Mẹ có bé đang ở độ tuổi 1 tuổi đang lúng túng không biết sắp xếp lịch sinh hoạt cho con mình như thế nào cho đúng và hợp lý. Để sắp xếp được thời gian biểu cho bé 1 tuổi không quá khó nhưng cũng không hề đơn giản. Vì mỗi bé có một lịch sinh hoạt cũng như thời gian ăn ngủ khác nhau. Vì thế bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản để bạn có thể tự tạo nên thời khóa biểu cho em bé nhà mình nhé.
Contents
1. Tác dụng của việc thiết lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi
Tác dụng của việc lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi
Nhiều mẹ nghĩ rằng bé 1 tuổi còn quá nhỏ để có thể thực hiện theo 1 lịch sinh hoạt cụ thể nào đó. Thế thì có thể mẹ đã và đang nhầm lẫn. Việc tập thành 1 thói quen không phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Mà việc này phụ thuộc vào độ kiên trì của mẹ. Nhiều em bé còn ở độ tuổi nhỏ hơn chỉ có khoảng 9 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi đã được mẹ lên lịch easy cho bé thực hiện rồi.
Vậy việc thiết lập lịch sinh hoạt thay thời gian biểu cho bé 1 tuổi có tác dụng rất quan trọng. Ngoài việc giúp bé sinh hoạt theo một nếp sinh hoạt cố định và khoa học thì còn giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Chăn con không phải là một cuộc chiến mà là một quá trình.
2. Đặc điểm sinh hoạt của bé để thiếu lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi chính xác hiệu quả
Đặc điểm sinh hoạt để lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi chính xác
Bé 1 tuổi thường có những đặc điểm như thế nào?
– Bé 1 tuổi sẽ nặng hơn khoảng gấp 3 lần khi bé mới sinh
– Trung bình 1 em bé 1 tuổi sẽ cao khoảng 75cm tùy từng bé và đặc điểm di truyền từ bố mẹ.
– Bé 1 tuổi sẽ bắt chước những hành động của người lớn tốt hơn giai đoạn trước
– Bé 1 tuổi sẽ ăn nhiều hơn độ tuổi trước nên bố mẹ cần quan tâm đến bữa ăn của con nhiều hơn nhé.
– Em bé bắt đầu chập chững biết đi. Những bước đi đầu tiên là thay đổi về sinh lý có thể khiến bé biếng ăn.
Nguyên tắc khi áp dụng thời gian biểu cho bé 1 tuổi
– Bé có thể tự ngồi được và xoay thoải mái theo ý bé muốn
– Bé bắt đầu bập bẹ biết nói những câu nói đơn giản đầu tiên như gọi Ba hay gọi Mẹ, Ông, Bà những từ đơn
– Trí não bé bắt đầu phát triển toàn diện hơn, bé bắt đầu hiểu những lời người lớn nói đối với mình.
3. Những vai trò của việc thiết lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi
Vai trò của việc thiết lập thời gian biểu cho bé 1 tuổi
Tất cả những lịch ăn hay ngủ của bố mẹ thiết lập cho con mình đều có mục đích và vai trò riêng. Vậy việc chăm sóc bé 1 tuổi sẽ có những điểm khó khăn hơn rất nhiều so với những độ tuổi trước đó.
– Khi mẹ tạo lập cho con 1 thời gian biểu sinh hoạt hợp lý sẽ hỗ trợ bé phát triển một cách toàn diện hơn.
– Việc mẹ thiết lập thời gian biểu cho bé sẽ làm bé có một lịch sinh hoạt cụ thể. Điều này giúp bé sinh hoạt một cách điều độ hơn. Đồng hồ sinh học của em bé sẽ ổn định hạn chế được việc đói khi bé chơi hay ngủ không đúng giờ.
– Tạo lập cho bé một nếp sinh hoạt điều độ và kỉ luật ngay từ bé. Sau này lớn lên những công việc của bé cũng sẽ rất kỉ luật không làm theo ý thích.
– Khi bé sinh hoạt điều độ mẹ cũng có thời gian dành cho bản thân mình hơn. Bố mẹ có thể sắp xếp thời gian làm những việc khác khi bé đi ngủ.
4. Nguyên tắc khi áp dụng thời gian biểu cho bé 1 tuổi
Một số nguyên tắc dưới đây nếu mẹ áp dụng được sẽ khiến lịch sinh hoạt của em bé rất thành công
– Thời gian này là thời gian bé sẽ học hay bắt chước những thứ xung quanh rất nhanh. Mẹ học cách không thỏa hiệp hay dung túng mỗi khi bé quấy khóc. Vì vậy mỗi khi bé khóc mẹ hãy để bé tự khóc không nên thỏa hiệp làm theo ý bé thì những lần sau sẽ rất khó rèn nếp sinh hoạt cho bé.
– Không sử dụng bạo lực với con. Khi bé khóc có thể mẹ rất bực mình và muốn đánh con. Nhưng việc này là không nên vì nếu mẹ làm thế sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ sau này.
– Khi trẻ đến độ tuổi 1 tuổi thì mẹ bắt đầu phải đi làm lại. Sẽ không có thời gian để theo sát con cũng như thực hiện theo thời gian biểu 100%. Chính vì vậy mẹ có thể thay đổi một chút cho phù hợp với cả con cũng như mẹ nhé.
5. Thời gian biểu cho bé 1 tuổi mẫu cho mẹ có thể áp dụng cho em bé
Mẫu thời gian biểu cho bé 1 tuổi mẹ áp dụng cho bé
5.1 Buổi sáng trong thời gian biểu cho bé 1 tuổi
– 6 giờ đến 7 giờ: Bé thức dậy mẹ bắt đầu thực hiện công việc của 1 ngày. Bắt đầu thay bỉm cho bé đi vệ sinh và vệ sinh cá nhân cho bé như rửa mặt, cho bé vệ sinh răng miệng và có thể thay đồ cho bé.
– 7 đến 8 giờ sáng: Ăn sáng, mẹ có thể chuẩn bị cho bé những bữa ăn từ khi bé chưa dậy. Nấu cho bé những bữa ăn nhẹ như nui hay cháo hoặc cơm nát cho bé ăn nhé. Buổi sáng nên cho bé ăn những món có nước để bé có thể dễ ăn hơn. Nên cho bé ngồi ăn vào bàn ăn của bé một cách nghiêm túc. Chỉ nên cho bé ăn trong vòng 30 phút thôi.
Sau khi bé ăn xong mẹ chờ khoảng 30 phút sau cho bé uống 1 cốc sữa ấm nhỏ nhé.
– Từ 8 giờ đến 9 giờ sáng là thời gian cơm bắt đầu xuôi thì mẹ cho bé hoạt động thể chất. Đây là hoạt động không thể thiếu cho bé. Hoạt động thể chất giúp chuyển hóa của bé được tăng cường. Mẹ có thể đưa bé ra ngoài chơi hoặc nếu không thể ra ngoài chơi mẹ và bé có thể chơi hoặc tập một vài động tác thể dục với nhau ở trong nhà.
– 9 giờ đến 10 giờ sáng: Bé sẽ có thể tự ngồi chơi được mẹ có thể làm những việc khác như giặt đồ hoặc nấu cơm trưa. Lúc này mẹ có thể cho bé chơi với đồ chơi của mình. Mẹ chỉ cần ngó qua xem con có đang chơi ngoan hay có gặp vấn đề khó khăn gì không có thể giúp đỡ bé nhé.
– 10 giờ đến 10 giờ 30 phút sáng: Em bé bắt đầu bước vào thời gian ngủ buổi sáng. Với bé 1 tuổi trở lên thì giấc ngủ ban ngày của bé khá ngắn chỉ kéo dài khoảng 30 – 45 phút thôi.
– 10 giờ 30 đến 11 giờ 30 sau khi bé thức dậy có thể còn ngái ngủ. Chưa muốn ăn luôn. Nhiều mẹ hay sắp xếp thời gian ăn cho bé vào thời gian này là không nên nhé. Sau khi bé thức dậy mẹ nên chơi cùng bé những trò chơi đơn giản như xếp hình, vẽ tranh hoặc đọc truyện cho bé nghe.
– Từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 30 bé bắt đầu được mẹ cho ăn trưa. Mẹ lưu ý để bé ngồi vào ghế ăn nghiêm túc. Và có thể để bé tự ăn nếu bé không biếng ăn mẹ nhé. Điều này sẽ học cho con tính cách tự lập khi còn rất nhỏ đấy
5.2 Buổi chiều trong thời gian biểu cho bé 1 tuổi
– 12 giờ 30 đến 2 giờ chiều mẹ cho bé ngủ trưa. Mẹ nên cho bé ngủ từ 1 giờ chiều vì lúc này cách bữa trưa của con khoảng 30 phút bé sẽ tiêu bớt cơm. Giấc ngủ trưa của bé cũng chỉ nên kéo dài khoảng 1 tiếng thôi để đảm bảo tối bé sẽ không thức muộn mẹ nhé.
– 2 giờ đến 3 giờ chiều: Mẹ cho bé ăn bữa phụ những món ăn nhẹ. Mẹ có thể cho bé ăn những món như sữa chua, hoa quả, hay pudding,… Những món này nhiều bé vô cùng thích ăn. Ngoài ra còn cung cấp vitamin và khoáng chất cho bé mẹ nhé.
– 3 giờ đến 5 giờ chiều cho bé hoạt động tự do. Cho bé chơi cùng những bạn bè của bé hoặc chơi đồ chơi trong nhà tùy ý thích của bé.
– Từ 5 giờ đến 6 giờ chiều mẹ cho bé tắm rửa và vệ sinh cá nhân.
5.3 Buổi tối của thời gian biểu cho bé 1 tuổi
– 6 giờ đến 7 giờ tối bé được mẹ cho ăn bữa tối. Mẹ vẫn áp dụng như bữa sáng và trưa, Cho bé ngồi vào bàn ăn hoặc ăn chung với gia đình. Tuyệt đối không cho bé vừa xem ti vi vừa ăn tối.
– 7 giờ tối trở đi: Từ thời gian này bé bắt đầu được cho ngủ ban đêm. Giấc ngủ của bé sẽ kéo dài từ 7 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau.
Trên đây là lịch sinh hoạt tham khảo cho bé 1 tuổi. Mẹ có thể tham khảo áp dụng cho bé nhà mình nhé.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa