TRẺ LƯỜI ĂN NÊN BỔ SUNG GÌ? NGUYÊN NHÂN TRẺ LƯỜI ĂN DO ĐÂU? MẸ CẦN LƯU Ý

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ lười ăn, biếng ăn, nếu không được khắc phục bằng các biện pháp phù hợp có thể gây ra các ảnh hưởng lớn đến quá trình trưởng thành và phát triển của bé sau này. Cần bổ sung những gì để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh đặt ra khi chăm sóc cho bé. Hãy cùng nhau giải đáp vấn đề trẻ lưới ăn nên bổ sung gì trong bài viết dưới đây. 

Contents

Trẻ lười ăn, biếng ăn nguyên nhân do đâu?

Cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện và nhận biết tình trạng lười ăn ở trẻ thông qua một số biểu hiện sau đây:

  • Bữa ăn của bé thường xuyên kéo dài, bé ngậm thức ăn trong miệng không chịu nhai hay nuốt.
  • Bé từ chối ăn, giả vờ đau bụng, nôn trớ, quấy khóc không chịu ăn.
  • Trẻ không ăn hết khẩu phần ăn bình thường.
  • Cân nặng không cải thiện sau thời gian dài.

Tình trạng lười ăn ở trẻ nhỏ có thể hình thành do những nguyên nhân sau:

– Trẻ đang gặp các vấn đề sức khỏe khiến cho việc nhai nuốt hoặc tiêu hóa thức ăn bị cản trở:

  • Trẻ mọc răng gây đau đớn, viêm lợi, đau khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn khiến trẻ mệt mỏi, không muốn ăn.
  • Bé đang bị ốm, nhiễm khuẩn tiêu hóa: làm cơ thể mất sức, quấy khóc, không còn cảm giác ngon miệng.
  • Trẻ dùng kháng sinh trong thời gian kéo dài hoặc lạm dụng kháng sinh vô tình làm ảnh hưởng đến cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến việc tiêu hóa và hấp thu bị cản trở, trẻ chán ăn hơn.
Trẻ lười ăn, biếng ăn nguyên nhân do đâu?
Trẻ lười ăn, biếng ăn nguyên nhân do đâu?

– Do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, kém đáp ứng và chưa kịp thích nghi đối với các loại thức ăn mới khi trẻ chuyển từ giai đoạn dùng sữa mẹ sang thời kỳ ăn dặm hoặc do cơ thể thiếu các enzym phân giải thức ăn như Lactase, làm sữa hoặc thực phẩm chứa lactose không được tiêu hóa, tích tụ lại gây đầy bụng, khó tiêu, trẻ không muốn ăn thêm.

– Do thói quen xấu của trẻ mỗi bữa ăn: trẻ chơi đồ chơi, xem ti vi hoặc nghịch các thiết bị điện tử gây mất tập trung khi ăn, trẻ mải chơi, bỏ bữa, ngậm thức ăn không chịu nuốt, lâu dần lười ăn hơn.

– Cách phân bổ bữa ăn không hợp lý của cha mẹ: khi cha mẹ cho bé ăn quá nhiều trong một bữa hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn không điều chỉnh phù hợp khiến bé khó tiêu hóa, bụng luôn căng chướng, không tiêu hóa kịp dẫn đến chán ăn, không muốn ăn.

TRẺ LƯỜI ĂN NÊN BỔ SUNG GÌ? NGUYÊN NHÂN TRẺ LƯỜI ĂN DO ĐÂU? MẸ CẦN LƯU Ý

– Trẻ lười ăn do tâm lý: một số cha mẹ thường xuyên quát mắng hoặc bắt ép trẻ trong bữa ăn, tạo ra tâm lý sợ hãi, làm giảm cảm giác ngon miệng của trẻ.

– Khẩu phần ăn kém phong phú: việc ăn đi ăn lại một loại thức ăn hoặc một cách chế biến khiến cho trẻ cảm thấy nhàm chán, không có sự kích thích, không cảm thấy ngon miệng, từ đó sẽ bỏ bữa, chán ăn. Bên cạnh đó, trẻ cũng thường xuyên lười ăn do các thức ăn không đúng sở thích của trẻ, đây là một thói quen xấu khiến tình trạng trẻ biếng ăn ngày càng trở nên phổ biến.

– Thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn không đầy đủ, thiếu một số khoáng chất như sắt, kẽm cũng ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn, làm giảm cảm giác ngon miệng ở trẻ, trẻ ăn ít hơn và chán ăn hơn.

– Ngoài ra, việc mẹ cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt, uống sữa hoặc quá nhiều nước ép trước bữa ăn tạo cảm giác no bụng cho bé, khi đến bữa chính thì bé lại không muốn ăn nữa.

Trẻ lười ăn nên bổ sung gì?

1. Các vitamin nhóm B tăng cường chuyển hóa thức ăn

Nhìn chung các vitamin nhóm B, điển hình là B1, B2, B12,… đều tham gia vào các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa quan trọng của cơ thể, giúp phân giải carbohydrate, protein và chất béo trong thức ăn thành năng lượng phục vụ cho hoạt động các cơ quan. Nhóm vitamin này đều tan trong nước, dễ đào thải khỏi cơ thể nên cũng dễ thiếu, cần bổ sung hàng ngày. Đặc biệt, vitamin B1 tham gia cấu tạo lên enzym chuyển hóa đường và tiêu hóa thức ăn, giúp kích thích cảm giác ngon miệng và thèm ăn ở trẻ, giúp bé ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn.

Một số thực phẩm giàu vitamin B mẹ có thể dễ dàng thay đổi trong các bữa ăn hàng ngày cho bé như:

  • Các loại rau có màu xanh đậm, măng tây
  • Trứng gà
  • Bột yến mạch và một số loại hạt như hạnh nhân, hạt điều.
  • Thịt heo
  • Chuối

Các vitamin nhóm B tăng cường chuyển hóa thức ăn

Các vitamin nhóm B tăng cường chuyển hóa thức ăn

2. Kẽm ổn định chức năng đường tiêu hóa

Tuy là thành phần chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể, nhưng kẽm lại rất quan trọng đối với sức đề kháng và sự ổn định chức năng đường tiêu hóa. Kẽm tác động và ảnh hưởng đến quá trình phát triển cân nặng của trẻ do tham gia tổng hợp đạm, duy trì hệ thống vị giác và khứu giác hoạt động. Bữa ăn giàu kẽm giúp cải thiện khẩu vị của trẻ, tăng cảm giác hấp dẫn và thèm ăn, tốt cho trẻ lười ăn, biếng ăn. Ngoài ra, bổ sung kẽm giúp cơ thể trẻ tăng sức chống chọi với các tác nhân gây nhiễm khuẩn.

Kẽm có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, hoặc các loại thịt gia cầm như thịt gà.
  • Các loại hải sản như hàu, tôm, cá biển,…
  • Một số loại hạt, đậu như: óc chó, hạt điều, đậu đỏ, đậu xanh

Kẽm ổn định chức năng đường tiêu hóa

Kẽm ổn định chức năng đường tiêu hóa

3. Sắt giúp tạo máu cung cấp dinh dưỡng cho tế bào

Sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp Hemoglobin và hồng cầu, tham gia vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Trẻ thiếu sắt dẫn đến tình trạng cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất sức khiến trẻ chán ăn, không cảm thấy ngon miệng khi ăn, lâu dần không những ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng, còn có thể khiến trẻ gầy yếu, chậm phát triển, suy dinh dưỡng.

Các loại hải sản như tôm, hàu hoặc các loại thịt, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi hoặc rau mồng tơi là những thực phẩm dùng được cho bé, chứa hàm lượng sắt cũng như các khoáng chất cần thiết cho trẻ.

Sắt giúp tạo máu cung cấp dinh dưỡng cho tế bào

Sắt giúp tạo máu cung cấp dinh dưỡng cho tế bào

4. Lysin tăng cường chuyển hóa năng lượng

Lysin được biết đến là một acid amin đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp protein mà cơ thể không tự sản sinh được, phải bổ sung từ các loại thịt đỏ, trứng, đậu nành… và một số loại thực phẩm từ bên ngoài. Đối với trẻ, lysine giúp chuyển acid béo thành năng lượng, giúp phát triển chiều cao và cân nặng của bé, tham gia tạo thành các men tiêu hóa thức ăn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với trẻ lười ăn, việc bổ sung Lysine giúp kích thích ăn ngon và phát triển cân nặng cho trẻ tới 30 – 40% so với khi không được cung cấp đủ Lysin theo nhu cầu.

Lysin tăng cường chuyển hóa năng lượng

Lysin tăng cường chuyển hóa năng lượng

5. Chất xơ quan trọng đối với việc tiêu hóa thức ăn

Chất xơ từ rau củ, hoa quả tươi đóng vai trò quan trọng đối với việc tiêu hóa thức ăn ở trẻ nhỏ. Bên cạnh là nguồn cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, các chất xơ còn hỗ trợ kéo theo các chất cặn bã trong đường ruột ra ngoài theo phân, giúp bé tiêu hóa dễ hơn, chống táo bón hiệu quả.  Bản thân chất xơ cũng không chứa calorie, nếu được bổ sung đầy đủ cũng giúp cải thiện tốt nhu động ruột.

Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm dưới đây:

  • Rau xanh, rau củ tươi như cà rốt, bông cải, cải bó xôi, khoai lang.
  • Hoa quả như táo, chuối, cam, mận,…
  • Ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt nguyên cám, hạt hạnh nhân,…

Chất xơ quan trọng đối với việc tiêu hóa thức ăn

Chất xơ quan trọng đối với việc tiêu hóa thức ăn

6. Omega 3 cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác

Omega 3 gồm DHA, EPA là 2 loại acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác của trẻ, giúp tăng cường nhận thức cho bé. Không những thế, Omega 3 còn hạn chế tình trạng lười ăn, biếng ăn ở bé nguyên nhân do yếu tố tâm lý sợ ăn. Omega 3 có nhiều trong các loại dầu cá, cá hồi, cá thu…

Omega 3 cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác
Omega 3 cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác

7. Vitamin D, Calci cần thiết cho sự phát triển xương răng

Calci và vitamin D là 2 thành phần dinh dưỡng luôn song hành và hỗ trợ nhau, cần cho sự phát triển xương răng ở bé, cũng có tác dụng giúp tăng cường hấp thu các dưỡng chất khác cho cơ thể như vitamin A, sắt, kẽm. Thiếu vitamin D, việc hấp thụ vi chất bị ảnh hưởng khiến bé luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, lười ăn.

Vitamin D và Calci cần thiết cho sự phát triển xương răng
Vitamin D và Calci cần thiết cho sự phát triển xương răng

8. Probiotics giải quyết các vấn đề đường tiêu hóa

Trẻ nhỏ lười ăn, chán ăn dễ gặp phải các vấn đề đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy chướng bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Khi đó, Probiotics là một trong những giải pháp rất hiệu quả để cải thiện tiêu hóa cho trẻ mà nhiều cha mẹ hiện nay đã áp dụng. Probiotics bổ sung nguồn lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp kích thích hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, đồng thời tạo cho bé cảm giác thèm ăn, ngon miệng khi ăn với các hương vị được điều chỉnh đa dạng phù hợp với sở thích của bé. Bên cạnh đó, một số chế phẩm Probiotics hiện nay có thêm các thành phần như men tiêu hóa, giúp tăng khả năng phân giải các thành phần dinh dưỡng khó hấp thu, giảm đầy hơi, khó tiêu cho bé.

 

Probiotics giải quyết các vấn đề đường tiêu hóa
Probiotics giải quyết các vấn đề đường tiêu hóa

Men vi sinh Amano Enzym Gold khắc phục tình trạng trẻ lười ăn

Amano Enzym Gold là chế phẩm Probiotics được sản xuất tại Nhật Bản – xứ sở hoa anh đào nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe dùng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thành phần có trong men vi sinh Amano Enzym Gold gồm có:

  • Số lượng lớn các bào tử Bacillus subtilis và bào tử Bacillus clausii cùng với tinh chất men bia có tế bào sống Saccharomyces cerevisiae: là các bào tử lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hệ vi sinh đường ruột đạt cân bằng, hỗ trợ điều hòa chức năng tiêu hóa.
  • Men tiêu hóa thức ăn Lipase, Lactase và Protease: có vai trò phân giải chất béo và đường từ thực phẩm, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu.
  • Vitamin D, vitamin nhóm B cùng các khoáng chất như Calci, Kẽm: giúp tăng cảm giác ngon miệng cho bé, kích thích ăn ngon và phát triển cân nặng cho bé lười ăn, biếng ăn.

Sản phẩm men vi sinh Amano Enzym Gold dùng thiết kế an toàn dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi đang gặp các tình trạng như:

  • Lười ăn, chán ăn, bỏ bữa, không hợp tác khi ăn, ăn không ngon miệng.
  • Trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng thấp còi, chậm phát triển cân nặng.
  • Trẻ em sức đề kháng kém.

Hướng dẫn về cách dùng sản phẩm: pha với nước cho trẻ uống sau bữa ăn. Thời gian sử dụng nên kéo dài ít nhất 4 tuần, với 3 – 6 hộp/liệu trình.

Mức liều tham khảo của sản phẩm như sau:

  • Cho bé từ 6 tháng – 2 tuổi: mỗi ngày dùng 1 gói.
  • Cho bé từ 2 – 3 tuổi: mỗi ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần 1 gói.
  • Với bé từ 3 tuổi trở lên: mỗi ngày 1-3 lần, mỗi lần 1 gói.

Với công thức được nghiên cứu qua nhiều năm cùng dây chuyền Enzym tiên tiến số 1 Nhật Bản, men vi sinh Amano Enzym Gold luôn lọt Top những sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho bé.

Men vi sinh Amano Enzym Gold khắc phục tình trạng trẻ lười ăn

Men vi sinh Amano Enzym Gold khắc phục tình trạng trẻ lười ăn

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.