Ngày xưa thì ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật nhưng hiện nay có nhiều kiểu ăn dặm khác cũng đang du nhập vào nước ta. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi đang là điều nhiều mẹ quan tâm. Vậy làm sao để mẹ hiểu hơn về thực đơn ăn dặm kiểu BLW, nguyên tắc ăn dặm BLW, cách bảo quản, nấu như thế nào?
Contents
1. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi là gì?
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi là gì?
Đầu tiên để hiểu nguyên tắc, các nấu, cách bảo quản, cách cho bé ăn thì mẹ nên biết sơ qua về thực đơn ăn dặm BLW là gì?
Ăn dặm BLW hay còn gọi là ăn dặm tự chỉ huy. Cha đẻ của phương pháp này ở Châu Âu. Phương pháp này ưu tiên việc tự lập của bé giúp bé có thể tự lập hơn, giúp bé có thể tiếp cận với việc ăn thô sớm hơn.
Phương pháp này giúp bé tiếp cận với việc ăn thô nhanh và tốt nhất. Giúp mẹ các bé có thể tiết kiệm được nhiều thời gian nấu nướng hơn là những phương pháp ăn dặm khác.
Tuy nhiên mỗi phương pháp thì cũng đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vì vậy mẹ nên quan sát bé nhà mình phù hợp với kiểu ăn dặm nào để có thể áp dụng phương pháp ăn dặm phù hợp nhất nhé.
2. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi có những ưu điểm và nhược điểm gì
2.1 Ưu điểm của thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi
Ưu điểm của thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi là gì?
Khi cho con ăn theo thực đơn BLW cũng có những ưu điểm vượt trội. Vì vậy phương pháp ăn dặm này mới đang làm mưa làm gió tại Việt Nam thời gian gần đây.
– Bé sẽ được làm quen tốt hơn với thức ăn, từ mùi vị, hình dạng thức ăn. Em bé được làm quen với những thực phẩm như vậy bỏ qua giai đoạn đút thức ăn bằng thìa vì vậy mẹ nên cắt thức ăn thành hình thì bé dễ cầm nắm nhé.
– Phương pháp này giúp bé sẽ tự lập hơn khi ăn. Việc giúp bé tự lập sớm sẽ giúp bé.
– Việc sử dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé từ 6 tháng tuổi. Giúp bé sử dụng tay được khéo léo hơn vì việc ăn này khiến bé phải tự dùng tay để ăn. Việc sử dụng thành thạo và nhuần nhuyễn giữa tay, việc và cơ hàm nhai,… giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé sau này.
– Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi mẹ sử dụng phương pháp ăn dặm này cho bé sẽ giúp bé khám phá được hương vị thức ăn, hương vị của thực phẩm, màu sắc của các món ăn.
– Giúp bé ăn theo nhu cầu của bé. Bé đói thì sẽ ăn nhiều còn nếu không thích ăn thì bé sẽ không ăn thêm nữa. mẹ không cần phải ép bé ăn như những phương pháp ăn dặm khác.
2.2 Nhược điểm của thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi là gì
– Khi cho bé tự cầm ăn thì sẽ dẫn đến việc bé thích ăn một số thực phẩm và không thích ăn một số thực phẩm khác. Điều này sẽ khiến bé bị thiếu một số chất ở những thức ăn bé không thích ăn.
– Không phù hợp với những bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ, bé bị rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực phẩm. Những bé có vấn đề như vậy thì nên cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống bằng thìa.
– Những bé ở cuối tháng thứ 5 và đầu tháng thứ 6 khi hệ tiêu hóa chưa thực sự phát triển thì mẹ nên cho bé ăn phương pháp ăn dặm truyền thống. Nhược điểm của phương pháp này là bé ăn thô sớm nên chỉ nên cho bé ăn từ tháng thứ 6 trở đi thôi.
Hãy cho bé ăn dặm khi bé thực sự muốn bắt đầu.
3. Cách chế biến thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi
Cách chế biến thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi như thế nào?
Những thực phẩm chế biến theo phương pháp ăn dặm BLW nên được chế biến theo phương pháp như thế nào?
Từ khi mạng xã hội cũng như thông tin phát triển. Mẹ sẽ tiếp cận với nhiều thông tin hơn. Khi tiếp cận được với nhiều thông tin cũng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Ưu điểm là mẹ sẽ tiếp cận được với nhiều với thông tin khác nhau tốt hơn. Nhược điểm khi tiếp cận được với nhiều thông tin như vậy mẹ phải có khả năng chọn lọc tốt.
3.1 Kết cấu của nguyên liệu trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi
Thực phẩm khi cho bé ăn phải có kết cấu dễ cầm và mềm. Vì bé được tự cầm nắm và đưa thức ăn vào miệng vì vậy mẹ nên làm hình dạng thức ăn cho bé có thể dễ cầm nắm. Với việc tự cầm nắm thức ăn sẽ xảy ra việc bé có thể bị hóc hoặc nghẹn đồ ăn nếu như đồ ăn đó không được hấp kĩ.
Vì vậy trước khi cho bé ăn mẹ phải hấp thật kĩ đồ ăn rồi mới cho bé ăn tránh việc bé bị hóc hoặc nghẹn đồ ăn sẽ rất nguy hiểm.
3.2 Kích thước của nguyên liệu nấu trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi
Khả năng cầm nắm của những bé 6 tháng tuổi khá yếu nên kích thước đồ ăn là điều vô cùng quan trọng. Quyết định đến việc bé có thể cầm nắm đồ ăn đó để ăn hay không. Vậy kích thước nào là phù hợp với bé 6 tháng tuổi?
Mẹ chỉ nên cắt đồ ăn thành các khoanh nhỏ vừa với lòng bàn tay của bé thôi. Không nên cắt quá nhỏ bé sẽ khó cầm hoặc cắt to quá em bé sẽ không thể cầm được.
3.3 Đảm bảo độ dễ dàng của đồ ăn trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi
Độ dễ dàng của đồ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn của bé. Những đồ ăn khó cầm nắm như chuối hay những loại hoa quả trơn bé sẽ có thể khó cầm. Vì vậy mẹ hãy để một phần vỏ cho bé có thể dễ dàng cầm nắm. Hoặc mẹ hãy ngồi cạnh khi bé ăn để có thể hỗ trợ bé ăn tốt hơn những đồ khó ăn như vậy.
4. Cách lựa chọn những thực phẩm cho bé ăn dặm theo thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi
Cách lựa chọn thực phẩm theo thực đơn ăn dặm BLW cho bé như thế nào?
Cách lựa chọn những thực phẩm cho bé ăn dặm theo thực đơn BLW là một điều không hề dễ dàng. Dưới đây sẽ là một số gợi ý cho bé về những thực phẩm cho thực đơn ăn dặm này của bé nhé.
– Những loại hoa quả chín mềm rất phù hợp: Những loại hoa quả chín mền như chuối, kiwi, dưa hấu, dâu tây,… Đây là những loại hoa quả rất phù hợp cho giai đoạn đầu bé làm quen với ăn dặm BLW.
– Món ăn dễ kiếm mà bổ dưỡng trứng: Trứng là một trong những thực phẩm quen thuộc trong ăn dặm cho bé. Trứng ngoài chứa protein, sắt, canxi,… thì trứng còn hỗ trợ bé trong việc tăng cường trí thông minh, dẻo dai,…
Mẹ có thể chế biến trứng thành những món ăn như trứng chiên, trứng hấp, trứng luộc cho bé ăn ngay khi chín nhé.
– Tôm, cá, hải sản: Những loại thực phẩm này có thể gây dị ứng cho một số bé. Vì thế mẹ hãy cho bé thử một chút xem bé có phản ứng gì hay không rồi mới nên cho bé ăn nhé. Mẹ hãy luộc hoặc hấp những nguyên liệu này lên. Sau đó mẹ nghiền nhuyễn hoặc mẹ xay nhuyễn và tạo thành hình thù đẹp mắt dễ ăn cho bé.
– Bánh mì: Bánh mì nguyên cám, bánh mì lúa mạch đều rất bổ ích cho bé. Vì thế mẹ có thể cắt thành nhứng miếng dàu vừa tay cho bé ăn. Thời gian này bé chưa được ăn gia vị. Vì thế, mẹ có thể làm bơ lạc quét một lớp mỏng lên cho bé ăn. Hoặc mẹ có thể quét một lớp phô mai lên cho bé ăn nhé.
– Súp lơ hay bông cải xanh: Đây là loại rau dễ ăn, nhiều vitamin và khoáng chất, dễ dàng sử dụng cho bé.
Trên đây là một số nguyên liệu gợi ý cho ăn dặm BLW cho bé. Mẹ tham khảo áp dụng nấu cho em bé nhà mình nhé. Mong rằng em bé nhà bạn sẽ có một giai đoạn ăn dặm thật sự vui vẻ.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa