Hệ tiêu hóa của trẻ em chưa phát triển toàn diện. Vì thế bé rất hay gặp những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ,… khiến cha mẹ rất lo lắng. Vậy vấn đề bé đang gặp có nguy hiểm gì đối với sức khỏe hay không? Nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa hay gặp ở trẻ như thế nào? Hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Trẻ hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa nguyên nhân do đâu?
Hệ tiêu hóa giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nó có vai trò tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể và đào thải chất cặn bã ra ngoài môi trường.
Trẻ nhỏ là đối tượng hay bị ảnh hưởng bởi các bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng này bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
1. Đặc điểm đường ruột ở trẻ gia tăng nguy cơ mức các bệnh tiêu hóa
Ruột của trẻ dài hơn người lớn, nhưng thành ruột lại tương đối mỏng, giàu mạch máu, thẩm thấu tốt. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân có hại dễ dàng xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ và gây bệnh như vi khuẩn, virus, các loại độc tố,…gây ra các tình trạng tiêu chảy, phân sống, táo lỏng thất thường,… ở trẻ
2. Cho trẻ tập ăn dặm quá sớm gây tổn thương đường tiêu hóa
Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu ăn dặm là khi bé đủ 6 tháng tuổi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, chưa tiết đủ enzym tiêu hóa để có thể tiêu hóa thức ăn đặc, thô. Việc mẹ cho bé ăn dặm sớm có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, gây ra các vấn đề táo bón, tiêu chảy,…
Cho trẻ tập ăn dặm quá sớm gây tổn thương đường tiêu hóa
3. Lạm dụng kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột
Việc sử dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý, phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, không được tùy ý sử dụng. Cho trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài rất dễ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa
Trẻ hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa làm thế nào để cải thiện?
4. Chế độ ăn uống kém khoa học khiến hệ tiêu hóa kém phát triển
Chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu hụt một trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng; thực phẩm không đảm bảo an toàn, mất vệ sinh là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của bé kém phát triển, khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, dễ mắc các vấn đề rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân
Các bệnh về đường tiêu hoá hay gặp ở trẻ
1. Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa mà hầu hết trẻ em mắc phải
Tiêu chảy là một trong các bệnh về đường tiêu hóa hay gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây bệnh thường do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, ngộ độc thực phẩm, dị ứng sữa hay hội chứng kém dung nạp lactose,…
Trẻ bị tiêu chảy thường có các triệu chứng như: đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nhiều nước, mùi tanh, đau bụng, mất nước, buồn nôn, mệt mỏi, quấy khóc,… Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và trẻ có các biểu hiện như sốt cao, co giật,…
Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa mà hầu hết trẻ em mắc phải
Trong trường hợp này, cha mẹ cần sử dụng cho trẻ các loại thuốc cầm tiêu chảy, bù nước và điện giải bằng oresol, kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu tình trạng không cải thiện, ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ quan y tế để xử lý kịp thời.
2. Táo bón là tình trạng khá phổ biến trên đường tiêu hóa
Bên cạnh tiêu chảy thì trẻ bị táo bón cũng là vấn đề khiến các ông bố bà mẹ hết sức đau đầu. Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường (dưới 3 lần mỗi tuần), phân khô cứng, có thể dính máu trên bề mặt phân, trẻ đầy bụng, khó chịu, hậu môn đau rát mỗi khi đi tiêu,…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chế độ ăn của trẻ thiếu cân đối, thiếu hụt chất xơ khiến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn, trì trệ. Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn các thực phẩm lạ, khó tiêu, trẻ lười vận động, lạm dụng thuốc,… cũng là những nguyên nhân khiến cho tình trạng táo bón thêm trầm trọng
Táo bón là tình trạng khá phổ biến trên đường tiêu hóa
Để cải thiện tình trạng này, ba mẹ cần rèn luyện cho con những thói quen tốt như uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung rau củ quả tươi để bổ sung chất xơ tự nhiên cho cơ thể, khuyến khích bé tăng cường vận động mỗi ngày, bổ sung men vi sinh,… để tăng cường hoạt động của đường ruột, giúp tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn
3. Bệnh kiết lị do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Đây là bệnh gây ra bởi một số vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột như trực khuẩn Shigella, Amip,… Trẻ thường bị nhiễm bệnh do ăn phải thực phẩm ôi thiu, vệ sinh kém, cho đồ vật bẩn lên miệng ngậm hay chơi với chó mèo bị kiết lỵ,…
Trẻ thường có các dấu hiệu: đi đại tiện nhiều lần, phân ít nhưng có dính chất nhầy trắng đục và máu, đau quặn bụng, đôi khi kèm theo sốt cao và tiêu chảy. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.
Bệnh kiết lị do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ ở trẻ, cha mẹ phải đảm bảo nguyên tắc cho trẻ “ăn chín, uống sôi”, thực phẩm phải an toàn, chế biến phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ, cung cấp đủ chất.
Bên cạnh đó cần rèn luyện cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, giữ đồ chơi sạch sẽ,…
4. Bệnh tả là một trong những bệnh về đường tiêu hóa gây nguy hiểm
Bệnh tả ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn tả Vibrio Cholerae gây ra. Diễn biến bệnh rất nhanh, nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Trẻ nhiễm khuẩn tả có thể từ nhiều nguồn khác nhau như ăn phải thức ăn, nước uống chứa vi khuẩn tả, trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay sử dụng kháng sinh dài ngày,…
Bệnh tả là một trong những bệnh về đường tiêu hóa gây nguy hiểm
Khi mắc bệnh tả, trẻ có các triệu chứng: bụng đau râm ran, nôn mửa, sốt nhẹ, phân lỏng, lợn cợn, mùi tanh, người gai rét, da khô, mắt lờ đờ,… Khi bệnh chuyển biến nặng, trẻ có thể sốt cao, co giật, thậm chí hôn mê
Để ngăn ngừa bệnh tả, cha mẹ cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi, hướng dẫn trẻ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh xa các nguồn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh, vệ sinh nhà cửa, đồ đạc thường xuyên.
5. Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản do đường tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện
Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (hội chứng GERD) ở trẻ em là tình trạng thức ăn ở dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản. Nguyên nhân của tình trạng này là do dạ dày của bé phát triển chưa hoàn thiện, cơ thắt thực quản hoạt động chưa hiệu quả.
Bé hay nằm để ăn làm thời gian thức ăn lưu ở dạ dày tăng lên, cùng với đó thức ăn của trẻ thường ở dạng lỏng lên dễ trào ngược
Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản do đường tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện
Trẻ thường có các triệu chứng như: ói sữa qua miệng và mũi, hay nôn trớ, quấy khóc, biếng ăn, suy dinh dưỡng, đêm ngủ không ngon, hay ợ hơi, ợ nóng, khò khè, thở tím tái, dễ gây ra biến chứng trên đường hô hấp
Để ngăn ngừa hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa trong ngày, cho bé ngồi trong và sau khi ăn khoảng 20-30 phút, hạn chế các loại thực phẩm gây kích thích tiêu hóa như đồ uống có gas, bạc hà, đồ chiên rán, socola,…, cho trẻ mặc quần áo rộng thoải mái, tránh tạo sức ép lên dạ dày
Trẻ hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa làm thế nào để cải thiện?
1. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý bảo vệ sức khỏe đường ruột
Chế độ ăn của bé phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất chính đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện. Cần chú trọng bổ sung chất xơ và các khoáng chất thiết yếu để kích thích tiêu hóa, giúp bé ăn uống ngon miệng hơn
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý bảo vệ sức khỏe đường ruột
Trẻ nhỏ thường rất lười ăn rau, do đó cơ thể thường thiếu hụt chất xơ và dễ dẫn đến táo bón. Các bậc phụ huynh có thể cải thiện tình trạng này bằng cách chế biến các loại rau hợp khẩu vị của bé, cho bé ăn các loại rau mà bé thích và sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung chất xơ để duy trì chức năng đường ruột
Ngoài ra, cha mẹ cần rèn luyện cho con uống đủ nước mỗi ngày, giúp cho chất dinh dưỡng dễ dàng di chuyển tới các mô, cơ quan để chuyển hóa năng lượng, đồng thời giúp cho các hoạt động tiêu hóa trong cơ thể diễn ra trơn tru
2. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa
Thể tích dạ dày của bé nhỏ, không chứa được nhiều thức ăn nên bé sẽ cảm thấy nhanh no. Bên cạnh 3 bữa chính, mẹ có thể bổ sung thêm cho con các bữa phụ, vừa đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, vừa không phải ép con ăn quá nhiều.
Bên cạnh đó, việc chia nhiều bữa trong ngày tránh tình trạng hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải, đồng thời lại tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa
3. Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp dễ gây rối loạn tiêu hóa
Đồ ăn nhanh như hamburger, khoai tây chiên, xúc xích,… thường sử dụng dầu chiên lại nhiều lần, rất có hại cho sức khỏe, gia tăng nguy cơ ung thư
Thực phẩm đóng hộp lại chứa chất phụ gia, chất bảo quản, chất béo bão hòa dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, nên hạn chế cho trẻ ăn
4. Tăng cường vận động cho trẻ kích thích tiêu hóa
Việc vận động mỗi ngày giúp trẻ luôn cảm thấy khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Vận động nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột dễ dàng hơn, tăng cường hoạt động tiêu hóa
Tăng cường vận động cho trẻ kích thích tiêu hóa
5. Sử dụng các sản phẩm tăng cường sức khỏe đường ruột
Các sản phẩm như men vi sinh, men tiêu hóa,… góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa của cơ thể, bảo vệ sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa khả năng mắc các vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa,…
Men tiêu hóa Amano EnzymGold hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ
Men tiêu hóa Amano Enzym Gold có xuất xứ từ Nhật Bản là một trong những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa ở trẻ hiệu quả. Dù mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam trong thời gian ngắn, sản phẩm đã được các bà mẹ tin tưởng và lựa chọn sử dụng cho bé yêu của mình.
So với các sản phẩm cùng loại, Amano Enzym Gold sở hữu các ưu điểm nổi bật như:
- Các enzym tiêu hóa có tác dụng tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vấn đề đường ruột hay gặp ở trẻ nhỏ
- Các bào tử lợi khuẩn giúp tăng cường nhanh chóng số lượng lợi khuẩn đường ruột, duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ đường ruột luôn trong trạng tháí khỏe mạnh, đẩy lùi hoạt động của hại khuẩn. Đồng thời, lợi khuẩn còn kích thích cơ thể sản xuất kháng thể, tăng cường sức đề kháng cho trẻ
- Cùng với các lợi khuẩn, Immunecanmix có tác dụng khởi động các cơ chế sinh miễn dịch cho cơ thể, tạo thành lớp áo giáp vô hình bao bọc, bảo vệ cơ thể trước các yếu tố nguy cơ, giảm khả năng mắc bệnh. Immunecanmix là nguồn nguyên liệu mới, hứa hẹn sẽ tạo ra những bước phát triển đột phá trong ngành công nghiệp dược phẩm
- Các vitamin và khoáng chất thiết yếu có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu của cơ thể, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, tăng cần đều, phát triển khỏe mạnh
Men tiêu hóa Amano Enzym Gold được sử dụng trong các trường hợp:
- Trẻ hay mắc các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, loạn khuẩn đường ruột, đầy bụng, khó tiêu,…
- Trẻ biếng ăn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, hấp thu kém, sức đề kháng suy giảm
- Người lớn ăn uống không ngon miệng, suy nhược cơ thể. mới ốm dậy
Men tiêu hóa Amano EnzymGold hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa