Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân phải làm sao?

>> Xem thêm: Thuốc lợi khuẩn đường ruột Amano Enzym Gold.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần làm những gì?

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.