Ngày nay có rất nhiều trẻ bị biếng ăn. Trong đó biếng ăn tâm lý khá thường gặp và rất phổ biến,nó không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng tạm thời của bé. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết nên thường ép con ăn nhiều làm tình trạng biếng ăn của con trở nên nghiêm trọng hơn
Contents
1.Biếng ăn tâm lý là gì?
Biếng ăn tâm lý có thể hiểu là một dạng rối loạn về ăn uống, thường tự giới hạn lượng thức ăn nên dễ bị gầy một cách nguy hiểm đặc biệt là ở trẻ em.
Biểu hiện của biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
Biếng ăn tâm lý ảnh hưởng đến cả tinh thần lẫn thể chất có thể là do các yếu tố ảnh hưởng đến không tốt đến tâm lý của trẻ. Giai đoạn đầu trẻ ăn ít, nhưng sau đó dần dần trở thành thói quen mà mất kiểm soát trẻ cứ ăn ít đều như vậy. Nếu để lâu sẽ dẫn đến thiếu ăn và những vấn đề về sức khoẻ như loãng xương, tổn thương thận và bệnh tim. Như vậy nếu mẹ biết sớm các vấn đề biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng.
2.Nguyên nhân trẻ biếng ăn tâm lý
Nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến là do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Khi trẻ có một cảm giác bị ép buộc vào một khuẩn khổ nào đó hay làm điều mình không thích không muốn thì sẽ gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý. Ví dụ như khi phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, hay kể cả việc ép trẻ ăn quá cả khẩu phần ăn của mình, không khí bữa ăn căng thẳng, cho thuốc vào thức ăn, vào sữa….
Biếng ăn tâm lý cũng có thể do trẻ bị thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt như thời gian ăn của trẻ bị muộn hơn so với bình thường hay trẻ được gửi đến nhà trẻ làm thay đổi môi trường sinh hoạt mà trẻ lại chậm thích nghi.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn tâm lý
3.Biểu hiện của biếng ăn tâm lý
– Trẻ lấy tay che miệng hay ngậm miệng lại khi thấy thức ăn đến
– Trẻ hay quay mặt đi khi mẹ đút thức ăn vào miệng cho bé
– Trẻ thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng không nhai cũng không nuốt và sẽ khóc nếu bị mẹ ép
– Trẻ từ chối ăn bằng cách khóc hay gào thét khi thấy thức ăn làm mẹ không cho ăn được hay có biểu hiện lè thức ăn ra khi mẹ ép đút vào miệng
– Bữa ăn của trẻ kéo dài hơn 30p/bữa
– Trẻ không ăn hết khẩu phần ăn theo bữa hày ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn theo tuổi
Nắm được những biểu hiện trên mẹ nên và cần có những giải pháp để khắc phục càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Biểu hiện biếng ăn tâm lý ở trẻ
Xem thêm NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN SINH LÝ LÀ GÌ? TRẺ BIẾNG ĂN SINH LÝ GIAI ĐOẠN NÀO?
4.Vậy mẹ cần làm gì để cải thiện biếng ăn sinh lý ở trẻ?
“Biếng ăn do tâm lý thì phải khắc phục từ các yếu tố tâm lý”.Từ các nguyên nhân ở trên mẹ nên áp dụng những điều sau:
– Không nên ép trẻ ăn: Nhiều mẹ Việt thường có thói quen là ép con ăn, đặc biệt khi thấy con có dấu hiệu nhỏ con hơn so với bạn bè cùng trang lứa thì càng ép con ăn nhiều hơn nữa nó khiến bữa ăn của mẹ và trẻ giống như cuộc chiến và tình trạng sợ ăn của trẻ ngày càng cao hơn. Chưa kể đến là khi ép trẻ ăn mà nó không muốn ăn, trẻ vừa khóc vừa ăn có thể dẫn tới sặc cháo, thức ăn, cơm rất nguy hiểm như tắc đường thở chẳng hạn.
– Cho trẻ ăn theo nhu cầu tức là thay vì ép trẻ ăn thì khi trẻ muốn ăn mẹ cho ăn và dừng cho ăn khi trẻ không muốn nữa như thế bé cũng không bị cảm thấy sợ khi đến bữa ăn đều bị mẹ ép ăn. Nếu lượng ăn mỗi bữa chưa đủ thì mẹ có thể cho trẻ ăn từng bữa nhỏ để vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cả ngày cho trẻ.
– Thay đổi thực đơn liên tục cho trẻ nhưng cũng luôn chú ý cân bằng lượng dinh dưỡng hằng ngày: Không chỉ riêng trẻ, ngay cả người lớn nếu ăn mãi một món ăn chắc chắn sẽ cảm thấy chán. Trong khi đó, vị giác của trẻ rất nhạy cảm, trẻ sẽ không chịu ăn một món trong thời gian dài và dẫn tới mất cảm giác thèm ăn. Do đó, mẹ liên tục thay đổi món mới cho trẻ ăn để kích thích vị giác của con.
Xem thêm Giải pháp khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
– Cho trẻ ăn cùng cả nhà: Với những bé biếng ăn tâm lý, khi ăn cùng cả nhà sẽ thay đổi không khí và tâm trạng của bé, bé sẽ cảm thấy vui hơn hay nhìn thấy mọi người ăn bé cũng muốn ăn nhiều ăn thay vì cho bé ăn riêng trước như thói quen của nhiều mẹ Việt ngày.
–Với những bé đã cho đi gửi nhà trẻ thì cần phải chuyển tiếp môi trường một cách từ từ: mẹ hãy giúp bé làm giảm sự đột ngột trong việc thay đổi môi trường. Thời gian đầu khi mẹ cho bé đến lớp, mẹ có thể để bé ở lớp 2 – 3 tiếng rồi đón bé về, sau đó lại đưa bé đến ăn trưa với các bạn, rồi dần dần khi bé đã quen cô, quen bạn hơn, bớt đi những lo lắng trong tâm lý của bé thì mẹ có thể để bé ở lại cả ngày.
– Cải thiện hệ tiêu hóa và bổ sung dưỡng chất để bé thích ăn hơn: Biếng ăn tâm lý sẽ thường dẫn đến quá trình làm giảm tiết các enzym tiêu hóa. Nếu bé quá lo lắng mà không thể ăn được thì mẹ hãy cho con sử dụng các sản phẩm có chứa các men Enzym để hỗ trợ, kích thích hệ tiêu hóa của bé tốt hơn.
– Ngoài ra khi cho bé ăn mẹ cũng cần chú ý: không nên trộn thuốc với thức ăn cho trẻ hay không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính để giúp bé ăn được nhiều thức ăn hơn.
– Không kéo dài thời gian ăn. Đặc biệt nên nói chuyện vui vẻ với bé trong bữa ăn để tạo không khí thoải mái giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Thực đơn ăn cho trẻ biếng ăn tâm lý
Nuôi con chưa bao giờ là việc dễ dàng, với những bé biếng ăn trong thời gian dài, mẹ cần kiên trì để thay đổi thói quen ăn uống của trẻ và giúp trẻ ăn ngon hơn.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa