Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt là một hiện tượng cũng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Nhiều cha mẹ lo lắng về tình trạng này của con. Thông thường trong những tháng đầu tiên, trẻ thường xuyên đi ngoài liên tục khoảng 5-10 lần một ngày. Nếu tình trạng phân sền sệt và có màu vàng sậm. Đặc biệt thấy bé vẫn tang cân đều thì mẹ không cần phải lo lắng. Nhưng nếu tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy xảy ra thường xuyên. Thì mẹ cần chú ý quan sát và chăm sóc trẻ cẩn thận hơn. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm về tình trạng này của trẻ. Và cách xử lý khi gặp tình trạng trên ở trẻ.

Contents

1.Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt

Đây là hiện tượng cũng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên cũng có khá nhiều. Phổ biến như:

Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện.

Do mới sinh nên các bộ phận hay chức năng của hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt. Đây có khả năng là đường ruột của bé đạng bị kích thích làm cho bé uống sữa mẹ mà cũng không tiêu hóa được.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt
Hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Một số vi khuẩn đường ruột trẻ có thể bị nhiễm phỉa có thể gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt. Nó thường kèm theo tiêu chảy nữa. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể khiến bé sốt hay bị chuột rút. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được điều trị sớm.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt do dị ứng với sữa

Nhiều bé bị dị ứng với protein trong sữa nên gây ra tình trạng sôi bụng đi ngoài có bọt. Trẻ có thể bị thêm đau bụng và đi ngoài có máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn bé có thể bị sốt phát ban và khó thở nếu không được khắc phục sớm.

Bé bị hội chứng kém hấp thu

Do bé kém hấp thu cho nên không tiêu hóa được hết các chất dinh dưỡng được mẹ bổ sung cho. Dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt có thể do chế độ ăn uống của mẹ không đảm bảo

Với những trẻ đang bú bằng sữa mẹ thì việc mẹ ăn gì uống gì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Cho nên nếu mẹ ăn các thực phẩm có tính nhuận tràng thì có thể khiến cho trẻ có thể bị sôi bụng và đi ngoài có bọt. Mẹ nên chú ý lại chế độ ăn uống của mình để không ảnh hưởng đến trẻ.

2.Triệu chứng của trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt

Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về đường ruột. Thì mẹ có thể phân của trẻ sẽ có những điểm bất thường. Đôi khi có bọt. Lúc đó mẹ có thể thấy các triệu chứng ở trẻ thường gặp như sau:

-Trẻ liên tục đi ngoài ra bọt và quấy khóc

Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài liên tục và có bọt. Bên cạnh đó mẹ thấy trẻ bú ít hoặc có thể bỏ bú, quấy khóc, giảm cân diễn ra trong thời gian dài. Thì rất có thể bé đang bị viêm nhiễm đường ruột hoặc là bị rối loạn tiêu hóa.

https://youtu.be/u-OgU4u-QjM

Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có bọt phải làm sao?

Triệu chứng này có thể xảy do các nguyên nhân như vừa kể ở trên. Nếu gặp phải tình trạng này ở trẻ mẹ không vội mua thuốc cho bé sử dụng. Hay dung các mẹo dân gian nào chữa sôi bụng đi ngoài có bọt cho bé. Mà hãy cho bé đến cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Có thể bé đi ngoài có bọt nhưng vẫn bú mẹ bình thường

Nếu phân của trẻ sơ sinh đi ngoài có chưa bọt. Nhưng mẹ thấy bé vẫn bú mẹ bình thường, có quấy khóc nhưng vẫn tang cần đều. Thì mẹ không cần quá lo lắng. Điều bố mẹ cần làm lúc này vẫn là chăm sóc trẻ chu đáo nhất và điều tiết chế độ ăn uống lại của mẹ sao cho phù hợp.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và chứa cả nhầy

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy màu
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy màu

Nếu phân của trẻ sơ sinh không chỉ chứa bọt mà còn chứa cả nhầy. Thì mẹ có thể xem xét lại màu phân của trẻ để biết cách chăm sóc cho hợp lý.

  • Trẻ đi ngoài có bọt nhưng phân màu xanh sẫm, lượng ít và có dính nhầy. Mỗi khi bú hoặc sau khi trẻ bú mẹ thường hay khóc thì có thể chỉ là do trẻ đang bị đói. Do đó mẹ nên cho bé bú nhiều hơn trong mỗi lần bú
  • Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân cứng, có chứa nhầy bên ngoài. Đôi khi có lẫn máy thì có thể bé đang bị táo bón
  • Nếu trông phân trẻ như bã đậu, có màu xanh chứa nhầy có thể là do trẻ bị viêm nhiễm ở đường ruột.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có sủi bọt

Hiện tượng này của trẻ sơ sinh khá là bình thường. Và không quá nghiêm trọng như các mẹ lo lắng. Chỉ khi nào thấy trẻ bị quấy khóc liên tục có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe. Như việc trẻ bị tắc nghẽn lượng khí các nếp ở ruột hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa. Nên mới dẫn đến hiện tượng đi ngoài có bọt.

Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khá phổ biến như chế độ ăn của mẹ chứa nhiều dầu mỡ, hay mẹ ăn thức ăn khó tiêu hóa. Cho trẻ bú không đúng cách, ăn không đảm bảo vệ sinh. Khiến cho hệ tiêu hóa của bé có vấn đề như thể.

Để hạn chế các việc này mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế thực phẩm gây sinh hơi như cà chua, bắp cải, cam,…Các thực phẩm cay nóng hay gia vị nặng mùi
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện. Đặc biệt với những bé bị dị ứng đạm trong sữa bò
  • Khi thấy trẻ sơ sinh bị sôi bụng bố mẹ có thể cho bé đổi tư thế. Bằng cách đặt bé lên vai vỗ lưng cho ợ hơi chẳng hạn.

3.Cách chữa cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt

Mỗi trẻ có một cơ địa và điều kiện chăm sóc khác nhau. Nên cũng có những cách chữa trị khác nhau giành cho trẻ.

Trẻ đang bú mẹ

Thông thường nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt mà đang trong giai đoạn bú mẹ. Thì mẹ nên điều chình lại chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp. Mẹ nên ăn nhiều rau củ, cà chua, sữa chua, nước dừa, khoáng chất và các vitamin khác nữa. Cần hạn chế các đồ ăn không tốt cho sức khỏe, hay sinh hơi trong quá trình tiêu hóa.

Trẻ đang bú mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mẹ
Trẻ đang bú mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mẹ

Trẻ đang dùng sữa công thức

Đối với trẻ trong trường hợp này có thể bị đi ngoài có sủi bọt 2-3 ngày khi mới bắt đầu uống sữa. Do hệ tiêu hóa của bé cần thời gian để thích nghi được. Với trẻ uống sữa công thức mà bị sôi bụng đi ngoài có bọt nhiều lần thì mẹ nên đổi sữa cho bé. Nên chọn các loại sữa mát không có đường lactose để giành riêng cho bé. Đặc biệt với những bé bị dị ứng đạm trong sữa bò mẹ cần lưu ý hơn.

Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt kèm tiêu chảy. Mẹ nên bổ sung thêm nước cho trẻ. Bằng cách tăng lượng bú ở trẻ lên. Ngoài ra bố mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để xin tư vấn chăm sóc cho trẻ như thế nào. Trẻ sơ sinh tuyệt đối không được cho trẻ uống nước linh tinh mẹ nhé.

Khi nào nên đưa đến gặp bác sỹ

  • Trẻ bị tiêu chảy sủi bọt 2 ngày chưa thấy khỏi
  • Trẻ bị đi ngoài phân lẫn nhầy và máu
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi, bỏ ăn uống
  • Trẻ kèm sốt cao
  • Có các dấu hiệu nghiêm trọng của mất nước

Khi gặp những tình huống trên mẹ cần đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt có phải là bệnh gì nghiêm trọng không còn tùy thuộc vào số lần đi ngoài của trẻ. Và các hiện tượng kèm theo nữa. Nếu mẹ lo lắng quá thì có thể đưa bé đi khám sớm để được tư vấn điều trị. Nhìn chung mẹ cần chăm sóc cho trẻ ăn uống đầy đủ và hợp lý sẽ hạn chế được những tình huống trên.

 Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chát trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

->>Xem thêm: Thuốc dễ đi cầu giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

->>Xem thêm:Cách dễ đi cầu khi bị táo bón ở trẻ-bác sĩ tiêu hóa chia sẻ

->>Xem thêm: Cách làm cho trẻ dễ đi cầu khi bị táo bón

->>Xem thêm: Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi được chuyên gia khuyên dùng

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.