Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bé suy dinh dưỡng nặng

Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, tình trạng đói ăn cũng không còn thấy xuất hiện nhiều. Cũng chính vì thế, mọi người thường nghĩ rằng tình trạng trẻ suy dinh dưỡng rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Khi bé bị suy dinh dưỡng nặng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho mẹ dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bé suy dinh dưỡng nặng.

Contents

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng xảy ra khi cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho các cơ quan hoạt động bình thường. Suy dinh dưỡng có thể làm trẻ chậm phát triển. Các hoạt động thể lực cũng kém hơn những đứa trẻ khác. 

Suy dinh dưỡng ở mức độ nặng hơn còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, trẻ chậm hiểu, tiếp thu kém, sức đề kháng suy giảm làm trẻ dễ mắc bệnh hơn, một số trường hợp có thể để lại biến chứng suốt đời.

Hiện nay, phân loại trẻ suy dinh dưỡng trên theo Tổ chức y tế Thế giới WHO (1981) thường được áp dụng phổ biến trong cộng đồng. Cách này sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi, dựa vào độ lệch chuẩn (SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Centre of Health Statistics). Từ đó, suy dinh dưỡng được chia thành 3 cấp độ:

Trẻ suy dinh dưỡng độ I

Trẻ có cân nặng dưới -2SD đến -3SD tương đương với cân nặng còn 70-80% so với trẻ bình thường. Trẻ không có dấu hiệu biếng ăn, không rối loạn tiêu hóa. Do đó tình trạng trẻ suy dinh dưỡng ở cấp độ này vẫn chưa có gì đáng lo. Trong trường hợp này, bố mẹ chỉ cần chú trọng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Trẻ suy dinh dưỡng độ II

Trẻ có cân nặng dưới -3SD đến -4SD tương đương với cân nặng còn 60-70% so với trẻ bình thường. Ở cấp độ này, trẻ thường còi cọc, có thể bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn, chậm tăng cân. Với trường hợp này, bố mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà thông qua chế độ ăn. Và chăm sóc cẩn thận.

Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ III

Trẻ có cân nặng dưới – 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với trẻ bình thường. Tình trạng của trẻ ở cấp độ này rất nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Bố mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà cho trẻ trong trường hợp này. Mà phải đưa con đến trung tâm y tế hoặc trung tâm dinh dưỡng ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Đối với bào thai

Suy dinh dưỡng nhẹ: chiều dài bình thường và cân nặng giảm ít 

Suy dinh dưỡng vừa: giảm cân nặng và chiều dài

Suy dinh dưỡng nặng: giảm cả cân nặng, chiều dài, vòng đầu 

Phân loại trẻ suy dinh dưỡng dựa vào chỉ tiêu cân nặng theo tuổi
Phân loại trẻ suy dinh dưỡng dựa vào chỉ tiêu cân nặng theo tuổi

Phân loại trẻ suy dinh dưỡng dựa vào chỉ tiêu cân nặng theo tuổi

Những dấu hiệu cho thấy bé bị suy dinh dưỡng nặng

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, có thể dễ dàng nhận thấy nhờ các biểu hiện bên ngoài cơ thể trẻ. Cụ thể:

  • Trẻ biếng ăn, ăn ít, hay bị rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân, sụt cân
  • Trẻ gầy gò, mất hết lớp mỡ dưới da bụng
  • Da xanh xao, tóc dễ gãy rụng
  • Trẻ ít vận động, vui chơi, trí não chậm phát triển

Những dấu hiệu cho thấy bé bị suy dinh dưỡng nặng:

  •  Thể phù (Kwashiorkor)

Trẻ bị sụt cân nghiêm trọng dù cơ thể bị phù. Bé phù chân đến mặt sau đó phù toàn thân (phù trắng mềm và ấn lõm), da khô. Xuất hiện những chấm đỏ lâu dần thành đám màu nâu trên da, dễ bị loét và nhiễm trùng. Bé trở nên biếng ăn, thường xuyên quấy khóc, không thích vui chơi, đi ngoài phân sống hoặc lỏng.

  • Thể gầy đét (Marasmus)

Trẻ thường gầy gò, mặt mũi, da dẻ nhăn nheo. Tình trạng tiêu chảy xảy ra thường xuyên, ăn ít, cơ thể suy nhược, tinh thần chán nản, mệt mỏi,…

  • Thể phối hợp (Marasmus – Kwashiorkor)

Thể phối hợp có biểu hiện kết hợp giữa thể phù và thể gầy đét. Nghĩa là trẻ có cơ thể gầy đét nhưng lại bị phù nặng. Trẻ có biểu hiện như biếng ăn, rối loạn tiêu hóa.

Những dấu hiệu cho thấy bé bị suy dinh dưỡng nặng
Những dấu hiệu cho thấy bé bị suy dinh dưỡng nặng

Những dấu hiệu cho thấy bé bị suy dinh dưỡng nặng

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bé suy dinh dưỡng nặng:

  • Hệ miễn dịch suy giảm nặng nề. Làm bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, tai giữa, nhiễm khuẩn ngoài da,…
  • Thiếu máu mức độ trung bình hoặc nhược sắc
  • Thiếu vitamin A có thể gây mù lòa vĩnh viễn
  • Các cơ quan đều bị tổn thương nghiêm trọng: chức năng gan bị thoái hóa, các tế bào tuyến tụy bị teo, teo cơ tim dẫn đến suy tim. Vi nhung mao ở ruột non bị mất chức năng, enzym tiêu hóa giảm. Từ đó làm giảm hấp thu dinh dưỡng ở trẻ làm cho tình trạng suy dinh dưỡng càng trở nên nặng hơn
  • Bé phát triển thể chất chậm, còi xương, trí nhớ kém
  • Có nguy cơ dẫn đến tử vong

Tuy hiện nay suy dinh dưỡng nặng rất hiếm gặp nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu thấy bé có những biểu hiện trên, nên đưa trẻ tới ngay trung tâm dinh dưỡng để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bé suy dinh dưỡng nặng nên được điều trị như thế nào?

Điều trị cho bé bị suy dinh dưỡng nặng là việc vô cùng cấp thiết. Các phương pháp điều trị cho bé suy dinh dưỡng nặng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ suy dinh dưỡng của trẻ.

Bổ sung nước và điện giải

Bé suy dinh dưỡng nặng thường bị tiêu chảy, nôn trớ. Do đó cần phải bù nước và điện giải kịp thời cho trẻ. Cho bé uống Oresol khi bé mất nước nhẹ hoặc trung bình. Nếu chưa thấy cải thiện, bé vẫn tiêu chảy nặng thì truyền dung dịch Ringer lactat cho tới khi hết dấu hiệu mất nước. 

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Bé bị suy dinh dưỡng nặng cần phải chú trọng bổ sung vitamin và khoáng chất để cân bằng lại lượng thiếu hụt trong cơ thể. Đặc biệt là vitamin A, do một trong những biến chứng của suy dinh dưỡng nặng khi thiếu vitamin A là gây tổn thương mắt có thể dẫn đến mù lòa. Bổ sung các khoáng chất cho bé như kali, kẽm, canxi,… thông qua chế độ ăn hoặc viên uống.

Chú ý bổ sung Vitamin A cho bé suy dinh dưỡng nặng
Chú ý bổ sung Vitamin A cho bé suy dinh dưỡng nặng

Chú ý bổ sung Vitamin A cho bé suy dinh dưỡng nặng

Cách cho bé ăn

Trong trường hợp trẻ không thể ăn hay chán ăn có thể bơm thức ăn cho trẻ bằng cách sử dụng ống thông hoặc nhỏ giọt dạ dày.

Với những trẻ không mất nước hoặc mất nước đã phục hồi, nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, thức ăn từ dạng lỏng đến đặc. Tăng dần lượng calo và thức ăn mỗi ngày, thay đổi các món ăn đa dạng để trẻ ăn ngon miệng hơn. Thức ăn bổ sung hàng ngày cho trẻ nên bao gồm: bột ngũ cốc, cháo, dầu, thịt, cá, dầu, nước trái cây,…

Nếu bé chưa cai sữa thì thức ăn tốt nhất vẫn là sữa mẹ. Mẹ nên đi khám để biết được trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết hay không. Khi phát hiện thiếu chất gì thì có thể bổ sung kịp thời. 

Với trường hợp mẹ thiếu hoặc không có sữa, có thể cho trẻ dùng sữa công thức hoặc sữa đậu nành để thay thế (chú ý cần có sự hướng dẫn của bác sĩ khi dùng sữa đậu nành). Nên bón cho trẻ ăn bằng thìa, không cho trẻ bú bình.

Chăm sóc da cho bé

Với những bé suy dinh dưỡng nặng bị phù, da lở loét có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Vậy nên các mẹ phải chú ý vệ sinh da bé sạch sẽ, bôi thuốc cho bé theo chỉ định của bác sĩ.

Chống thiếu máu, chống nhiễm khuẩn, chống hạ đường huyết

Trong thời gian điều trị bệnh, việc chống thiếu máu, chống nhiễm khuẩn, chống hạ đường huyết cho trẻ cũng là điều vô cùng quan trọng. Có thể cho bé suy dinh dưỡng nặng truyền máu, bổ sung sắt bằng cách uống viên sắt; uống kháng sinh và tiêm tĩnh mạch glucose khi trẻ có dấu hiệu của hạ đường huyết (co giật, hôn mê). Bé bị hạ thân nhiệt về đêm (thường đi kèm với hạ đường huyết) các mẹ nên nằm gần con và ủ ấm.

Bé suy dinh dưỡng nặng rất nguy hiểm và có thể để lại biến chứng sức khỏe về lâu dài cho bé. Vì vậy, khi nhận thấy bé có những dấu hiệu suy dinh dưỡng nặng. Bố mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Xem thêm:

Trẻ bị còi xương uống thuốc gì? Tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng

Trẻ bỏ ăn phải làm sao? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Khám dinh dưỡng cho bé ở Hà Nội chuyên gia gợi ý cho bạn địa chỉ nào

Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn giải đáp gọi ngay hotline từ thầy thuốc Lê Minh Tuấn 0912313131 hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.