Chăm sóc trẻ nhỏ đôi khi có những tình huống bất ngờ xảy đến. Ví dụ như trẻ sốt cao vào ban đêm, bị chảy máu hay bỏng nước sôi. Khi đó, việc có một tủ thuốc trong nhà chứa những thuốc và dụng cụ cần thiết sẽ giúp sơ cứu ban đầu, bảo vệ trẻ khỏi nguy hiểm trước khi kịp đưa đến bệnh viện. Vậy tủ thuốc cho bé sơ sinh gồm những gì? Cách chuẩn bị tủ thuốc cho bé như thế nào? Mời cha mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Contents
Vì sao nên có tủ thuốc cho bé sơ sinh?
Trẻ em trong những năm đầu đời thường xuyên phải trải qua những trận ốm, nặng có nhẹ có. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt, trong khi tác nhân gây bệnh thì rình rập ở khắp mọi nơi.
Nếu đã là mẹ của 2 em bé đáng yêu thì chắc bạn không còn lạ gì với muôn kiểu ốm vặt của con. Từ những đêm sốt bất thình lình hay những lần trẻ bị đi ngoài, ăn gì ra nấy. Tuy nhiên, dù có kinh nghiệm hay chưa thì các mẹ đều cần có sẵn một tủ thuốc cho bé trong nhà. Dưới đây là những lý do vì sao.
Vì sao nên có tủ thuốc cho bé sơ sinh?
Xem thêm Cách trị đầy bụng khó tiêu tại nhà cho trẻ em từ bác sĩ tiêu hóa
– Tủ thuốc giúp sơ cứu, bảo vệ trẻ kịp thời
Không phải nhà nào cũng gần trạm xá, bệnh viện, cũng như không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể mua được thuốc hay dụng cụ y tế. Khi đó, việc dự phòng sẵn những thứ này trong nhà sẽ giúp sơ cứu, bảo vệ trẻ kịp thời trước những tình huống bất ngờ xảy ra.
Ví dụ như 1 giờ sáng con bị sốt, chườm đủ kiểu cũng không đỡ. Sẽ rất nguy hiểm nếu nhiệt độ trẻ cao liên tục. Đi mua thuốc chắc không còn nhà thuốc nào mở, đưa đi bệnh viện cũng cần thời gian. Lúc này mẹ mới thấy vai trò của việc phòng sẵn thuốc hạ sốt cho trẻ trong nhà.
Tủ thuốc cho bé sơ sinh gồm những gì Cách chuẩn bị tủ thuốc cho bé
Hay khi trẻ bị tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày, như đứt tay, chảy máu, bỏng nhiệt,… Đây đều là những tình huống cần phản ứng nhanh. Sơ cứu càng sớm sẽ càng giảm được ảnh hưởng của vết thương. Do đó, nên để sẵn bông gạc, sát khuẩn, thuốc xịt trong nhà để sử dụng khi cần.
– Tủ thuốc giúp bảo quản thuốc, dụng cụ y tế
Thuốc hay dụng cụ y tế dùng không hết mà vẫn còn sử dụng được thì mẹ thường cất vào đâu?
Nếu để linh tinh mỗi góc một loại sẽ rất dễ bỏ quên, dẫn tới bị bẩn, hỏng hay quá hạn dùng. Có những loại thuốc trông rất giống kẹo lại trở nên nguy hiểm khi trẻ nhìn thấy.
Do đó, để bảo quản thuốc và dụng cụ y tế một cách tốt nhất nên có một tủ thuốc riêng biệt ở trong nhà.
Tủ thuốc cho bé sơ sinh giúp sơ cứu, bảo vệ bé kịp thời
Xem thêm NHỮNG ĐỊA CHỈ BÁN THUỐC BIẾNG ĂN CHO TRẺ UY TÍN CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI MẸ NÊN BIẾT
Tủ thuốc cho bé sơ sinh gồm những gì?
Tùy vào đặc điểm gia đình mình, mẹ có thể lựa chọn phòng sẵn một số loại thuốc nhất định. Tuy nhiên, nên ưu tiên những loại dùng trong trường hợp cấp, thuốc trẻ phải sử dụng thường xuyên và dụng cụ y tế cơ bản.
Dưới đây là các gợi ý dành cho mẹ.
– Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol
Tủ thuốc cho trẻ nên có sẵn Paracetamol để dùng trong các trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38 độ. Mẹ nên chọn Paracetamol dạng gói bột pha uống với các hàm lượng 80mg, 125mg, 150mg, 250mg vì tiện dùng và dễ bảo quản.
Dạng siro lỏng khó bảo quản và khi mở nắp thường chỉ sử dụng được trong vòng 7 ngày. Còn dạng viên đạn đặt hậu môn phải để trong tủ lạnh, nếu không sẽ bị chảy lỏng và hỏng.
Tủ thuốc cho bé sơ sinh nên có thuốc hạ sốt Paracetamol
Xem thêm Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em có đáng lo? Giải pháp từ bác sĩ
– Thuốc ho thảo dược
Những khi thay đổi thời tiết trẻ dễ bị ho, khò khè. Do đó, nên có sẵn thuốc ho trong nhà. Loại có nguồn gốc thảo dược tương đối an toàn cho trẻ nhỏ. Mẹ hãy ra hiệu thuốc và nhờ dược sĩ tư vấn cho sản phẩm phù hợp với độ tuổi của con nhé.
Còn men vi sinh thường có sẵn dưới dạng ống giúp bổ sung các lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh để trẻ nhanh khỏi và tránh tái phát tiêu chảy.
– Thuốc bôi da trị bỏng nhẹ, hăm tã Panthenol
Trẻ sơ sinh thường bị hăm tã. Vì thế trong nhà không nên thiếu thuốc bôi Panthenol. Ngoài ra, Panthenol còn có tác dụng trị bỏng nhẹ, bôi vào vết bỏng sau khi rửa sạch sẽ giúp làm dịu vết thương.
– Tinh dầu bạc hà, khuynh diệp
Tinh dầu với trẻ nhỏ có rất nhiều công dụng. Khi trẻ bị côn trùng đốt, mẹ hoàn toàn có thể lấy một ít tinh dầu khuynh diệp bôi lên vết đốt. Trẻ sẽ cảm thấy đỡ ngứa và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, với những trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, dùng một ít tinh dầu bạc hà thoa vào quanh rốn rồi mát xa bụng hàng ngày cho trẻ sẽ giúp cải thiện tiêu hóa đáng kể.
Do đó, hãy thêm tinh dầu bạc hà và tinh dầu khuynh diệp vào tủ thuốc cho bé mẹ nhé.
– Thuốc sát trùng
Các loại thuốc sát trùng như Povidone, Xanh methylen rất cần thiết trong các trường hợp trẻ bị tai nạn ngoài da. Mục đích là để rửa vết thương và tránh bị nhiễm trùng. Trẻ vui chơi, nghịch ngợm bị ngã là chuyện bình thường. Do đó, nên có các thuốc này trong nhà để sơ cứu cho trẻ.
– Thuốc tiêu chảy Oresol, men vi sinh
Tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa nói chung rất phổ biến ở trẻ. Nếu trẻ thường xuyên bị đi ngoài thì mẹ nên chuẩn bị sẵn oresol và men vi sinh. Oresol dạng gói pha với nước sôi để nguội có tác dụng bù nước và điện giải cho trẻ, giúp dự phòng tình trạng mất nước.
Mẹ nên chuẩn bị oresol trong tủ thuốc cho bé sơ sinh
– Nước muối sinh lý
Dung dịch NaCl 0,9% chính là nước muối sinh lý. Trong tủ thuốc cũng nên phòng sẵn dung dịch này. Dạng dùng cho trẻ là lọ nhỏ mắt, nhỏ mũi để vệ sinh mắt và mũi cho trẻ hoặc giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
– Bông, gạc, urgo
Bông, gạc, urgo là những dụng cụ y tế cơ bản dùng để cầm máu, băng bó vết thương hở. Bông, gạc cũng dùng để vệ sinh
– Nhiệt kế
Cuối cùng, mẹ đừng quên một chiếc nhiệt kế trong nhà. Có thể chọn nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử. Sử dụng nhiệt kế sẽ giúp đánh giá được mức độ sốt của trẻ, quyết định khi nào cần dùng thuốc và theo dõi được hiệu quả của các biện pháp hạ sốt.
Cách chuẩn bị tủ thuốc cho bé
Tùy vào không gian trong nhà, mẹ nên thiết kế một tủ thuốc có kích thước phù hợp để chứa được những thuốc và dụng cụ y tế tối thiểu. Dưới đây là một số lưu ý khi chuẩn bị tủ thuốc cho bé.
– Nên đặt tủ thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và tầm với của trẻ. Bên ngoài có dán ký hiệu y tế, các số điện thoại cấp cứu, số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ phòng khám để liên hệ khi cần thiết.
– Chia tủ thuốc thành nhiều ô để phân loại các thuốc theo công dụng và dạng dùng. Đặt thuốc dung dịch lỏng, sát trùng ở ô bên dưới để dễ lấy hơn. Các thuốc khô, nhẹ, bông, gạc, urgo thì để ở phía trên.
– Tất cả các loại thuốc cần giữ nguyên hướng dẫn sử dụng. Hoặc ghi rõ hướng dẫn, hạn dùng bên ngoài để theo dõi.
– Định kỳ nên dọn dẹp, sắp xếp lại tủ thuốc để đảm bảo vệ sinh, loại bỏ thuốc hết hạn.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách chuẩn bị tủ thuốc cho bé. Nếu nhà bạn đã có rồi, rất tốt, thỉnh thoảng dọn dẹp và bổ sung thêm các loại thuốc và dụng cụ y tế cơ bản là được. Còn nếu chưa có, hãy làm ngay một tủ thuốc phù hợp để sử dụng cho bé yêu trong những lúc cần thiết nhé.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa