Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có những dấu hiệu nào để nhận biết?

Tiêu chảy là một vấn đề sức khỏe rất thường gặp ở trẻ nhỏ khiến một số cha mẹ chủ quan. Tuy nhiên, theo WHO, tiêu chảy là một trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tại sao trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường bị tiêu chảy? Cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng trên? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Contents

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có những dấu hiệu nào để nhận biết?

Đối với trẻ sơ sinh, số lần đi ngoài, đặc điểm phân phụ thuộc vào số ngày tuổi, đặc điểm thể trạng tiêu hóa và hấp thu của bé cũng như điều kiện bú sữa của từng trẻ. Thông thường:

  • Trẻ trong từ 2 – 3 ngày đầu sau sinh: phân su có màu xanh đậm, không có mùi.
  • Trẻ khi được bú mẹ: tần suất đi ngoài khoảng 5 – 6 lần. Phân trẻ mềm hoặc lỏng, có hạt trắng, có thể hạt màu cam hoặc vàng.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có những dấu hiệu nào để nhận biết?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có những dấu hiệu nào?

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là tình trạng trẻ đi ngoài từ 8 – 10 lần mỗi ngày, tần suất cao hơn bình thường với các dấu hiệu dễ nhận biết sau đây:

Phân có mùi tanh, lợn cợn, thể lỏng hoặc chỉ có nước, một số trường hợp có lẫn máu trong phân.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có những dấu hiệu nào để nhận biết?

Trẻ gặp tình trạng mất nước: xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau:

– Mức độ nhẹ:

  • Trẻ kém linh hoạt, giảm số lần đi tiểu
  • Mắt, miệng khô, khóc không ra hoặc ít ra nước mắt.

– Mức độ trung bình:

  • Trẻ có dấu hiệu lờ đờ hoặc li bì.
  • Da khô ráp, mắt trũng sâu.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có những dấu hiệu nào?
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có những dấu hiệu nào?

– Mức độ nặng:

  • Mạch đập nhanh, huyết áp hạ thấp, da kém đàn hồi.
  • Trẻ không đi tiểu trong 6 tiếng
  • Có dấu hiệu trũng thóp trên đỉnh đầu
  • Trẻ li bì hoặc hôn mê, bất tỉnh.

Trẻ có dấu hiệu nôn trớ khi ăn, đau bụng, quấy khóc.

Trẻ có sốt nhẹ hoặc sốt cao, một số trường hợp có co giật.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy do đâu?

Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi, một số nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy bao gồm:

  • Trẻ nhiễm virus: là nguyên nhân điển hình gây ra trên 50% số lượng trẻ mắc tiêu chảy, trong đó có Rotavirus.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa: do nhiễm Salmonella và ký sinh trùng giardia, nhiễm Shigella, Entamoeba histolytica, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây tiêu chảy, kiết lị, đi ngoài phân có dính máu.
  • Do hội chứng ruột kích thích: có thể do trẻ không dung nạp được các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, thiếu men lactase phân giải đường lactose hoặc hệ tiêu hóa kích thích bài tiết các ion âm khiến trẻ bị tiêu chảy ngay cả khi không bú.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy do đâu?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy do đâu?

  • Trẻ bị ngộ độc sữa công thức, nhiễm E.coli hoặc mắc các bệnh lý đường tiêu hóa khi mới sinh gây tiêu chảy, một số trường hợp có kèm cả máu và mủ trong phân. Bên cạnh đó, việc mẹ ăn các thức ăn lạ, có mùi hoặc có nguy cơ gây dị ứng trong thời gian cho trẻ bú cũng có thể khiến trẻ dễ bị tiêu chảy hơn.
  • Cho trẻ bú trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không rửa tay hoặc vệ sinh bình sữa của trẻ đúng cách cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy mẹ phải làm sao?

1. Cho trẻ bú mẹ để nâng cao hệ miễn dịch

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất cho sự phát triển toàn diện của bé, cũng là nguồn cung cấp kháng thể giúp đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ hoạt động bình thường. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cũng làm giảm tối đa nguy cơ dị ứng các sữa công thức.

Cho trẻ bú mẹ để tăng cường hệ miễn dịch

Cho trẻ bú mẹ để tăng cường hệ miễn dịch

Trong trường hợp mẹ không đủ sữa, bắt buộc phải bổ sung cho trẻ bằng sữa công thức, việc cha mẹ cần làm là tìm hiểu kỹ về thành phần, cũng như thận trọng khi pha sữa và điều chỉnh liều lượng cho bé, không nên cho bé dùng quá nhiều trong thời gian đầu, nên để bé làm quen dần với sữa mới.

2. Massage bụng cho trẻ để tăng cường chức năng tiêu hóa

Việc massage bụng cho bé khi bé bị tiêu chảy giúp làm giảm cảm giác đau bụng, điều hòa được nhu động ruột và hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa hiệu quả cho bé. Các thao tác massage cũng nên được tiến hành hàng ngày kể cả khi tình trạng tiêu chảy của bé được cải thiện.

Massage bụng cho trẻ để cải thiện chức năng tiêu hóa

Massage bụng cho trẻ để cải thiện chức năng tiêu hóa

Cách làm: sau khi cho trẻ bú khoảng 30 phút, dùng tay mẹ xoa nhẹ nhàng trên phần bụng của bé, xoa theo chiều kim đồng hồ để giúp hơi từ bụng thoát ra bên ngoài. Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp massage cả vùng sống lưng, massage tay chân để máu được tuần hoàn dễ dàng, cũng giúp bé thoải mái, ngủ ngon hơn.

3. Điều chỉnh hợp lý khẩu phần ăn của mẹ hạn chế tiêu chảy ở trẻ

Chế độ ăn của mẹ trong thời gian cho trẻ bú cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển. Do chức năng tiêu hóa của bé dưới 1 tháng tuổi còn non yếu, chưa được hoàn thiện đầy đủ, nên mẹ cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm khó hấp thu, thực phẩm có mùi tanh hoặc thực phẩm dễ gây đầy hơi.

4. Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo mất nước, mất điện giải, mẹ có thể cho trẻ uống Oresol để bù lại lượng nước và điện giải đã mất đi. Mẹ nên lưu ý pha Oresol đúng liều lượng, cho trẻ uống từ từ thay nước sau mỗi lần trẻ đi ngoài, đồng thời chú ý theo dõi các dấu hiệu mất nước ở trẻ.

Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

5. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tiêu chảy

Một số mẹ thường lựa chọn men vi sinh để bổ sung các vi khuẩn có lợi cho trẻ, giúp cân bằng hệ tiêu hóa và giảm tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với số ngày tuổi của bé, nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để đảm bảo an toàn cho trẻ trước khi dùng.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy

Bên cạnh các giải pháp cho bé tiêu chảy, mẹ cũng cần chú ý:

  • Đảm bảo vệ sinh dụng cụ, bình sữa cho trẻ trước khi cho bú.
  • Vệ sinh tay sạch trước khi thay tã cho bé để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Không sử dụng thuốc tiêu chảy cho người lớn để dùng cho trẻ khi chưa được các bác sĩ chỉ định.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.