Trẻ bị nấc khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Khi bị nấc liên tục khiến con bị khó chịu. Nấc thường gặp nhất ở đối tượng trẻ sơ sinh. Nhiều bé ăn xong lại nấc làm cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên và xảy ra tình trạng nôn trớ. Trẻ bị nấc do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bé bị trào ngược, do bé ăn quá no, do nhiệt độ thay đổi,… Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân gây nấc ở trẻ. Từ đó có biện pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất nhé.
Contents
Nguyên nhân khiến trẻ bị nấc nhiều mẹ không biết đến
Trẻ bị nấc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tất cả những vấn đề bé gặp phải thì mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân trước khi sử dụng các phương pháp cải thiện cho con. Khi tìm được nguyên nhân gây nên nấc cho bé thì mới tìm được cách giải quyết phù hợp nhé.
Nấc là tình trạng xảy ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục kèm theo nắp âm thanh bị đóng lại đột ngột. Gây tình trạng nấc hay nấc cụt ở trẻ.
Tình trạng này rất hay gặp ở trẻ đặc biệt là những bé dưới 1 tuổi.
Với những nguyên nhân thường gặp như sau:
- Bé bị trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng cơ vòng giữa dạ dày và thực quản đóng không chặt. Thực phẩm từ dạ dày bị đẩy lên thực quản và có thể đi ra ngoài. Đôi khi là acid trong dạ dày trào lên gây nên những tổn thương cho phần thực quản.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nấc nhiều mẹ không biết đến
- Trẻ ăn quá no cũng khiến bé bị nấc. Ăn quá no làm cho dạ dày bị áp lực lớn. Cơ vòng dạ dày thực quản không chịu được đóng mở không chặt gây nên tình trạng nấc ở trẻ.
- Bé bú bình nấc cụt do nuốt nhiều khí vào trong dạ dày. Tình trạng này thường xuyên xảy ra nên mẹ nhớ cho bé bú bình đúng tránh tình trạng nuốt không khí vào trong gây nấc nhé.
- Không khí lạnh nóng thay đổi thất thường. Khiến cho những khí này đi vào trong và gây ra tiếng nấc ở trẻ.
Nấc cụt không phải là một bệnh lý. Nó là một triệu chứng, triệu chứng này do những nguyên nhân trên gây nên. Triệu chứng nấc ở trẻ không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể để lại những hậu quả khó lường nếu như tình trạng xảy ra liên tục mà mẹ không xử lý.
Chữa trẻ bị nấc đơn giản tại nhà như thế nào?
Nấc ở trẻ hầu hết là tình trạng sinh lý bình thường, sẽ tự hết sau 1 thời gian bé nấc. Tuy nhiên, nếu con nấc kéo dài thì có thể do những bệnh lý bên trên gây nên. Mẹ không nên chủ quan sẽ để lại những hậu quả khó lường nhé.
Trẻ bị nấc nguyên nhân do đâu giải pháp là gì từ chuyên gia
Dưới đây là một số cách giảm thiểu tình trạng nấc của bé.
- Mẹ có thể cho con bú sữa hoặc uống nước. Trẻ dưới 6 tháng tuổi khi con bị nấc mẹ hãy cho con bú. Tuyệt đối không được cho con uống bất kỳ loại nước nào khác nhé. Đối với những bé đã bắt đầu ăn dặm khi con bị nấc mẹ có thể cho bé uống một chút nước lọc mẹ nhé.
- Vỗ lưng nhẹ nhàng cho con: Vỗ lưng nhẹ nhàng cũng giúp giảm triệu chứng khó chịu do nấc gây nên. Mẹ có thể bế con tựa vào vai mình sau đó vỗ nhẹ nhàng vào lưng. Điều này còn giúp cho khí bé nuốt vào dạ dày được thoát ra ngoài nữa.
Chữa trẻ bị nấc đơn giản tại nhà như thế nào?
- Thay đổi tư thế bú cho con. Tư thế bú vô cùng quan trọng. Nhiều mẹ không cho con có tư thế bú đúng sẽ làm cho bé bị nuốt khí vào trong khi ăn. Nếu con nấc cụt nhiều mẹ có thể thử thay đổi tư thế bú cho con xem có hiệu quả không nhé.
- Nói chuyện với bé: Đây là một mẹo giúp bé quên đi cơn nấc con đang gặp. Từ đó hết nấc nhanh hơn. Đây là một mẹo đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao được nhiều mẹ áp dụng.
Những phương pháp này giúp cho bé có thể hết nấc rất nhanh. Mẹ có thể áp dụng cho em bé nhà mình. Tuy nhiên không phải tình trạng nấc nào cũng là nấc sinh lý.
Có những tình trạng nấc do bệnh lý, mẹ nên đồng thời quan sát xem tình trạng nấc của bé như thế nào. Bé nấc có nhiều hay không, nấc có kèm theo biểu hiện gì hay không. Từ đó có biện pháp xử lý phù hợp nhé.
Phòng tránh trẻ bị nấc như thế nào an toàn từ chuyên gia
Nấc có thể phòng tránh được đúng không các mẹ. Nếu bé bị nấc sinh lý thì sau một thời gian bé sẽ tự hết. Còn nếu bị do những nguyên nhân bệnh lý hay do thói quen sinh hoạt trên. Thì mẹ có thể hoàn toàn giúp con phòng tránh được hiện tượng nấc cụt khó chịu này.
- Sau khi cho bé ăn xong mẹ có thể bế đứng con khoảng 20-30 phút. Giúp cho khí trong bữa ăn con nuốt phải sẽ được thoát ra ngoài. Một phần khác thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ không bị đẩy lên trên.
- Sau khi con ăn no xong hạn chế cho con hoạt động mạnh. Những hoạt động mạnh sau khi ăn gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Phòng tránh trẻ bị nấc như thế nào an toàn từ chuyên gia
- Không cho bé ăn quá no. Ăn quá no cũng là hành động gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Khiến bé gặp phải nguy hiểm về sức khỏe nếu tình trạng ăn quá no kéo dài.
- Quấy khóc kéo dài cũng là nguyên nhân gây nấc ở bé. Vì thế luôn giữ cho con vui vẻ là điều vô cùng quan trọng.
- Hãy cho con ăn theo thời gian nhất định trong ngày. Đừng đợi bé đói mới cho con ăn. Cho con ăn vào những giờ cố định sẽ giúp bé có một lịch sinh hoạt cố định và khoa học. Phòng tránh được bệnh tật hay những triệu chứng của nấc cụt khó chịu.
- Nếu bé đang bú bình có thể lựa chọn cho bé những loại bình có van chống sặc cho con. Những bình này sẽ hạn chế được lượng khí bé nuốt vào trong.
- Đổi bên cho con mỗi khi con bú. Việc đổi bên cho con khi bú giúp cho bé sẽ ợ được hơi nuốt phải khi bú mẹ.
Bài viết này đã cung cấp cho các mẹ những nguyên nhân có thể khiến bé bị nấc. Những hậu quả nếu như mẹ không phát hiện đấy chỉ là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Cũng như có những cách giúp mẹ phòng tránh được tình trạng này.
Cảm ơn các mẹ đã đọc hết bài viết này, hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức hữu ích. Giúp mẹ chăm sóc sức khỏe bé tốt hơn. Đồng hành cùng con tốt hơn trên con đường phát triển, khôn lớn của bé nhé.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
Xem thêm Canxi cho mẹ cho con bú bao nhiêu là đủ bác sĩ khuyên mẹ điều gì
Xem thêm Nguyên nhân và hậu quả của bé 4 tháng biếng bú là gì?
Xem thêm Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi và cách khắc phục như thế nào?