Cách xì hơi khi đầy bụng cho trẻ, trẻ bị đầy bụng nên uống nước gì?

Trẻ nhỏ là đối tượng rất hay gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến đường tiêu hóa, có thể kể đến như tiêu chảy, táo bón, đau bụng hay đầy hơi, chướng bụng. Tình trạng này hầu như xuất hiện ở mức độ nhẹ, có thể khắc phục nhanh chóng chỉ trong vài ngày đến vài tuần, tuy nhiên cũng có một số trường hợp diễn biến nghiêm trọng hơn do cha mẹ không kịp thời phát hiện. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về một số cách xì hơi khi bị đầy bụng cho trẻ và khi trẻ bị đầy bụng nên uống nước gì?  

Contents

Đầy hơi, đầy bụng ở trẻ nhỏ là gì?

Bị đầy bụng ở trẻ nhỏ là một trong các triệu chứng bắt nguồn từ nguyên nhân hệ tiêu hóa của bé chưa có khả năng hoạt động đầy đủ và hoàn chỉnh như người lớn. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng quan sát và nhận thấy tình trạng này thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ sơ sinh quấy khóc sau khi ăn, từ chối bú mẹ do cơ thể ậm ạch khó chịu
  • Trẻ nhỏ sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ nhưng bận vẫn căng tròn, chướng khí, vỗ nhẹ nghe thấy âm thanh như tiếng gõ trống.
  • Sau ăn bé bị ợ hơi, ợ chua hoặc trớ, nôn mửa ra thức ăn, nấc cụt.
  • Bé không xì hơi được như bình thường, đi ngoài bị táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé hay bị đầy chướng bụng cũng rất đa dạng, bao gồm:

  • Trẻ khi bú nuốt phải quá nhiều không khí do bú sai tư thế, cha mẹ cho bé bú bình nhưng không đảm bảo nghiêng bình đúng để sữa tràn cổ bình. Bên cạnh đó, việc bé hay khóc cũng khiến cho lượng không khí đi vào nhiều hơn, bé dễ bị đầy hơi hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp của mẹ trong thời gian cho con bú cũng có thể gây ra tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh, có thể lấy ví dụ một số trường hợp như: mẹ sử dụng các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm dễ sinh đầy hơi như cải bắp, súp lơ, yến mạch,…
  • Do sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn của bé: thường trong giai đoạn bé từ 6 tháng tuổi, cha mẹ đã bắt đầu cho bé làm quen dần với thực đơn ăn dặm để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa kịp thích ứng với thức ăn có thể chất cứng, đặc hơn sữa nên hiệu quả tiêu hóa thức ăn của bé còn chậm, bé sau khi ăn dễ bị đầy bụng, khó tiêu.

Cách xì hơi khi đầy bụng cho trẻ, trẻ bị đầy bụng nên uống nước gì?

  • Cơ thể trẻ thiếu men tiêu hóa thức ăn, không dung nạp lactose hoặc dị ứng với protein trong sữa do bẩm sinh hoặc do một số nguyên nhân thứ phát cũng khiến cho thức ăn tích lũy trong dạ dày mà không được phân giải để hấp thu, gây ra tình trạng căng chướng bụng, khó chịu ở trẻ.
  • Cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa, hoặc điều chỉnh khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần nhau khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, không kịp tiêu hóa thức ăn. Hậu quả của tình trạng này là trẻ dễ bị đầy bụng, thường bị nôn, khó tiêu, một số trường hợp kèm theo ợ chua.
  • Do một số bệnh lý mà trẻ đang gặp phải như hội chứng kích thích ruột, trẻ bị tắc ruột, viêm ruột hoặc táo bón, tiêu chảy, gây khó khăn khi tiêu hóa thức ăn, trẻ dung nạp kém dẫn đến bụng dễ bị đầy chướng, căng tức sau khi ăn.

Đầy hơi, đầy bụng ở trẻ nhỏ là gì?

Đầy hơi, đầy bụng ở trẻ nhỏ là gì?

Gợi ý cho mẹ cách xử trí khi bé bị đầy bụng

1. Cách xì hơi khi bị đầy bụng cho trẻ

Giúp trẻ xì hơi được là một trong những giải pháp có hiệu quả được khuyến khích áp dụng đối với mẹ khi trẻ bị đầy hơi. Cách làm cụ thể như sau: mẹ nên ôm sát bé vào ngực để bé hơi ngả lưng ra phía sau, hoặc mẹ cũng có thể bế bé sao cho cánh tay mẹ đặt ngang trên phía bụng; tay còn lại dùng vuốt lưng của bé để hỗ trợ bé xì hơi.

Cách khác: thực hiện động tác “đạp xe” để giúp bé xì hơi khi đầy bụng: mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường, dùng tay nắm lấy phần chân gần đầu gối của bé, rồi từ từ đẩy một chân lên phía ngực, cân còn lại đẩy xuống phía dưới mô phỏng động tác “đạp xe” bình thường. Sau đó mẹ đổi chân và lặp lại các động tác như trên, việc này sẽ hỗ trợ đẩy khí từ bên trong bụng của bé ra nhanh chóng, giúp bé xì hơi dễ dàng hơn.

Cách xì hơi khi đầy bụng cho trẻ

Cách xì hơi khi đầy bụng cho trẻ

2. Giữ đúng tư thế khi cho bé bú ngăn ngừa đầy bụng

Việc cho bé bú đúng cách, đúng tư thế sẽ giúp làm giảm tình trạng bé nuốt phải quá nhiều không khí khi bú. Mẹ nên chú ý, khi cho trẻ bú luôn cần giữ đầu trẻ ở vị trí cao hơn so với dạ dày, giúp cho sữa di chuyển xuống dạ dày trong khi phần hơi bên trên có thể dễ dàng loại bỏ khi trẻ ợ hơi. Đối với trẻ bú sữa bằng bình hoặc sử dụng sữa pha theo công thức, khi cho trẻ bú, mẹ nên để ý nghiêng bình sữa một góc khoảng 45 – 50 đổ để đảm bảo sữa luôn ngập phần cổ bình và núm vú, tránh tình trạng trẻ nuốt phải khí ở đầu núm bú gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng.

Giữ đúng tư thế khi cho bé bú ngăn ngừa đầy bụng

Giữ đúng tư thế khi cho bé bú ngăn ngừa đầy bụng

3. Massage bụng trẻ để giảm đầy hơi

Cách làm: sau khi bé ăn khoảng 30 phút – 1 giờ, mẹ có thể đặt bé nằm thẳng trên giường, sau đó dùng 2 bàn tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ lên bụng bé, theo hướng từ trong rốn ra phía ngoài bụng. Mẹ có thể dùng thêm tinh dầu massage thích hợp để làm giảm lực ma sát, tránh gây đau trên bụng bé, đồng thời cũng giúp bé thêm dễ chịu, thoải mái hơn sau khi ăn no.

Massage bụng trẻ để giảm đầy hơi

Massage bụng trẻ để giảm đầy hơi

4. Dùng khăn để chườm nóng bụng cho bé giảm cảm giác đầy chướng bụng

Mẹ có thể sử dụng khăn ấm, hoặc các túi chườm nóng đặt lên bụng trẻ để hỗ trợ làm giảm cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng cho bé. Mẹ cũng nên chú ý khăn không được quá nóng để tránh gây bỏng rát da bé, do da bé khá mỏng và tương đối nhạy cảm.

5. Giúp bé ợ hơi đúng cách ngăn ngừa đầy bụng

Bên cạnh động tác hỗ trợ bé xì hơi, việc cho bé ợ hơi sau khi ăn cũng được khuyến khích để ngăn ngừa nguy cơ đầy bụng của bé. Sau khi cho trẻ bú, không nên đặt bé nằm ngay, thay vào đó mẹ nên bế vác bé trên vai mình, cũng có thể cho bé nằm nghiêng sấp, sau đó đỡ lưng và đầu bé, dùng tay vỗ nhẹ vào phần lưng bé đến khi bé ợ hơi. Mẹ có thể thực hiện động tác trên nhiều lần để bé có thể ợ hơi hoàn toàn.

Xem thêm Bé bị đầy hơi chướng bụng cách điều trị từ bác sĩ như thế nào

6. Điều chỉnh cách ăn cho bé tránh đầy bụng

Để giảm nguy cơ đầy bụng cho trẻ sau khi ăn, mẹ nên điều chỉnh khoảng cách giữa các bữa ăn một cách hợp lý, không cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa để giảm gánh nặng trên đường tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn bé đang tập làm quen và chuyển sang chế độ ăn dặm.

Điều chỉnh cách ăn cho bé tránh đầy bụng

Điều chỉnh cách ăn cho bé tránh đầy bụng

Xem thêm Cách chữa cho trẻ bị chướng bụng đầy hơi khó tiêu táo bón nhanh khỏi

Trẻ bị đầy bụng nên uống nước gì?

  • Trước hết, mẹ nên cho bé uống đủ nước hàng ngày, bởi bổ sung thiếu nước cũng khiến hệ tiêu hóa của bé làm việc không hiệu quả, thức ăn chậm tiêu gây đầy bụng.
  • Nước chanh ấm: sau mỗi bữa ăn, mẹ có thể cho bé uống nước chanh khoảng ¼ – ½ quả, sau đó hòa cùng nước ấm và cho thêm một chút đường. Nước chanh có tác dụng hỗ trợ bé tiêu hóa tốt hơn, chữa đầy bụng rất hiệu quả.
  • Nước gừng tươi: là một trong những gia vị có tác dụng làm ấm bụng và cải thiện tiêu hóa rất tốt. mẹ có thể xay nhuyễn gừng tươi, sau đó chắt lấy phần nước và hòa đều cùng với một cốc sữa ấm cho bé uống.
  • Các loại nước ép hoa quả giàu vitamin C như nước cam, nước ép bưởi cũng được khuyến khích cho bé uống để đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa của bé.
  • Cho bé uống sữa chua: giúp bổ sung lợi khuẩn, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa cho bé. Ngoài ra thì sữa chua cũng có nhiều hương vị đa dạng, phù hợp với sở thích của trẻ.

Trẻ bị đầy bụng nên uống nước gì?

Trẻ bị đầy bụng nên uống nước gì?

Xem thêm Chướng bụng đầy hơi phải làm thế nào? Giải pháp cho trẻ tiêu hóa kém.

Bên cạnh các loại nước kể trên, mẹ cũng có thể tham khảo một số dòng sản phẩm hỗ trợ bé tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng hiện có trên thị trường. Men vi sinh Amano Enzym Gold chứa lợi khuẩn, enzym tiêu hóa cùng các vi khoáng cần thiết, hỗ trợ bé cải thiện nhanh tình trạng đầy chướng bụng, khó tiêu và các rối loạn tiêu hóa khác như tiêu chảy, táo bón.

Men vi sinh Amano Enzym Gold cho trẻ bị đầy bụng

Men vi sinh Amano Enzym Gold cho trẻ bị đầy bụng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đầy hơi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Ba mẹ nên chú trọng thực đơn dinh dưỡng cho bé, chế biến món ăn phù hợp, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh cho bé theo đợt để ngăn ngừa tình trạng chướng bụng, đầy hơi cũng như các triệu chứng rối loạn khác

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.