Làm gì khi trẻ thường xuyên bị táo bón? Trẻ em táo bón nên ăn gì?

Táo bón là tình trạng đi tiêu khó, khô hoặc đi ít hơn 3 lần một tuần, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi trẻ được tập ngồi bô (khoảng 2 đến 3 tuổi). Táo bón có thể xảy ra do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu nước và chế độ sinh hoạt kém lành mạnh. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến các biến chứng trên đường tiêu hóa như: trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng… Vậy nguyên nhân gây táo bón là gì, triệu chứng ra sao và cách điều trị như thế nào?

Contents

Trẻ em táo bón do đâu?

Táo bón thường xảy ra nhất là khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa, khiến phân trở nên cứng và khô.
Nhiều yếu tố có thể  gây ra táo bón ở trẻ em, bao gồm:

– Trẻ nhịn đi tiêu dễ gây táo bón

Trẻ có thể bỏ qua nhu cầu đi tiêu vì sợ đi vệ sinh hoặc không muốn ngừng chơi. Một số trẻ em không chịu đi khi không ở nhà vì chúng không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Đi tiêu đau đớn do phân cứng và lớn cũng có thể khiến trẻ nhịn đi tiêu. Cảm giác đau đớn khi đi ị khiến trẻ cố gắng lảng tránh việc này.

trẻ nhịn đi tiêu

Trẻ nhịn đi tiêu

– Rèn luyện cho trẻ đi vệ sinh từ sớm gia tăng nguy cơ trẻ bị táo bón

Nếu bạn bắt đầu tập cho trẻ đi vệ sinh quá sớm, trẻ có thể chống đối và nhịn đi tiêu. Cứ như thế, trẻ dễ phớt lờ cảm giác muốn đi tiêu, và nó vô tình trở thành một thói quen khó thay đổi ở trẻ.

Làm gì khi trẻ thường xuyên bị táo bón? Trẻ em táo bón nên ăn gì?

– Thay đổi chế độ ăn uống có thể gây ra tình trạng trẻ bị táo bón

Chế độ ăn của trẻ không đủ trái cây và rau củ quả giàu chất xơ hoặc chất lỏng có thể gây táo bón. Một trong những thời điểm khiến trẻ hay bị táo bón là khi ba mẹ cho bé ăn dặm, chế độ ăn chuyển từ toàn chất lỏng sang thức ăn đặc.

– Thay đổi thói quen khiến trẻ căng thẳng, dễ táo bón

Khi thói quen của bé bị thay đổi, chẳng hạn như đi du lịch, thời tiết nóng bức hoặc căng thẳng – đều có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột của trẻ. Trẻ em cũng có nhiều khả năng bị táo bón khi mới bắt đầu đi học ở trường.

thay đổi thói quen của trẻ

Thay đổi thói quen của trẻ

– Thuốc men cũng là nguyên nhân khiến trẻ táo bón

Một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc kháng acid, thuốc bổ sung sắt,…  cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

thuốc dễ gây táo bón

Thuốc dễ gây táo bón

– Dị ứng sữa bò đôi khi cũng gây là táo bón

Trẻ bị dị ứng sữa bò có thể bị sưng niêm mạc ruột gây táo bón, phân cứng, mấy ngày mới đi tiêu được. Tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (pho mát và sữa tươi) đôi khi cũng dẫn đến táo bón.

trẻ dị ứng sữa bò

Trẻ dị ứng sữa bò

– Tiền sử gia đình khiến trẻ dễ bị táo bón

Những trẻ có ông bà, ba mẹ hay bị táo bón sẽ dễ bị táo bón hơn. Điều này có thể là do các yếu tố di truyền hoặc môi trường sống.

tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình

– Bệnh lý làm tình trạng táo bón năng hơn

Tổn thương đại tràng, tổn thương thần kinh, tăng calci máu, hạ kali máu,… là những bệnh lý có thể gây ra táo bón.

Trẻ em táo bón có triệu chứng gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng táo bón ở trẻ em có thể bao gồm:
  • Đi tiêu ít hơn ba lần một tuần
  • Đi tiêu khó, khô và khó đi ngoài
  • Phân khô, cứng, có kích thước lớn
  • Đau rát hậu môn khi đi tiêu
  • Đau bụng
  • Chán ăn
  • Trẻ cáu bẳn, khó chịu, quấy khóc vì đầy bụng
  • Chảy máu khi đi tiêu, máu dính trên bề mặt phân
  • Nếu trẻ lo sợ rằng việc đi tiêu sẽ bị đau, trẻ có thể cố gắng nhịn. Bạn có thể nhận thấy con mình bắt chéo chân, bấu chặt mông, vặn mình hoặc quay mặt khi cố gắng giữ phân.

triệu chứng của táo bón

Triệu chứng của táo bón

Trẻ em táo bón điều trị như thế nào?

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng táo bón. Phương pháp điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, chẳng hạn như:

1. Thay đổi chế độ ăn uống giảm nguy cơ táo bón

Thường xuyên thay đổi chế độ ăn uống của trẻ sẽ giúp giảm táo bón. Giúp trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hơn bằng cách:
  • Thêm nhiều trái cây và rau quả
  • Bổ sung nhiều ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì. Kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để biết sản phẩm nào có nhiều chất xơ hơn.
  • Những thay đổi chế độ ăn uống khác có thể giúp ích bao gồm:
          – Cho con bạn uống nhiều nước hơn
        – Hạn chế thức ăn nhanh và đồ ăn vặt thường chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy cung – cấp nhiều bữa ăn và đồ ăn nhẹ cân bằng hơn
          – Hạn chế đồ uống có caffeine, chẳng hạn như soda và trà
      – Hạn chế sữa nguyên chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con bạn
         – Bạn cũng nên cho con bạn ăn các bữa ăn theo lịch trình đều đặn. Ăn một bữa thường sẽ đi tiêu trong vòng 30 đến 60 phút. Phục vụ bữa sáng sớm. Điều này sẽ giúp con bạn có thời gian đi tiêu ở nhà trước khi vội vàng đến trường.

thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống

2. Tập thể dục nhiều hơn kích thích tiêu hóa

Cho trẻ tập thể dục nhiều hơn cũng là một giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng táo bón. Tập thể dục giúp tăng lượng máu lưu thông đến các cơ và đường tiêu hóa, từ đó việc vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Ở những người hạn chế di chuyển, nguy cơ bị táo bón thường khá cao. Ba mẹ nên cho con ra ngoài chơi thay vì xem TV hoặc làm các hoạt động trong nhà khác.

tăng cường vận động cho trẻ

Tăng cường vận động cho trẻ

3. Tạo thói quen tốt cho hệ tiêu hóa

Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh thường xuyên. Cho trẻ ngồi vào bồn cầu ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần ít nhất 10 phút, tốt nhất ngay sau bữa ăn.Đảm bảo bé phải vui vẻ khi thực hiện điều đó, đừng nổi giận, la mắng nếu bé không hợp tác. Ba mẹ có thể sử dụng phần thưởng để khích lệ bé, và khiến bé thực hiện một cách vui vẻ, tự nguyện.

tạo thói quen đi tiêu cho trẻ

Tạo thói quen đi tiêu cho trẻ

4. Sử dụng thuốc điều trị táo bón

Các nhóm thuốc điều trị táo bón bao gồm:
  • Thuốc làm mềm phân: tăng bài tiết dịch và các chất điện giải vào ruột non và ruột già, từ đó làm mềm phân
  • Thuốc nhuận tràng tạo khối: hút nước, tạo khối phân mềm và kích thích thích nhu động ruột
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: kích thích nhu động ruột, rút ngắn thời gian tống phân ra ngoài
  • Thuốc nhuận tràng làm trơn: giúp khối phân dễ dàng di chuyển ra ngoài
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấm: kéo nước vào lòng ruột, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột

thuốc điều trị táo bón

Thuốc điều trị táo bón

Hậu quả của việc trẻ em táo bón thường xuyên

Táo bón hiếm khi gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do việc điều trị táo bón thường đơn giản, hiệu quả, nhất là khi điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khi trẻ bị táo bón thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng trên đường tiêu hóa như chảy máu trực tràng, tắc ruột,…

Chảy máu trực tràng do táo bón

Phân to, khô cứng khiển trẻ phải rặn liên tục để phân đi ra ngoài. Khối phân có kích thước lớn chèn ép vào ống hậu môn làm rách kẽ hậu môn gây chảy máu. Việc này khiến trẻ có thể cảm thấy đau rát, khó chịu.

chảy máu trực tràng

Chảy máu trực tràng

Táo bón có thể gây tắc ruột

Táo bón lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ tắc ruột do các khối phân khô cứng đọng lại trong trực tràng và hậu môn của trẻ. Khi trẻ muốn đi tiêu rất khó có thể tống phân ra ngoài một cách tự nhiên.

tắc ruột do táo bón

Tắc ruột do táo bón

Ngoài ra, táo bón còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ như biếng ăn, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch,…
Chính vì vậy, ba mẹ cần có biện pháp để giải quyết triệt để tình trạng táo bón ở trẻ. Bên cạnh những giải pháp nhanh chóng, kịp thời như sử dụng thuốc điều trị táo bón, ba mẹ nên cải thiện bộ máy tiêu hóa cho con bằng cách bổ sung các lợi khuẩn giúp tăng cường việc tiêu hóa thức ăn, bổ sung các chất xơ hào tan (do phần lớn trẻ đều không thích ăn rau củ quả).
INSOTACT FAST – sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP-WHO, chứa các lợi khuẩn dạng bào tử và chất xơ hòa tan giúp nhuận tràng, làm giảm tình trạng táo bón, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do táo bón.

Insotac fast - giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón

Insotac Fast – giúp nhuận tràng và hỗ trợ điều trị táo bón

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.