Trong mỗi giai đoạn trưởng thành của trẻ, một trong những vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu chính là cải thiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ được phát triển toàn diện nhất về cả thể chất và tinh thần. Vậy cha mẹ cần lưu ý gì khi xây dựng một chế độ ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, giúp duy trì hệ miễn dịch cho bé khỏe mạnh? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Hệ miễn dịch quan trọng với trẻ nhỏ ra sao?
Hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ cũng như người lớn bao gồm các miễn dịch bẩm sinh có sẵn, các miễn dịch thu được khi đáp ứng với các tác nhân từ bên ngoài môi trường, và miễn dịch thụ động thu được khi trẻ tiếp nhận kháng thể từ sữa mẹ.
CÁC LOẠI THỰC PHẨM TĂNG HỆ MIỄN DỊCH CHO BÉ MẸ CẦN BIẾT
Hệ miễn dịch được ví như hàng rào bảo vệ tự nhiên đặc biệt quan trọng của cơ thể, đảm nhận nhiệm vụ ngăn cản và hạn chế các tác động bất lợi từ môi trường ngoài xâm nhập như virus, vi khuẩn, khói bụi ô nhiễm hoặc hóa chất độc hại,…
Khi chức năng hệ miễn dịch suy yếu do các nguyên nhân khác nhau, nguy cơ trẻ nhỏ phải đối diện với các vấn đề sức khỏe sẽ cao hơn:
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất sức khi trẻ vận động.
- Tinh thần ủ rũ, hay khóc, cáu gắt.
- Trẻ dễ bị ốm vặt, dễ cảm cúm, mắc các bệnh đường hô hấp, đặc biệt khi giao mùa.
- Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, các vết thương chậm hồi phục.
- Tiêu hóa thức ăn kém, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, thấp còi.
Chính vì thế, việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu qua chế độ ăn hàng ngày là cần thiết, giúp trẻ hoàn thiện chức năng hệ miễn dịch và phát triển khỏe mạnh.
Cho bé ăn gì để tăng hệ miễn dịch?
Các nhóm chất thiết yếu cho hệ miễn dịch trẻ khỏe mạnh bao gồm:
1. Protein
Protein là thành phần tham gia cấu tạo tế bào, các mô cơ thể, tham gia vào các đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các kháng nguyên từ bên ngoài môi trường. Cơ thể thiếu hụt protein khiến cho sự hình thành kháng thể suy giảm, làm khả năng diệt khuẩn, diệt virus giảm sút. Thực phẩm chứa hàm lượng cao protein được khuyến cáo sử dụng cho trẻ như cá, thịt gia cầm, các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, đậu đỏ, các loại nấm,….
2. Vitamin
- Vitamin A: đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ, giúp tăng cường sức khỏe cho da, mắt, các mô tiêu hóa. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung đủ vitamin A cho trẻ giúp làm giảm nguy cơ trẻ mắc phải các bệnh lý đường hô hấp đặc biệt khi giao mùa. Vitamin A được tìm thấy nhiều trong gấc, rau dền, cà rốt,…
- Vitamin nhóm B: có liên quan đến quá trình tổng hợp tế bào tham gia chức năng miễn dịch, bao gồm cả dịch thể và các tế bào trung gian. Các vitamin nhóm B có thể được bổ sung thông qua các dạng ngũ cốc, cám gạo hoặc mầm lúa mì,…
- Vitamin C: được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên nhờ làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu, hạn chế tác động của các gốc tự do. Vitamin C có nhiều trong các trái cây họ cam.
- Vitamin E: khi kết hợp cùng vitamin C giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể, có hàm lượng cao trong các loại bông cải xanh, rau mầm, giá đỗ, hạnh nhân.
3. Nguyên tố vi lượng
- Sắt và kẽm: giúp duy trì năng lượng của cơ thể, hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch nhờ liên quan đến việc hình thành và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Nhóm thực phẩm giàu sắt và kẽm có thể kể tới như lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản,…
- Selen: thiếu selen có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng do ức chế hoạt động của tuyến ức và bạch cầu. Bên cạnh đó, selen trong rau bina, đậu, vừng, cá hồi,… còn có tác dụng kích thích chức năng giải độc của cơ thể.
4. Omega-3
Omega 3 là một dạng acid béo trong cơ thể, có tác dụng chống viêm và cải thiện chức năng miễn dịch cho bé, giúp hạn chế xuất hiện cảm lạnh thông thường. Omega 3 có nhiều trong các loại cá biển, bánh mì, hạt đậu phộng hay một số loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ.
Các loại thực phẩm tăng hệ miễn dịch cho bé
1. Các loại hạt
- Hạt hạnh nhân: Thành phần trong hạt hạnh nhân gồm vitamin E và mangan, giúp các tế bào diệt tự nhiên của cơ thể hoạt động ổn định, nâng cao khả năng miễn dịch. Các món ăn phổ biến từ hạt hạnh nhân gồm có cháo hạt, sữa hạt cho trẻ dưới 2 tuổi, hoặc chè hạnh nhân dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
- Các loại hạt khác như hạt hướng dương, hạt bí cũng đóng vai trò quan trọng cho hệ miễn dịch của bé, giúp bổ sung acid béo, vitamin E và kẽm, có thể chế biến dưới dạng thức ăn nhẹ hoặc xay nhuyễn cùng các món khác để tăng hương vị.
2. Bông cải xanh – Súp lơ xanh
Thành phần dinh dưỡng trong bông cải xanh rất đa dạng, gồm các vitamin A, vitamin C và vitamin E; các chất xơ và nhiều thành phần khác có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, giúp bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, kích thích hấp thu các vi chất hiệu quả. Bông cải xanh có thể dùng luộc hoặc nghiền cùng các loại rau củ khác để nấu cháo, tùy theo sở thích và độ tuổi của trẻ.
3. Khoai lang
Trong khoai lang có chứa nhiều tinh bột, Beta carotene và vitamin C, giúp tăng cường thể chất, cải thiện chức năng của các tế bào diệt tự nhiên trong cơ thể, tăng số lượng bạch cầu, từ đó cải thiện sức đề kháng.
Khoai lang khi chế biến cho trẻ nên được nấu chín nhừ sau đó nghiền mịn, nấu cháo hoặc làm bánh để đổi khẩu vị hàng ngày cho bé.
4. Cá hồi
Cá hồi giàu Omega 3, các loại vitamin nhóm B, E, chứa hàm lượng kẽm và sắt cao, bên cạnh tác dụng hỗ trợ phát triển não bộ của bé, còn giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp trên trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể chế biến cá hồi theo nhiều cách khác nhau để thay đổi bữa ăn, giúp tăng cảm giác ngon miệng cho bé như: nấu cháo cá hồi cùng bí đỏ hoặc khoai; áp chảo cá hồi hoặc làm ruốc cá,…
5. Trứng
Trứng là một dạng thực phẩm rất dễ ăn và có thể chế biến dễ dàng theo nhiều cách khác nhau. Trong trứng chứa nhiều vitamin D, các vi chất như canxi, selen, phosphat cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch. Cha mẹ có thể cho bé ăn trứng luộc, trứng chiên hoặc hấp, cũng có thể nấu cháo hoặc kết hợp trong bữa sáng cho bé độ tuổi khác nhau.
6. Rau bina
Rau bina hay còn có các tên gọi khác là cải bó xôi, rau chân vịt: chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao như vitamin A giúp tăng cường thị lực, các khoáng chất như sắt, calci, kali, magnesi cho sự phát triển toàn diện của não bộ và chức năng miễn dịch, giúp phát triển xương,…
Rau bina có thể sử dụng cho trẻ ngay trong giai đoạn ăn dặm, dùng nấu cháo thịt hoặc nấu canh, thay đổi thành các món ăn hấp dẫn cho trẻ nhỏ.
7. Yến mạch
Hàm lượng cao beta glucan, mangan, sắt, kẽm trong yến mạch giúp hạn chế các nhiễm trùng cho bé khi tiếp xúc với môi trường ngoài, giúp các vết thương chóng lành. Yến mạch thường được dùng nấu cháo cùng thịt heo, thịt bò, các loại rau củ hoặc được trộn trực tiếp với sữa dùng cho bé.
8. Thịt gà
Là thực phẩm chứa nhiều protein, giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động của trẻ, cung cấp vitamin B6 cho hình thành các tế bào máu. Đối với trẻ nhỏ, thịt gà nên được xay nhuyễn để quá trình tiêu hóa của trẻ được dễ dàng hơn.
9. Các loại trái cây
Các loại quả mọng được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn cho bé giúp bổ sung các vi chất cần thiết, hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả nhờ thành phần giàu vitamin, các chất chống oxy hóa, bao gồm:
- Chuối
- Việt quất, mâm xôi, dâu tây
- Cam, quýt, bưởi
- Nho, Kiwi
- Táo
Cha mẹ cũng có thể dễ dàng chế biến các loại quả này tùy theo sở thích của trẻ: có thể dùng làm bánh, làm salad hoa quả hoặc cho trẻ dùng dưới dạng sinh tố, nước ép.
10. Sữa chua
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích trẻ tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Sữa chua có thể kết hợp cùng các dạng ngũ cốc, hoa quả để trẻ thay đổi hàng ngày.
Một số lưu ý cho cha mẹ để tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Bên cạnh các giải pháp dinh dưỡng, để trẻ có được hệ miễn dịch khỏe mạnh nhất, cha mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh cho trẻ: ngủ đủ giấc, vận động hoặc tập thể dục hàng ngày
- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, đặc biệt khi trẻ sinh hoạt trong môi trường tập thể như trong lớp học, để hạn chế tác động của vi khuẩn, virus từ các vật dụng dùng chung.
- Cha mẹ cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bằng cách sử dụng các chế phẩm Probiotics chứa hàm lượng cao các lợi khuẩn và vi chất, phù hợp với từng độ tuổi trẻ để tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài các loại thực phẩm trên, cha mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm có tác dụng nâng cao miễn dịch cho bé như: men vi sinh, siro tăng cường đề kháng, sữa,…
Men vi sinh của Nhật Amano Enzym Gold tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Men vi sinh của Nhật Amano Enzym Gold là sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ Enzym số 1 Nhật Bản. Với sự kết hợp độc đáo giữa enzym tiêu hóa và bào tử lợi khuẩn trong cùng một sản phẩm, Amano Enzym Gold có tác dụng hiệu quả trong điều trị tình trạng biếng ăn, làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ăn uống không ngon, hấp thu kém ở trẻ. Đồng thời, các lợi khuẩn đường ruột cùng với vitamin và khoáng chất thiết yếu có vai trò kích thích cơ thể sản xuất kháng thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tăng khả năng chống chịu của cơ thể trước các yếu tố bất lợi từ môi trường.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa