Những mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Đứa trẻ nhỏ xíu vừa mới chào đời đã “bị” đưa đi tiêm phòng. Thấy con khóc gào lên mẹ thương lắm nhưng không biết làm thế nào. Đừng lo mẹ ạ. Trẻ phải chịu đau một chút nhưng đổi lại sức khoẻ của con sau này sẽ được bảo vệ. Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về những mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Contents

Tiêm phòng là gì?

Mẹ có thể hiểu một cách đơn giản tiêm phòng là đưa vắc xin vào cơ thể nhằm giúp trẻ có được hàng rào bảo vệ chống lại các mầm bệnh vi khuẩn, vi rút nhất định. Ví dụ vắc xin lao để phòng lao, vắc xin bại liệt để phòng bệnh bại liệt.

Các vắc xin có bản chất gần giống với tác nhân gây bệnh, sau khi tiêm sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bảo vệ. Kể từ đó, hệ miễn dịch ghi nhớ và luôn trong trạng thái sẵn sàng chống lại mầm bệnh.

Mũi tiêm cho trẻ sơ sinh

Mũi tiêm cho trẻ sơ sinh

Xem thêm Bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ qua thực phẩm nào?

Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm phòng?

Nhìn con khóc vì đau nhiều mẹ không nỡ, nhưng tiêm phòng là rất cần thiết. Tại sao lại như vậy?

Câu trả lời là do trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trong khi các tác nhân gây bệnh thì lúc nào cũng có thể xuất hiện ngoài môi trường. Việc tiêm vắc xin sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nặng, giảm di chứng, và tỷ lệ tử vong.

Theo thống kê của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ khi triển khai tiêm phòng cho trẻ tỷ lệ mắc các bệnh như sởi, bạch hầu, ho gà, lao, viêm gan B,… giảm đáng kể.

Việc tiêm phòng cũng không thể tránh khỏi các phản ứng phụ như sốt, dị ứng, sưng đau tại chỗ tiêm,… Tuy nhiên các phản ứng này thường nhẹ và sẽ tự hết sau 1 thời gian. Do đó, vì lợi ích của trẻ, cha mẹ cần cho con tiêm phòng đầy đủ ngay từ khi mới lọt lòng.

Những mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được tính từ lúc mới sinh ra đến khi được 28 ngày tuổi (hoặc 1 tháng tuổi). Các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ là viêm gan B và BCG phòng lao. Dưới đây là thông tin chi tiết về các mũi tiêm này.

1. Vắc xin phòng Viêm gan B

Viêm gan B là bệnh nguy hiểm do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh lây qua đường máu và có thể dẫn tới biến chứng xơ gan, ung thư gan. Theo ước tính, nước ta có tỷ lệ mắc viêm gan B tương đối cao, khoảng 10-20%. Trong đó, tỷ lệ mang vi rút ở mẹ bầu là 10-16% và ở trẻ là 2-6%.

Người bị viêm gan B ban đầu có thể xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi và chán ăn. Sau đó, da bắt đầu có màu vàng, kèm theo vàng mắt, nước tiểu vàng, phân trắng, gan to và rất mệt mỏi.

Vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin phòng viêm gan B mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu. Đây là cách tốt nhất giúp phòng lây bệnh từ mẹ sang con và lây từ các thành viên khác trong gia đình. Khả năng phòng bệnh khi tiêm sớm lên tới 85-90%.

Trường hợp quên tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu, cha mẹ nên cho trẻ tiêm bù càng sớm càng tốt, muộn nhất là 7 ngày sau sinh. Mũi tiêm này có thể cùng lúc với các loại vắc xin khác mà hiệu quả không bị ảnh hưởng.

Sau mũi viêm gan B đầu tiên, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại 3 mũi cách đó 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng.

Một số phản ứng trẻ có thể gặp sau tiêm vắc xin viêm gan B là sốt, đau tại chỗ tiêm. Sốc phản vệ là tình trạng hiếm gặp hơn, với tỷ lệ khoảng 1/1000.000 – 1/600.000 mũi tiêm. Để đảm bảo an toàn, trẻ cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại nơi tiêm chủng. Sau đó, mẹ cũng cần chú ý các biểu hiện của trẻ xem con có sốt, có đau không. Chườm mát tại chỗ tiêm có thể giúp trẻ thấy thoải mái hơn. Nếu trẻ lười bú, mẹ nên cho trẻ bú thành nhiều lần trong ngày.

Xem thêm ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO BÉ DƯỚI 1 TUỔI CHA MẸ CẦN LÀM GÌ?

2. Vắc xin BCG phòng lao

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam xếp thứ 15 trên tổng số 30 quốc gia có số người mắc bệnh lao cao nhất trên toàn cầu.

Đây là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Chúng có thể lan qua đường hô hấp, nên bệnh tương đối dễ lây. Đặc biệt, khi chung sống cùng môi trường với người bệnh thì nguy cơ mắc lao sẽ cao.

Thời xưa, khi chưa có vắc xin, lao được coi là một bệnh nan y. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên phổi, xương, hạch bạch huyết, não,… và có tỷ lệ tử vong cao.

Ngày nay, với sự có mặt của vắc xin phòng lao, tỷ lệ mắc lao đã giảm đáng kể và các thể biến chứng nặng cũng được hạn chế khoảng 70%.

Vắc xin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh

Vắc xin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nặng từ 2kg trở lên sẽ được tiêm vắc xin phòng lao BCG trong vòng 24h sau sinh. Bộ Y tế khuyến cáo trẻ nên được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt (trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh) để đạt được hiệu quả phòng lao tốt nhất. Vắc xin BCG chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất, không cần nhắc lại, là đã có tác dụng bảo vệ lâu dài.

Xem thêm THỰC PHẨM NHIỀU KẼM NÀO MẸ NÊN CHẾ BIẾN CHO CON ĂN MỖI NGÀY

Ngoại lệ một số trường hợp đặc biệt phải hoãn tiêm là khi trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp, sốt cao, bị suy giảm miễn dịch nặng, bị bệnh ngoài da rộng, hoặc trẻ suy dinh dưỡng nặng, thiếu cân (dưới 2kg). Với những trẻ sinh non, tùy thuộc vào thể trạng mà quyết định tiêm vắc xin cho trẻ sớm nhất có thể.

Giống như các vắc xin khác, BCG cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Các phản ứng hay gặp như trẻ bị sốt, biếng ăn, hạch ở hõm nách bên cánh tay tiêm thuốc sưng lên, vị trí tiêm có quầng đỏ, loét và hình thành sẹo. Đây là những biểu hiện bình thường, xuất hiện khi trẻ đã có đáp ứng miễn dịch. Để giảm bớt các ảnh hưởng này, cha mẹ cần chú ý bế trẻ tránh chạm vào chỗ tiêm, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, tăng số lần bú trong ngày.

Trong trường hợp trẻ sốt cao, rất mệt mỏi, co giật, da tím tái,… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất đề xử trí kịp thời.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi

Ngoài 2 mũi tiêm trong độ tuổi sơ sinh được trình bày ở trên, trẻ sẽ được tiêm phòng các bệnh lý khác như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm phổi, viêm màng não,… Dưới đây là thời điểm tiêm chủng chi tiết cho trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi.

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO TRẺ TỪ 0-1 TUỔI
Vắc xin Tháng
Sơ sinh 2 3 4 6 7 8 9 10-11 12
Lao x
Viêm gan B x x x x
Bạch hầu, ho gà, uốn ván x x x
Bại liệt x x x
Viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib x x x
Tiêu chảy do Rota virus – Phác đồ 2 hoặc 3 liều, mỗi liều cách nhau tối thiểu 1 tháng
Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn x x x x
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn B, C x x
Cúm Phác đồ tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng cho lần tiêm đầu tiên. Tiêm nhắc lại 1 liều mỗi năm.
Sởi x
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A, C, W, Y x x
Sởi, quai bị, rubella x

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.