Trẻ ngủ ngày thức đêm khiến nhiều mẹ mệt mỏi nhất là giai đoạn sơ sinh. Có những bé ngủ rất ít vào ban đêm nhưng lại ngủ vào ban ngày. Nhiều mẹ rất stress với lịch ăn ngủ không điều độ của bé nhưng không biết phải làm sao để có thể chấm dứt tình trạng này. Bài viết này sẽ chỉ ra cho các mẹ những mẹo nhỏ giúp em bé ngủ ngoan như cún mẹ áp dụng ngay để giúp mình có một sức khỏe vững vàng nhất nhé.
Contents
1. Tại sao trẻ ngủ ngày thức đêm?
Nguyên nhân trẻ ngủ ngày thức đêm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ngủ ngày và thức vào ban đêm.
1.1 Trẻ ngủ ngày thức đêm là do bé chưa được bố mẹ thiết lập thời gian biểu đi ngủ
Lập thời gian biểu cho bé nhiều gia đình nói là không thể hay suy nghĩ là đó là một điều gì đó viển vông. Nhưng hoàn toàn có thể. Lập thời gian biểu cho bé đi ngủ là một điều hoàn toàn cần thiết. Điều này xuất phát từ việc ăn, ngủ, chơi hay tắm của con nhiều gia đình thực hiện theo sở thích. Thích cho con tắm lúc nào thì tắm, thích cho con ăn lúc nào cũng được hay cho con chơi khi nào con muốn.
Điều này đã khiến em bé nhà bạn không có một lịch trình ăn ngủ điều độ. Khiến bé sẽ ngủ ngày cày đêm gây nhiều phiền phức không đáng có cho chính gia đình bạn.
1.2 Trẻ ngủ ngày thức đêm là do ban ngày bố mẹ cho bé ngủ quá nhiều
Mẹo giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ ngủ ngày thức đêm
Ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến bé đến đêm sẽ không thể ngủ được nữa. Điều này dễ lý giải cho việc bé ngủ trưa đến tận chiều thì đêm bé sẽ thức để chơi. Ba mẹ nên cho bé ngủ điều độ và thức giấc đúng giờ. Điều này sẽ tránh được việc bé ngủ ngày cày đêm.
1.3 Trạng thái tinh thần hưng phấn cũng là một nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngày thức đêm
Nhiều mẹ nghĩ trêu đùa với con trước khi đi ngủ sẽ khiến không khí vui vẻ và bé sẽ ngủ ngon hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm với trẻ vì ở trạng thái thần kinh hưng phấn bé sẽ không thể ngủ được và luôn luôn muốn chơi đùa.
1.4 Do ánh sáng trong phòng cũng khiến trẻ ngủ ngày thức đêm
Ánh sáng đèn khiến trẻ ngủ ngày thức đêm
Nhiều mẹ hay sử dụng đèn ngủ quá sáng để ngủ tiện dậy pha sữa cho bé nếu bé đói vào ban đêm. Nhưng các mẹ không biết là nhiều bé cũng khá nhạy cảm với bóng đèn và ánh sáng. Không những vậy ánh sáng còn kích thích thần kinh bé khiến bé khó ngủ hơn. Vì thế nên sử dụng ánh sáng vừa phải đủ để có thể nhìn thấy bé đang làm gì trong đêm để có thể xử lý kịp thời thôi nhé các mẹ
1.5 Trẻ mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngày thức đêm
Mọc răng là tình trạng sinh lý mà bé nào cũng sẽ phải trải qua. Mọc răng gây những khó chịu nhất định, bé có thể cảm thấy ngứa hoặc đau. Vì thế sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc.
1.6 Trẻ ngủ ngày thức đêm do bị đói
Đói là tình trạng rất bình thường ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh rất hay thức dậy ăn vào ban đêm. Mẹ hãy cố rèn luyện bé chỉ dậy ti 1-2 lần 1 đêm để có thời gian nghỉ ngơi thoải mái nhất nhé.
1.7 Tã bẩn cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngày thức đêm
Tã bẩn do bé tè hay đi nặng vào đó sẽ khiến tã ẩm ướt. Bé cảm thấy khó chịu và sẽ thức vào trong đêm. Khi thay xong rồi thì bé sẽ không ngủ lại nữa mà sẽ thức chơi rất lâu. Vì vậy mẹ lưu ý kiểm tra tã bỉm của bé trước khi đi ngủ để không gặp phải tình trạng này nhé.
1.8 Môi trường sống quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến trẻ ngủ ngày thức đêm
Quá nóng hoặc quá lạnh tùy thuộc vào thời tiết cũng là nguyên nhân khiến bé bị khó ngủ vào ban đêm. Vậy mẹ phải kiểm tra nhiệt độ phòng xem có quá nóng hay không, hoặc nếu quá lạnh thì có phương pháp ủ ấm cho bé kịp thời để tránh tình trạng bé bị nóng quá hay lạnh quá. Bé sẽ không chịu ngủ mà chơi cả đêm khiến mẹ rất mệt mỏi đấy.
2. Thời gian ngủ nghỉ của những trẻ ngủ ngày thức đêm như thế nào là điều độ
Thời gian ngủ điều độ dành cho trẻ ngủ ngày thức đêm
Thời gian ngủ bình thường của một đứa trẻ như sau
– Đối với trẻ sơ sinh thời gian ngủ từ 16-20 tiếng là bình thường
– Đối với trẻ được 6 tháng thì thời gian ngủ là 13-14 tiếng sẽ là bình thường
– Đối với những trẻ từ 1-3 tuổi thì thời gian ngủ khoảng 12 tiếng là bình thường
– Đối với trẻ từ 3-6 tuổi thì thời gian ngủ của bé sẽ là 11-12 tiếng là bình thường
– Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi thì thời gian ngủ từ 10-11 tiếng
– Trẻ trên 12 tuổi ngủ 9 tiếng 1 ngày là bình thường
Nắm được thời gian ngủ bình thường của các bé mẹ có thể biết được bé nhà mình có đang ngủ đủ giấc hay đang ngủ thiếu giấc hơn so với bình thường nhé.
3. Trẻ ngủ ngày thức đêm mẹ phải làm sao đây?
Để có thể giúp bé hết ngủ ngày thức đêm. Giúp mẹ bớt mệt mỏi chăm em bé của mình thì các mẹ nên tham khảo những mẹo dưới đây.
3.1 Trẻ ngủ ngày thức đêm ở độ tuổi sơ sinh
Trẻ dưới 3 tháng tuổi thì sẽ có biểu hiện hay thức đêm để bú mẹ. Còn trẻ trên 3 tháng tuổi thì thường bé sẽ nạp đủ năng lượng để có thể ngủ xuyên đêm sẽ bú mẹ vào sáng hôm sau. Vậy khi bé ở giai đoạn dưới 3 tháng tuổi mẹ hãy báo thức trước khi con đòi ti để bé nạp đủ năng lượng mà không phải thức giấc nhé. Vì mỗi bé sẽ có một lịch sinh hoạt khác nhau. Vì thế mẹ nên để điện thoại chế độ rung để báo thức một cách hiệu quả nhất nhé.
3.2 Trẻ ngủ ngày thức đêm trên 3 tháng tuổi
Đối với những trẻ trên 3 tháng tuổi đã có khả năng tích trữ đủ năng lượng từ ban ngày. Bé không phải thức dậy để ti mẹ vào ban đêm nữa thì mẹ nên tạo cho bé một thói quen hay một thời gian biểu. Việc này giúp bé sẽ quen với lịch sinh hoạt mẹ đề ra khiến bé không thức dậy vào ban đêm ăn nữa.
Không nên cho bé ngủ quá 8 tiếng vào ban ngày. Mẹ nên đánh thức bé bằng nhiều cách để giúp bé không thức chơi vào ban đêm vì ban ngày ngủ quá nhiều
Nhiều nguyên nhân khiến bé ngủ ngày thức đêm vì thế bố mẹ nên để ý nhiều hơn đến nhiệt độ phòng, ánh sáng, tã bỉm của con,… đảm bảo không có một ngoại cảnh nào tác động đến giấc ngủ của con nhé.
Nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất và an toàn nhất để cho các bé có thể ngủ. Mẹ chú ý không để điều hòa quá lạnh hoặc quá nóng.
3.3 Đối với trẻ từ 1-3 tuổi mà trẻ hay ngủ ngày thức đêm mẹ nên làm gì?
Đối với trẻ từ 1-3 tuổi đã được ăn những thực phẩm từ bên ngoài mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm chứa cafein như cacao, cà phê, hay uống những loại nước ngọt có gas. Điều này sẽ khiến bé không ngủ được vào buổi tối và sẽ ngủ vào sáng ngày hôm sau.
Hạn chế đồ ăn chứa cafein cho trẻ hay ngủ ngày thức đêm
Nên đưa bé lên giường rồi mới để bé ngủ. Hạn chế việc ru bé ngủ rồi mới đặt bé xuống giường ngủ. Điều này sẽ khiến bé có thể tỉnh giấc và không ngủ lại được nữa đó.
Nên cho bé ngủ riêng trong giai đoạn này rồi để tạo tính tự lập cũng như dễ dàng tạo thời gian biểu cho bé.
Nếu bé có biểu hiện sợ ma bố mẹ có thể dùng những đèn có ánh sáng yếu cho phòng ngủ của bé để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn
Buổi tối bố mẹ có thể tắm nước ấm cho bé để các mạch máu được lưu thông tốt hơn. Bé sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm
Từ 1-3 tuổi bố mẹ cũng có thể đọc chuyện cho bé trước khi đi ngủ. Điều này giúp bé nhanh đi vào giấc ngủ và giúp bé có một trí tưởng tượng tuyệt vời.
3.4 Trẻ ngủ ngày thức đêm ở độ tuổi lớn hơn 3 tuổi
Ngoài áp dụng những phương pháp như trên bố mẹ có thể bổ sung cho bé những loại men tiêu hóa. Tác dụng của men tiêu hóa giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bé sẽ ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn.
4. Amano Enzym Gold – Giải pháp giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt
Trẻ hay thức giấc vào giữa đêm thường do bị đói hoặc khó chịu ở dạ dày – ruột. Do đó, ổn định được hệ tiêu hóa là cách giúp trẻ có được giấc ngủ ngon hơn. Khi đó, mẹ cần đến sự giúp đỡ của Amano Enzym Gold – loại cốm tiêu hóa giúp con ăn ngon, tiêu hóa khỏe.
Amano Enzym Gold mang đến nguồn lợi khuẩn và enzyme tiêu hóa dồi dào. Đây là những người công nhân cần mẫn giúp con tiêu hóa và hấp thu tốt lượng thức ăn nạp vào. Khi đó, bé ăn được nhiều hơn, sau ăn không bị chướng bụng, khó tiêu nữa. Bụng dạ dễ chịu hơn thì trẻ cũng sẽ ngủ ngon hơn. Thêm vào đó, sản phẩm còn chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết để trẻ có một giấc ngủ tốt.
Amano Enzym Gold giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt
Liên hệ với đội ngũ dược sĩ của chúng tôi để nhận được tư vấn về cách dùng cũng như hỗ trợ bạn loại men tiêu hóa phù hợp với em bé nhà mình nhé
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa